Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

CHDCND Triều Tiên tuyên bố các tin đồn về các cuộc cải cách là “những mộng tưởng ngu ngốc”

30.07.2012, 13:13:36

Ким Чен Ын. Фото Reuters

Kim Jong Un. Photo Reuters

CHDCND Triều Tiên tuyên bố các tin đồn về các cuộc cải cách là “những mộng tưởng ngu ngốc

КНДР объявила слухи о реформах "глупыми мечтами"

.

Nguồn: Lenta.ru

Kichbu posted on 30.07.2012

.

Một quan chức Bắc Triều Tiên đã gọi những tin đồn thổi về các cuộc cải cách chính trị và kinh tế sắp diễn ra trong nước là “nhưng mộng tưởng ngu ngốc”, BBC News đưa tin. Đại diện của Ủy ban thống nhất hòa bình Triều Tiên trả lời phỏng vấn Hãng thống tấn quốc gia trung ương hôm chủ nhật đã gọi thông tin phát tán rộng rãi cách đây không lâu về điều rằng ban lãnh đạo dường như chuẩn bị tiến hành các cuộc cải cách chính trị và kinh tế mạnh mẽ là “vô lý”.

.

Quan chức này nói rằng tân lãnh đạo Kim Jong Un có ý định phát triển tổ hợp công nghiệp quân sự và xây dựng chủ nghĩa xã hội như bố ông đã từng làm điều này trước đây. “Kỳ vọng rằng CHDCND Triều Tiên sẽ tiến hành các cuộc cải cách – đó là những mộng tưởng ngu ngốc, mơ về điều nàygiống như mong muốn nhìn thấy mặt trời mọc phía tây”, - ông bổ sung thêm.

.

Vào cuối tháng bảy đã xuất hiện thông tin chưa được kiểm chứng rằng ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị tiến hành các cuộc cải cách kinh tế và nông nghiệp, cũng như chuyển giao quyền quản lý kinh tế hiện do giới quân sự thực hiện cho chính phủ dân sự. Những thông tin này xuất hiện ngay sau khi tổng tham mưu trưởng quân đội Bắc Triều Tiên Ri Yong-ho bất ngờ bị bải chức. Phó nguyên soái, người từng giữ quan điểm cự kỳ thù địch liên quan đến các cuộc cải cách, đã bị truất một số chức vụ chính trị quan trọng trong ban lãnh đạo đất nước.

.

Cũng tồn tại những biểu hiện gián tiếp khác cho thấy Bắc Triều Tiên có thể trở nên cởi mở hơn.

.

Kim Jong Un trở thành nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên sau khi bố ông Kim Jong-il qua đời vào tháng Mười hai năm 2011. Tân lãnh đạo, ước chừng, 30 tuổi. Được biết rằng ông đã học phương Tây. Liên quan đến vấn đ này, một số chuyên gia lập luận rằng ông có xu hướng tiến hành các cuộc cải cách trong nước. Trong suốt hàng chục năm gần đây nền kinh tế Bắc Triều Tiên đang lâm vào khủng hoảng sâu sắc, nhân dân nghèo đói, và thực tế, đất nước sống nhờ viện trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc.

.

Ким Чен Ын. Фото Reuters

 

Các đường dẫn theo đề tài
-
North Korea dismisses South's talk of reform - The BBC News, 29.07.2012
-
North Korea labels reform talks a 'daydream' - "
Аль-Джазира", 30.07.2012
-
Отстранение вице-маршала положило начало экономическим реформам в КНДР – Lenta.ru, 20.07.2012

 

--> Read more..

Cam Ranh như trước đây không phải của chúng ta

Cam Ranh như trước đây không phải của chúng ta

Камрань по-прежнему не наша

GENNADI SAVCHENKO

Nguồn: newsland.ru

Kichbu posted on 30.07.2012

Новость на Newsland: Камрань по-прежнему не наша

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nói rằng đất nước của ông sẽ không chuyển nhượng căn cứ Cam Ranh trước của Liên Xô cho Nga. Tuy nhiên, có thể, sẽ cho phép thành lập ở đó cơ sở dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho hải quân. Trong khi đó, theo ý kiến của các chuyên gia, Nga  chỉ cần căn cứ trên lãnh thổ Việt Nam, và  trong tình hình hiện nay là vô nghĩa đối với nó.

Tổng tư lệnh Hải quân phó đô đốc Victor Chirkov cho hiểu rằng đất nước của chúng ta có thể lấy lại cho mình căn cứ ở Cam Ranh mà thời gian thuê nó đã hết hiệu lực từ năm 2001. “Chúng ta sẽ tiếp tục thương lượng xây dựng cơ sở hậu cần kỹ thuật cho hải quân ở ngoài biên giới LB Nga”, - ông nói và chỉ ra Cuba, Việt Nam và quốc  đảo Seishels trong số các căn cứ quân sự trong tương lai.

Chủ tịch Việt Nam hiện đang ở thăm Nga đã phản ứng trước những lời phát biểu của ngài Chirkov. “Chúng tôi sẽ tạo các ưu tiên cho Nga ở Cam Ranh, trong đó nhằm mục đích phát triển hợp tác quân sự, - ông nói tại đài phát thanh “Tiếng nói Nga”. – Sau khi Nga chấm dứt sự hiện diện quân sự của mình tại đó, Việt Nam đã hoàn toàn quản lý Cam Ranh. Một phần được sử dụng vào các mục đích kỹ thuật quân sự, phần khác – nhằm mục đích phát triển kinh tế đất nước. Chúng tôi trong bất kỳ trường hợp nào có không ý định hợp tác với bất kỳ nước nào trong số các nước với mục đích sự dụng cảng Cam Ranh vào mục đích quân sự”. Như vậy, câu trả lời của nhà lãnh đạo Việt Nam tương đối không rõ ràng. Tuy nhiên thấy rõ rằng những từ “các ưu tiên nhằm mục đích phát triển hợp tác quân sự” không đồng nhất với cụm từ “xây dựng căn cứ quân sự”. Cùng với điều đó, chủ tịch Việt Nam cho hiểu cùng nghĩa, rằng Cam Ranh sẽ không chuyển giao cho “phía thứ ba”. Trên báo chí phương Tây viết rằng ở đây có thể bố trí các tàu chiến của Hải quân LB Nga. Việt Nam cảm thấy kẻ thù trước kia này ít nguy hiểm hơn đối thủ địa chính trị hiện nay - Trung Quốc.

“Dĩ nhiên, căn cứ Cam Ranh có thể rất cần đối với hải quân của chúng ta, - phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Alexander Khramchikhin nói với “Viện nghiên cứu”. – Vấn đề ở chỗ là các kế hoạch triển khai căn cứ quân sự ở đó giống mong muốn thiện ý nhiều hơn. Nó đơn giản có thể quá sức của chúng ta. Dù sao hải quân Nga hiện đang ở trong tình trạng rất tồi tệ”. Nhưng, theo ý kiến của ông, việc Việt Nam không mong muốn  nhường căn cứ  Cam Ranh cho ai đó có thể cho thấy không hẳn chỉ về sự không tin tưởng vào sức mạnh của hải quân Nga, mà chủ yếu về niềm tin vào các lực lượng của bản thân. Nước này với tham vọng vai trò thống lĩnh khu vực chuẩn bị dựa vào đó.

 newizv.ru

--> Read more..

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Vì sao Trung Quốc 'ngang nhiên' ở Biển Đông?

Vì sao Trung Quốc 'ngang nhiên' ở Biển Đông?

 

Nguồn: vietnamnet.vn

Kichbu posted on 30.07.2012

 

Những diễn biến gần đây ở khu vực tranh chấp Biển Đông cho thấy Trung Quốc đang theo đuổi một “chuỗi phản ứng quyết liệt” trong cách tiếp cận ở vùng biển này.

- TQ bổ nhiệm chỉ huy đơn vị đồn trú ở 'Tam Sa'
- TQ dùng chiến lược 'nghìn vết cắt' ở Biển Đông
- “Trung Quốc càng ngày càng thích khoe cơ bắp”

Tác giả bài viết, Stephanie Kleine-Ahlbrandt, là giám đốc dự án Đông Bắc Á của Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế.

Bắc Kinh đã phản ứng quyết liệt trong một phép thử diễn ra ở bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines từ đầu tháng 4. Nhân việc Philippines dùng tàu chiến trong vụ việc liên quan tới tàu cá, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội để khẳng định chủ quyền của họ với bãi cạn bằng cách triển khai các tàu thực thi pháp luật phi quân sự và cho phép chúng neo đậu lâu dài trong khu vực. 

Bắc Kinh không ngại ngần dùng áp lực kinh tế với Manila khi thắt chặt quy định nhập khẩu hoa quả nhiệt đới, gây tổn thất khoảng 34 triệu USD cho Philippines.

Bắc Kinh cũng công bố hàng loạt quy định hàng hải mới bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Khi những quy định ấy còn chưa ráo mực, Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” nhằm thiết lập phạm vi quản lý với một khu vực rộng lớn kể cả những nơi tranh chấp với Việt Nam và Philippines. Đầu tuần này, Bắc Kinh còn cho phép bộ Tư lệnh quân sự Quảng Châu thành lập một đơn vị đồn trú ở “Tam Sa”. 

Cũng là một phần của hàng loạt hành động gây hấn, cuối tháng 6, Bắc Kinh quyết định cho phép một trong những tập đoàn dầu khí nhà nước, CNOOC, mời các công ty năng lượng nước ngoài bỏ thầu những dự án cùng thăm dò ở nhiều phần trên Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Khi Trung Quốc ngày càng lấn lướt trong cuộc chơi, người ta hy vọng các nước ASEAN sẽ thống nhất quan điểm về vấn đề tranh chấp. Nhưng sự thật thì ngược lại. Tại cuộc gặp các ngoại trưởng khu vực diễn ra đầu tháng ở Phnom Penh, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội làm yếu đi sự đoàn kết của tổ chức này. Họ dùng ảnh hưởng khiến Campuchia, chủ tịch luân phiên ASEAN, ngăn chặn cuộc thảo luận thực sự có ý nghĩa về tranh chấp ở Biển Đông, thậm chí khiến lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, ASEAN không ra được tuyên bố chung.

Ngay khi cuộc gặp ở Phnom Penh kết thúc đáng thất vọng, thì hàng loạt báo chí đã đưa tin về việc một tàu khu trục hải quân Trung Quốc mắc cạn gần bãi Trăng Khuyết - chỉ cách đảo chính Palawan của Philippines 110km. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, con tàu chỉ thực hiện nhiệm vụ tuần tra thông thường mặc dù nơi mà nó mắc cạn hoàn toàn nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Tàu khu trục này có khả năng là một phần các chuyến tuần tra theo như mô tả của người phát ngôn quân đội Trung Quốc là “sẵn sàng chiến đấu” ở Biển Đông.

Điều tàu quân sự tới vùng nước tranh chấp cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc đã thay đổi từ việc sử dụng tàu thực thi pháp luật để phản ứng với những sự cố gần đây kiểu như ở bãi cạn Scarborough. 

Cách tiếp cận trắng trợn hơn của Trung Quốc có thể được giải thích một phần bằng thực tế là, họ không hài lòng với những gì thu được từ sự thay đổi chiến thuật năm 2011 - đặt trọng tâm hơn vào ngoại giao biển tiếp theo những hành động quả quyết. 

Chính trị trong nước cũng góp phần vào thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó, khi công chúng hoang mang vì bê bối Bạc Hy Lai, thì sự cố ở bãi cạn Scarborough cung cấp cơ hội tiện lợi nhằm tạo ra sự phân tâm, đánh lạc hướng dư luận. Còn giờ đây, Trung Quốc một lần nữa không ngại ngần “khoe cơ bắp” trên biển, một phần cũng bởi thời gian chuyển giao lãnh đạo đã tới rất gần.

Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc nên cẩn thận vì những gì họ mong muốn. Một cách tiếp cận cứng rắn có thể dễ phản tác dụng. Nó khiến các nước trong khu vực lo ngại và tìm mọi cách “rào giậu” phòng thủ, tự bảo vệ trước một hàng xóm lớn hung hăng. Hơn thế nữa, các tranh chấp lãnh thổ thường đánh thẳng vào cảm giác chủ nghĩa dân tộc - công chúng nổi giận có thể gây áp lực với chính phủ trong những quyết định ngoại giao. Chính phủ Trung Quốc có thể tự mình mắc kẹt ở vị trí giữa sức ép khu vực, quốc tế và gánh nặng chủ nghĩa dân tộc trong nước. 

Thái An (theo CNN)

 

---

Xem:

Điểm tin Thứ Hai, 30.07.2012 tại basam

 

 

--> Read more..

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Ghi chép của cựu điệp viên nước ngoài

Ghi chép của cựu điệp viên nước ngoài

Записки бывшего иностранного агента



Аlexei VINOGRADOV
Nguồn: newsland.ru
Kichbu posted on 29.07.2012


Новость на Newsland: Записки бывшего иностранного агента

Trước mặt các đồng chí của mình và các ngài tôi trịnh trọng thú tội, rằng vào năm 1991 tôi đã vi phạm lời thề người lính  và với vũ khí trong tay đã không bảo vệ đất nước Liên Xô, mà chính tôi đã thề bảo vệ nó đến giọt máu cuối cùng.
Cùng với tôi hàng triệu công dân đồng hương của tôi đã vi phạm lời thề và cũng trở thành những kẻ phản bội và điều này không thanh minh cho tôi - tôi chỉ chịu trách nhiệm với chính mình.
Tôi chưa bao giờ vào đảng cộng sản, và tôi hiểu rất tuyệt vời rằng chúng ta từ nay đã phản bội không phải một đất nước lý tưởng, nhưng ai mà biết được lúc bấy giờ rằng chúng tôi sẽ nhận được một đất nước còn khốn nạn hơn.
Vào năm 2002 tôi tình cờ trở thành nhà báo, thoạt đầu của một tờ báo Mỹ, sau đó là Canada, vâng, mà không phải vì tôi muốn điều đó - đơn giản là tôi đã viết xong một cuốn sách chống thống đốc đương nhiệm, ở tỉnh mà tôi sống lúc bấy giờ, và điều này thật nguy hiểm.
Vào tháng Tám năm 2008 tôi bỏ việc ở tờ bào phương Tây vì chiến tranh ở Gruzia, bởi vì tôi hoàn toàn không muốn đứng vào bất kỳ phe nào tham chiến.
Vào những năm 2000-11 (thường xuyên - mỗi năm một lần), như thông lệ ở chúng tôi với các nhà báo, ở Nga họ đã làm hỏng cái tay phải của tôi và vân vân, và những kẻ có tội vẫn trở thành vô tội.
Vào năm 2012 người ta phê chuẩn đạo luật rằng nếu tôi bây giờ nối lại công việc ở tờ báo của Canada, thì tự nhiên tôi sẽ trở thành điệp viên nước ngoài ngay khi nhận tháng lương đầu tiên.
Thật kỳ cục là  những đại diện của chính quyền Nga mà những người này xét về chức vụ cao của mình còn có lội hơn tôi trong việc phản bội Liên Xô đất nước của mình, hôm nay muốn gọi chính tôi là điệp viên nước ngoài, mặc dù chính họ còn giống những điệp viên này hơn tôi rất nhiều.
Và nếu tôi, bỗng nhiên, tự giận mình và bỗng nhiên muốn gột rữa nỗi nhục nhã của mình bằng máu. Hôm nay chính quyền mà trao cho tôi khẩu súng Kalashnikova (súng tiểu liên AK - Kichbu), hộ chiếu Liên Xô và toàn văn lời thề người lính. Ôi, sẽ không trao. Có lẽ (cũng như hàng triệu người đồng hương của tôi, những người muốn quay lại Liên Xô), chúng tôi bây giờ là những tù binh của họ và chúng tôi hiểu rằng với tất cả những khiếm khuyết, đất nước Liên Xô còn tốt hơn những gì chúng ta có bây giờ.
Ở chúng ta, như mọi khi, không có sự lựa chọn, như từ trong hai điều ác chọn điều ác ít tồi tệ nhất.
Ở chúng ta, dù không đáng sợ thế nào, không có nền chuyên chính.  Thậm chí hiện thời có thể gọi điều này là nền chuyên chính nhẹ nhàng rất khó, bởi vì rằng cho dù nó có thể mang lại một trật tự nào đó.
Ở Nga bây giờ không có chế độ chính trị - không dân chủ, không độc tài, không là cái gì cả.
Ở Nga bây giờ không có cả chế độ kinh tế và định hướng - đó không phải là chủ nghĩa tư bản, đó không phải thời kỳ quá độ, đó không phải là chủ nghĩa xã hội - ở trong nước chúng ta không biết làm điều gì cả, mà từ lâu chỉ họp hành trên những lời nói.
Ở Nga bây giờ không có chế độ chính trị - tập đoàn phi chính trị của bộ máy quan chức của tất cả các cấp  đang nâng đỡ chính quyền trong nước. Thế lực này không có lợi ích gì khi áp dụng chế độ chuyên chính, bởi vì  bản thân nó sẽ sụp đổ dưới nền chuyên chính, chính quyền và những kẻ thực thi đã hiểu điều này.
Nước Nga bận rộn công việc - Nga tự ăn cắp chính mình, và không chỉ bản thân chính quyền làm điều này (ở chính quyền có nhiều điều kiện hơn) - mỗi người trên cương vị của mình đang lo kiếm chác, nhưng đó không phải là làm giàu phi tư bản chủ nghĩa (hợp pháp) - đó là sự vơ vét đất nước trái luật pháp, và không một đạo luật hiện hành nào hành chức, được thực thi, có thể giúp được. Luật pháp được thực hiện chỉ trong bộ phận mà ở đó nó có lợi cho những người thực thi pháp luật.
Đất nước cần các cuộc bầu cử trung thực để làm gì khi dù sao cũng chẳng có ai để mà bầu.
Ở Nga, dĩ nhiên, có những người trung thực, và họ không ăn cắp bởi vì cuộc sống còn không dạy cho họ điều này, hoặc họ bị lôi kéo, chí ít điều này còn có thể tha thứ được. Cần tự hào với những người trung thực này, nhưng đồng thời cũng thương thay cho họ - trong đất nước của chúng ta sống trung thực rất khó, những người trung thực ở đất nước của chúng ta không sống được. Những người như vậy không được nhân lên ở đất nước của chúng ta, mà ngược lại họ đang chết dần mòn.
Ở Nga đồng ruble còn ngự trị mạnh hơn đồng dollar ở Hoa Kỳ.
Xét theo sự đa dạng của các cuộc chống đối, ở Nga nền dân chủ đang bừng tỉnh. Nó đã chưa bừng tỉnh vào khi nó còn chưa bị cấm đoán. Nó bắt đầu thể hiện khi người ta bắt đầu cấm đoán nó.
Tiện thể nói thêm, trong trường hợp một nền chuyên chính đích thực ở Nga - người ta chuyển đi nơi khác những người như tôi, và trong trường hợp thắng lợi của cách mạng - những người như tôi, đơn giản sẽ bị tàn sát hết. Và thế là tôi còn ít thời gian để xác định nên theo ai hay bỏ trốn. Bây giờ tôi đơn giản là mẫu mực của người thất nghiệp chính trị, những thế lực cực nọ và kia xem tôi là kẻ thù chính trị, nhưng thế còn tốt hơn là ở Nga một cái gì đó lại chiến thắng.
Công cuộc cải tổ (perestroika) ở Liên Xô đã diễn ra thành công - tất cả đã được cải tổ, nhưng quốc gia sụp đổ và chẳng có gì mà chống đỡ. Còn lại, sổ toẹt và quay trở lại, hoặc sổ toẹt và xây dựng đất nước dân chủ, nhưng toàn bộ đất nước đang tồn tại hai mươi năm nay và dậm chân tại chỗ.
Tất cả bị nhổ bẩn.
Quay lại Liên Xô, hỡi ôi, không có vé khứ hồi. Tiến lên dân chủ - nhìn chung không có vé, vâng, không thể xây dựng nền dân chủ ở trong nước khi những cái đầu óc của nhân dân đầy rơm rạ của một đế quốc Liên Xô không tồn tại. Tiến lên chủ nghĩa tư bản cũng không ai cho phép chúng ta khi chúng ta còn chưa học được cách làm việc. Nền chuyên chính ở chúng ta cũng không xây dựng - sẽ sụp đổ, ở chúng ta tất cả đang sụp đổ.
Chúng ta không thể nói một cách trung thực với toàn thế giới còn lại, chúng ta là một nước nghèo, chúng ta từ lâu không còn là đế quốc, chúng ta khoe khoang vũ khí chỉ để cho dù bằng lời nói ném cho những cái gì còn sót lại của tâm lý đế quốc trong những đầu óc của các công dân của chúng ta.
Chúng ta thực tế đi lên bằng con đường nào đó của mình, nhưng không đi, bởi vì rằng ở chúng ta, cũng như ở Malchish Kibalchish, có, Bí mật Chiến tranh Vĩ đại. Vâng đó là bí mật. Trong đầu của hàng triệu người - hàng triệu con đường khác nhau, nhưng ở chúng ta không có con đường chung đặc biệt nào, chúng ta muốn  trở nên tốt hơn tất cả, bằng điều gì đó đặc biệt, quan trọng và đáng kể, và vẫn còn con đường ngay cả khi không có gì khác nữa. Sự kiêu hãnh của chúng ta, không phải từ niềm tự hào, ở chúng ta hoàn toàn không còn gì ngoài cái sự kiêu hãnh này. Có lẽ, chúng ta cũng đã không nghỉ lấy sức bởi vì rằng chúng ta tự hào rằng chúng ta đang nghỉ ngơi ở chính trong đất nước của chúng ta.
Chúng ta chưa bao giờ đi chệch con đường riêng của mình, bởi vì rằng sẽ không bao giờ đi theo con đường đó, và sẽ copy cả của phương Tây, cả của phương Đông, và tự nhận vơ là của mình.
Úi chà, thưa cộng đồng quốc tế, các vị thử hình dung, chúng tôi còn cần bao nhiêu thời gian nữa để làm nghèo đến tận cùng và bắt đầu làm lại tất cả từ đầu. Và khi chúng ta bán hết sạch sành sanh dầu mỏ và khí đốt, và chúng ta sẽ có con gà rán to đùng, nó nhằm mổ vào đâu tùy thích, và khi các vị sẽ còn kinh ngạc chúng tôi biết làm việc như thế nào khi thực tế chẳng còn gì nữa để mà tống vào bụng.
Đất nước của chúng ta điên loạn, chính quyền của chúng ta điên loạn, phe đối lập của chúng ta điên loạn, dân tộc của chúng ta đói nghèo - dưới chân chúng ta gần 2000 đầu đạn hạt nhân, và chúng ta đang làm lung lay đất nước như cái đu, và sau đó còn ta thán rằng thế giới dựng nên hệ thống phòng thủ tên lửa chống chúng ta. Mà nó phòng thủ không chống Nga, mà chống sự hỗn loạn có thể ở một nước Nga hạt nhân.
Đó là tất cả, tôi xin thôi làm điệp viên nước ngoài - cái cửa đâu rồi, hãy cùng nhau đóng lại.
Rầm!
-----
--> Read more..

Nên công bố rộng rãi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”

Nên công bố rộng rãi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”

 

 

Nguồn: daidoanket.vn

Kichbu posted on 29.07.2012

 

 

 

"Nếu nói rằng bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa là chưa đầy đủ. Phải nói như thế này mới chuẩn xác: Bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc chỉ xác nhận chủ quyền tới cực Nam là đảo Hải Nam”. Tiến sĩ (TS) Mai Hồng người vừa hiến tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tấm bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với Báo Đại Đoàn kết.

 

 

 

Tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ

 

Thưa ông, được biết ông đã lưu giữ tư liệu quan trọng này hơn 30 năm qua, nhưng sao cho đến nay mới quyết định trao tặng nó cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam?

 

TS Mai Hồng: Cách đây nhiều chục năm, khi còn công tác tại Viện Hán Nôm, tôi đã mua lại tấm bản đồ này từ một người chuyên thu mua sách cổ. Tấm bản đồ này trải ra rộng như một manh chiếu, được gấp vào như một quyển sách gồm 35 tờ A4, bìa cứng, đằng sau có dán vải bồi rất công phu và in màu bằng công nghệ của phương Tây. Biết đây là tư liệu quý nên ngay lập tức tôi đã cất giữ nó. Dẫu vậy, cũng có những lúc tôi quên mất là mình đang có nó. Chỉ đến khi những tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông diễn ra gay gắt thì tôi đã quyết định mang đến tặng cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, với mong muốn chúng ta có thêm nguồn sử liệu khẳng định việc Trung Quốc đòi Hoàng Sa và Trường Sa là vô căn cứ. Tôi nhận thấy tấm bản đồ này có thể trở thành một trong những tư liệu quý giá bậc nhất cho Việt Nam trong quá trình đàm phán với các nước về chủ quyền trên Biển Đông.

 

Thưa ông, tấm bản đồ mà ông vừa hiến tặng Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã được các chuyên gia sử học đánh giá là một bằng chứng rất quan trọng, góp phần chấm dứt những những tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông?

 

TS Mai Hồng: Phải khẳng định đây là tấm bản đồ không chỉ có giá trị về mặt khoa học lịch sử mà còn có giá trị pháp lý quan trọng. Nó là một công trình nghiêm túc, công phu, đồ sộ, trải qua một chiều dài lịch sử ngót nghét 2 thế kỷ do vua Khang Hy chỉ đạo biên soạn xây dựng.

 

Nó được khởi thảo từ năm 1708, năm Mậu Tý Khang Hi 47 (1708). Vua Khang Hi tuyển 3 giáo sĩ phương Tây giỏi nhất là Lợi Mã Đậu (Matteo Bicci), Thang Nhược Vọng (Joannes Adam Schall Von Bell.), Nam Hoài Nhân (Ferdinandus Verbiest) để làm một tấm Vạn lý thành đồ. Đến năm 1710, tấm bản đồ này hoàn thành. Vào năm 1711, vua lại sai các giáo sĩ đi tới khắp 13 tỉnh để đo đạc thực địa, đất đai. Từ đấy, trong gần 200 năm, các nhân sĩ Trung Hoa và phương Tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc, gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn thảo trước đây. Đến năm 1904, Sái Thượng Chất, Giám đốc một Đài Thiên văn ở Dư Sơn Sái Thượng lại được giao đọc duyệt tất những nguyên cảo bản đồ của các giáo sỹ trước đây. Và cũng trong năm 1904 NXB Thượng Hải chính thức xuất bản tấm bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều đình nhà Thanh với lời giới thiệu của chủ biên Sái Thượng Chất.

 

 

 

Tiến sĩ Mai Hồng                                                                       Ảnh: Quốc Anh

 

Vậy xin ông nói rõ hơn về nội dung của những văn tự Hán cổ được ghi trên tấm bản đồ đó mà ông đã dịch được?.

 

TS Mai Hồng: Tôi đã dịch toàn bộ những nội dung chữ Hán cổ trên đó. Có thể thấy ngay bản thân chữ "toàn đồ” (chứ không phải là "bản đồ”) đã khẳng định tất cả những gì được vẽ trong Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là chủ quyền của Trung Quốc, rằng đất đai của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa, Trường Sa. Sái Thượng Chất đã viết trong lời dẫn có đoạn rằng: "…Duy về cương vực của các thôn ấp quận huyện ở các tỉnh đã có thay đổi đôi chút, cho nên xem chỗ nào thiếu thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì đính chính sửa sang, làm bớt sai suyễn và làm sáng sủa hơn lên để khi nhìn vào đó thấy rõ ràng như nhìn vào lòng bàn tay, tại các cửa biển ở các miền diên hải đều phỏng họa các đường thủy tầu thuyền ra khơi vào cảng. Tự hỏi nếu mắc một lỗi thì sẽ lấy gì đề bù đắp đầy đủ cho cách nhìn của vạn con mắt? Nhưng nếu có tri thức tất sẽ nói được lời nói gồm chung thiện ý với mọi người.” Toàn văn lời giới thiệu bằng chữ Hán cổ khẳng định mục đích của người Trung Quốc khi khi họ làm tấm bản đồ này không phải để tranh chấp chủ quyền với các quốc gia khác, không có biểu hiện chiếm hữu các đảo mà chỉ là việc đại quát về địa dư.

 

Cùng với những lời giới thiệu ấy, trên tấm bản đồ này có hiển thị một phần lãnh thổ phía Bắc của Việt Nam với cái tên Việt Nam Đông Kinh cùng với vịnh Bắc Bộ dưới cái tên vịnh Đông Kinh. Như vậy, người Trung Quốc khẳng định vịnh Bắc Bộ là của Việt Nam.

 

Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng chúng ta vẫn còn rất nhiều những tấm bản đồ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa chưa được công bố rộng rãi. Vậy làm thế nào để phát huy được giá trị của Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ sau khi nó được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử, và những tư liệu quý tương tự đang còn đang tồn tại ở đâu đó?

 

TS Mai Hồng: Tôi thấy thế này, chúng ta đang đặt ra vấn đề sự cần thiết và tính thời đại của việc ban hành Luật Biển, vì thế không chỉ trưng bày Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mà Việt Nam cần phải công bố một cách rộng rãi, quy mô hơn nữa tấm bản đồ này cho đông đảo người dân trong nước và thế giới biết đến.

 

Tôi cũng đang trăn trở thế này, mấy ngày qua, báo chí đưa tin nhiều về tấm bản đồ này, đó cũng là một điều rất tốt, nhưng giá như cả Đài Truyền hình Việt Nam cũng vào cuộc, thậm chí là phải vào cuộc sớm nhất để phát lên sóng hình thì cơ hội để thế giới biết đến tấm bản đồ này sẽ nhiều hơn.

 

Như đã khẳng định, Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là một công trình nghiêm túc, đầy đủ tính pháp lý, nên về lâu dài chúng ta cần phải đưa vào SGK Lịch sử giảng dạy để những thế hệ sau này hiểu rõ hơn về chủ quyền của Việt Nam và của các quốc gia khác trên Biển Đông.

 

Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

Hương Lê (thực hiện)

 

--> Read more..

Steps


Flag Counter