Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Trung Quốc: Can thiệp của Hoa Kỳ phá vỡ ổn định ở Châu Á-Thái Bình Dương

Bình luận: Can thiệp của Hoa Kỳ phá vỡ ổn định ở Châu Á-Thái Bình Dương

Комментарий: Вмешательство США нарушает стабильность в АТР

2012-07-14 19:00:24 Russian.News.Cn

 

Nguồn : Russian.News.Cn

Kichbu posted on 15.07.2012

Bài liên quan:

. Không còn là tàu "lạ"

. Trong người mà ngẫm đến ta

. Trung Quốc gây hấn đưa 30 tàu cá đến Trường Sa

 

  

 Tàu cá Trung Quốc trên đường tiến ra Trường Sa -Ảnh: Chinanews.com

 

Pekin, 14 tháng Bảy (Tân Hoa Xã) - Từ ngày 6 ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã có chuyến đi thăm 13 ngày đến 9 quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thêm vào đó 6 trong số các nước này là láng giềng của Trung Quốc, trong đó là Afghanistan, Nhật Bản, Mongolia, Việt Nam, Laos và Campuchia. Bà cũng đã có mặt tại các hội nghị của các bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN tổ chức tại Pnompen.

Các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa ra những giải thích giống nhau về những phát ngôn và hành động của H. Clinton: bà "đã phác họa rõ ràng phạm vi hoạt động ngoại giao". Trong khi đó, H.Clinton không chỉ rõ trực tiếp đến Trung Quốc, không ít lần chỉ trích nó và can thiệp vào các vấn đề biển Nam-Trung Quốc (Biển Đông - Kichbu) và nhiều lần nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ có "những lợi ích nền tảng" ở khu vực này, và thậm chí công khai tuyên bố ủng hộ mong muốn của các nước  riêng lẻ trong khối ASEAN quốc tế hóa và phức tạp hóa vấn đề biển Nam-Trung Quốc. Thêm vào đó, trong thời gian chuyến đi thăm Nhật Bản, ngoại trưởng Hoa Kỳ nói rằng mặc dù Washington không đưa ra quan điểm của mình về chủ quyền của quần đảo Dyaoyuidao, tuy vậy hiệp ước Nhật -Mỹ về đảm bảo an ninh được áp dụng cho các đảo này.

Tại sao lại tồn tại một liên kết rõ ràng như thế giữa "những ý đồ chủ quan" của Hoa Kỳ được công khai tuyên bố trong chính sách của họ liên quan đế Trung Quốc và các hành động cụ thể mà họ áp dụng? H. Clinton chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại của Washington đưa ra tín hiệu về điều gì? Bà theo đuổi mục đích như thế nào? Hoa Kỳ hy vọng bảo vệ ổn định và bình yên ở khu vực biển Nam-Trung Quốc hoặc phức tạp hóa tình hình trong khu vực có lợi cho họ? Tất cả điều này làm cho mọi người phân vân.

Một loạt các sự thực chứng minh một điều rằng những thay đổi quan trong đã diễn ra trong tình hình trên biển Nam-Trung Quốc sau "sự trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ". Vấn đề ở chỗ rằng trong suốt nhiều năm gần đây ở khu vực biển Nam-Trung Quốc chủ yếu giữ được sự bình yên, không xuất hiện những vấn đề với cái gọi là tự do và an ninh hàng hải, còn Trung Quốc và các nước liên quan tuyên bố sẵn sàng tìm ra con đường giải quyết vấn đề biển Nam-Trung Quốc trên cơ sở hiệp thương hữu nghị. Nhưng hai năm trước đây tại các hội nghị của các bộ trưởng các nước ASEAN, H. Clinton đã tuyên bố mạnh mẽ về "sự quay trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ", sau đó Washington bắt đầu tiến hành toàn diện và nhanh chóng chiến lược "quay trở lại" của mình, và tình hình trên biển Nam-Trung Quốc bắt đầu trở nên căng thẳng.

Đặc biệt trong năm nay đã nhiều làn ghi nhận được các vụ vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc: Philippines gây sự cố xung quanh đảo Huanyan, một quan chức Nhật Bản bày tỏ ý định "mua" các đảo Dyanyuidao, còn Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển, kêu gọi đưa các đảo của Trung Quốc Sinsha (Hoàng Sa) và Nansha (Trường Sa) và phạm vi tài phán của chính phủ Việt Nam…

Trong trường hợp này Washington, một mặt, nói từ chối đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này, còn mặt khác, bắt tay vào các biện pháp mật tập có khuynh hướng lệch lạc rõ rệt và thậm chí mang tính chất quân sự. Chẳng hạn, sau bùng nổ tranh cãi giữa Trung Quốc và Philippines vào tháng Tư xung quanh đảo Huannyan, Hoa Kỳ và Philippines đã tiến hành trập trận quân sự chung, Hợp chủng quốc đã bán cho Philippines hai tuần dương hạm "Hemilton". Kết quả, ở Singapore tại hội nghị về an ninh ở Châu Á, người đứng đầu Pentagon Leon Panneta nói rằng Hoa Kỳ sẽ bố trí 60 phần trăm lực lượng Hải quân tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trước năm 2020.

"Mặc dù Trung Quốc trước sau như một giữ quan điểm kiềm chế và đấu tranh để giải quyết các tranh cãi bằng các biện pháp ngoại giao, tuy nhiên, như người ta thường nói, "cây muốn lặng mà gió chẳng dừng" - một số nước tỏ ra tự tin đến mức, dựa vào một nước bên kia đại dương đã cản trở khắc phục các tranh cãi với Trung Quốc.

Trung Quốc và các nước Châu Á khác chào mừng rằng Hoa Kỳ điều chỉnh chiến lược toàn cầu riêng của mình và có ý đồ chuyển trọng tâm của nó vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng đồng thời mong đợi rằng nó sẽ thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực này. Bởi vậy ở đây vấn đề quan trọng là cải cách chiến lược của Mỹ trong suốt hai năm sau khi áp dụng sẽ mang lại cho khu vực này điều gì?

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cần ý thức được rằng mưu đồ quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương bằng con đường như ""trò chơi bắp thịt" quân sự và vạch ra chính sách đối ngoại nhằm gây hỗn loạn trong các cuộc tranh cãi song phương giữa các nước trong khu vực là sai lầm và thiễn cận, bởi vì con đường này định hướng đối trọng, chứ không phối hợp lẫn nhau. Nó không phù hợp với các trào lưu phát triển chung của Châu Á và không có lợi cho các lợi ích dài hạn của chính Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi khuyên Hợp chủng quốc làm nhiều hơn nữa vì hợp tác khu vực và hai bên cùng có lợi, và tránh những hành động tạo ra những trở ngại cho khuynh hướng chung của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trên con đường hướng đến hòa bình và phát triển.

---

Xem:

basam. Tin Chủ Nhật, 15.07.2012

 

2 nhận xét:

  1. HÃY TỰ QUYẾT
    *
    Tự cứu mình đừng viện binh hỗ trợ
    Chống xâm lăng chớ sụp bẫy NGA TẦU
    Tùy lòng dân đưa đất nước về đâu
    Không dựa dẫm bầy dân bầu đảng cử
    *
    Mảnh giang sơn không là bài toán thử
    Lũ súc sinh định bán nước buôn dân
    Đạo cáo HỒ do những kẻ tâm thần
    Tổ CÁC MÁC thánh LÊ NIN , MAO đỏ
    *
    Hãy đứng lên đừng non gan như thỏ
    Gió dậy rồi hãy nổi lửa ngay thôi
    Tặng VIỆT gian một bó củi bùi nhùi
    Thui cho sạch giống lục lâm thảo khấu
    *
    Tình yêu nước chẳng ngại gì che giấu
    Đấu bọn TẦU đâu ngán chạm công an
    Bọn đầu trâu mặt ngựa phá thôn làng
    Dòng đồ tể quen thiến heo hoạn chó
    *
    TÂM THANH

    Trả lờiXóa
  2. Vì an toàn của chủ nhà, Kichbu xin del còm của bác TÂM THANH

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter