Nỗi buồn về y tế Xô Viết
Тоска по советской медицине
Alexander Mekhanik, Vladimir Voinovich
Nguồn: grani.ru và newsland.ru
Kichbu posted on 15.07.2012
Ý tưởng giải quyết tích hợp các nhiệm vụ khoa học kỹ thuật và xã hội có ý nghĩa quốc gia to lớn nhờ tập trung các nguồn lực và xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa cho dù hiện nay này thấy tầm thường như thế nào thật đáng ngạc nhiên vào những thời đó bởi sự đổi mới xã hội mà nó thu hút sự chú ý của toàn thế giới đến kinh nghiệm của Liên Xô.
Hệ thống cơ sở y tế cân đối được xây dựng và cho phép đảm bảo các nguyên tắc thống nhất của tổ chức bảo vệ sức khỏe đối với toàn thể người dân, từ các làng mạc xa xôi cho đến các thành phố lớn… Khả năng được bảo vệ sức khỏe được đảm bảo bởi điều rằng phục vụ y tế miễn phí, tất cả các công dân được ghi tên vào khám bệnh ở các bệnh viện đa khoa theo nơi cư trú và phụ thuộc vào mức độ phức tạp của bệnh tật có thể được chuyển đến các cơ sở bảo vệ sức khỏe theo cấp độ cao hơn và cao hơn…
Nếu hôm nay, qua hai mươi năm sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, nhìn lại, thì từ đỉnh cao của những gì đã trải qua sau những năm gần đây có tính đến kinh nghiệm nước ngoài hợp lý dễ hiểu có thể nói …rằng, mặc dù còn nhiều vấn đề, nhưng hệ thống bảo vệ sức khỏe ở Nga Xô Viết là mẫu mực và chỉ cần mài bóng còn hơn cải cách căn bản.
Alexander Mekhanik, bình luận viên tạp chí "Chuyên gia". "Kim tự tháp Semashko"
Mỗi người Xô Viết, khi bị ốm đau, có thể đến bệnh viện đa khoa, có thể mời bác sĩ về nhà, có thể gọi cấp cứu, điều này không phải trả tiền. Nếu phải nhập viện, sau đó họ không gửi hóa đơn thanh toán bệnh phí. Nhưng…Vào năm 1970, mẹ của tôi đến thăm tôi ở Moscow từ tỉnh lẻ. Nom bà thật đáng sợ: gầy gò, vàng vọt, yếu đuối… Mắc bệnh dạ dày, hoàn toàn mất cảm giác ăn uống, trọng lượng không ngừng giảm sút. Thế mà các bác sĩ nói gì? Các bác sĩ nói rằng bà bị bệnh avitaminos mùa xuân, kê đơn những vitamin nào đó và nói: "Hãy uống để nâng cao thèm ăn…".
Tôi, dĩ nhiên, không sành về y tế cho lắm. Nhưng tôi sống ở Moscow, là hội viên Hội nhà văn, tôi có nhiều mối quan hệ rất đa dạng, trong đó có các mối quan hệ trong ngành y, nói cách khác, quen biết. Tôi đã đưa được mẹ tôi vào bệnh viện Botkin. Ở đó họ đã chụp rentgen và lập tức phát hiện điều không nên nhìn thấy - khối u to trong dạ dày. Khối u, may thay, lành tính. Mẹ tôi đã được phẫu thuật…Và nếu như bà không có con trai sống ở Moscow ?
Cứ cho, đó là ngẫu nhiên. Ở bệnh viện tỉnh, bác sĩ kém, trình độ chuyên môn không cao hoặc không được tốt, còn nói chung đó không phải là điển hình. Nhưng hai năm sau chuyện chính như thế xảy ra với bố tôi. Sau hai năm bố mẹ của tôi chuyển từ thành phố này sang thành phố khác. Tại đó bố tôi xuất hiện những cơn đau ở vùng cổ, phía bên phải. Và một khối u nhỏ. Bác sĩ khám và nói: limfoadenit - và kê đốt nóng. Bố tôi được đốt nóng. Khối u tăng lên. Các cơn đau tăng cường, bắt đầu khó nuốt. Và lại đốt và đốt. Cuối cùng bố tôi do sự kiên quyết của mẹ và chị gái đã đến Moscow . Bác sĩ đầu tiên sau khi khám, nói: ung thư…Sử dụng tất cả mọi quan hệ quen biết, tôi tìm ra, như người ta nói, đi Kashirka, ở đó nói theo kiểu dân dã có cái gọi là là trung tâm chữa ung thư nổi tiếng ở Moscow … Bác sĩ vội vàng nói với tôi. "Bố anh, ông nói, - ung thư giai đoạn cuối. Không thể chữa được. Ông chỉ còn sống được ba-bốn tháng nữa là hết sức. Anh chuẩn bị tinh thần, những tháng này nặng nề và vất vã lắm. Chúng tôi không thể tiếp nhận ông được. Không nhận những người không còn hy vọng. Chữa trị cũng vô ích, mà còn làm hỏng chỉ tiêu"…
Tôi và vợ đi khắp các bệnh viên, sử dụng tất cả các quan hệ, dựng hết tất cả bạn bè và những người quen biết dậy. Cuối cùng tìm được một bác sĩ ở bệnh viện ngoại ô. May mắn thay, ông hóa ra là một độc giả của tôi và nhận điều trị cho bố tôi. Bố tôi bắt đầu được chữa trị, nhưng không phải đốt thạch anh, mà là xạ trị. Và xảy ra điều bất gờ. Khối u bắt đầu biến mất. Sau ba tuần bố tôi được xuất viện dưới sự chăm sóc của các bác sĩ.
Chữa bệnh miễn phí, bởi vậy mỗi người họ thường bị quở trách. Còn nếu là người hưu trí, nếu không còn làm việc và nhà nước không cần, thì nhà nước cũng không quan tâm chữa trị. Người nghèo tốt nhất không nên rơi và những ca phẫu thuật nặng thế nào đó. Dưới gối luôn luôn cần có tiền lẻ. Người vừa tỉnh thuốc, lấy từ dưới gối và đưa cho y tá một ruble. Môi khô - một ruble, sửa lại vải trải giường cho ngay ngắn - một ruble, mang chậu tiểu tiện đến - một ruble. Còn ở những bệnh viện khác, nơi y bác sĩ được nhũng nhiễu, ba ruble. Nếu khác chẳng ai đến và người vừa trải qua ca phẩu thuật lớn, có thể không được chuyển qua phòng hậu phẫu… Một số bác sĩ, nhìn thấy tham nhũng chung, hối lộ hoặc ăn cắp, cũng không muốn sống trong nghèo khổ và bắt đầu nhận tiền hối lộ. Họ nhận số tiền vừa phải, nhưng có những lức không vừa phải, và thậm chí rất không vừa phải. Tôi biết một giáo sư làm việc trong bệnh viện nhà nước không nhận ít hơn năm trăm ruble cho một ca phẫu thuật. Và không có bất kỳ bảo hiểm nào chống lại những bọn kẻ cướp ấy ở những người Xô Viết.
Ngành y tế miễn phí ở Liên Xô là như thế đấy. Và không phải ai cũng được hưởng.
Vladimir Voinovich "Y học miễn phí" (trích từ cuốn "Liên Xô chống Xô Viết")
Cứt mấy thằng lụ khụ cứ hoài cổ, lý thuyết thì rất tốt nhưng vào tới bên trong thì y như shit. Việt Nam thời bao cấp thì cũng đi bệnh viện có mất tiền đâu , cũng chuyển viện nếu bệnh nặng. Thế nhưng trong bệnh viện thì đéo có thuốc cho bệnh nhân là dân ngu khu đen, đến cái kim tiêm cũng phải ra ngoài chợ trời.Cái thời đồ đểu ấy chỉ dành những gì tốt đẹp cho quan chức nhà nước , bọn này nó có sống trong nhân dân đâu mà biết cực khổ. Giống như Việt Nam này ,có người bảo rằng thời bao cấp con người không có thói xấu như bây giờ, mẹ kiếp những thói xấu bây giờ mà có là đều do di chứng của thời bao cấp mà ra(tất nhiên không phải 100%,nhưng phần lớn là xuất phát từ thời ấy và lâu ngày nó bộc phát tàn bạo). Mẹ kiếp trước 75 người dân để gì qua đêm thì sáng mai hầu như không mất nhưng thời bao cấp ,chỉ cần xe tải chở khoai mì, khoai lang,mía mà bị "ban'' thì tối đó hàng hóa trong xe sẽ bị từ người lớn đến con nít chơi sạch sẽ nếu tài xế ngủ .
Trả lờiXóanói chung là thói ăn cắp của công và của riêng thời bao cấp được nâng thành tới mức gọi là nghệ thuật.
vvv còn nhiều cái nữa nhưng nói với mâ1y cái tên này thì còn tệ hơn hòn đa