Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Trung Quốc và Nga không cần liên minh quân sự

 

Chzen Yui: Trung Quốc và Nga không cần liên minh quân sự

 

Чжэн Юй:  Китай и Россия не нуждаются в военном союзе

 

 

Nguồn: russian.people.com.cn

Kichbu posted on 10.07.2012

 

 

Tiếp sau sự tăng  cường quan hệ Nga-Trung, trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp hóa và điều này trở thành nguyên nhân gia tăng những thách thức đối với an ninh của hai nước, một số nhà hoạt động bắt đầu kêu gọi Pekin và Moscow xác lập các quan hệ đồng minh quân sự. Theo ý kiến của tác giả bài báo này, Trung Quốc và Nga không cần liên minh, các quan hệ phối hợp chiến lược trong những điều kiệnngoài liên minhsẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho hai nước.

Nguyên nhân thứ nhất: hợp tác song phương đa ngành và toàn diện hiện nay dựa trên sự cần thiết bảo vệ những lợi ích chung, được xây dựng  trên cơ sở những thỏa thuận và các giá trị lý luận đã đạt được về một loạt các vấn đ liên quan an ninh giữa hai nước. Liên quan vấn đề này, các quan hệ phối hợp chiến lược và đối tác không cần các quy luật và nguyên tắc tương ứng mà chúng cần phải duy trì bởi liên minh.

Nguyên nhân thứ hai: mặc dù số lượng các thách thức an ninh tăng lên, hai nước không đối mặt với nguy hiểm của sự xâm lược quân sự quy mô. Không thể so sánh mối đe dọa đối với Nga từ phía Tây với sự đối trọng giữa NATO và Tổ chức hiệp ước Varshava tồn tại trong những năm Chiến tranh lạnh. Mắc dù Đông-Băc Á đã trở thành khu vực đã từng gánh chịu những hậu quả của Chiến tranh lạnh nhiều hơn các khu vực khác, và các liên minh quân sự hình thành bởi các quốc gia riêng lẽ tương đối tích cực, đồng thời với điều đó, các xung đột quân sự giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thường bùng phát, nhưng đối đầu gay gắt như đã xảy ra vào những năm 50 không có. Liên quan đến vấn đề này, Nga và Trung Quốc không cần ký liên minh quân sự để đảm bảo an ninh của quốc gia, đồng thời, vô số các thách thức mà hai được đối mặt, trong đa số các trường hợp không thể giải quyết bằng sức mạnh quân sự quy mô lớn. Thực tế này loại trừ sự cần thiết thành lập liên minh quân sự.

Nguyên nhân thứ ba: một trong những nhiệm vụ cốt lõi của các quan hệ phối hợp chiến lược Nga-Trung là thiết lập trật tự thế giới mới mà nó thúc đẩy sự phát triển hòa bình, liên quan đến vấn đề này, CHND Trung Hoa và Liên bang Nga tuân thủ tinh thần Thượng Hải, kiên trì bảo vệ các nguyên tắc hợp tác, hiệp thương, đồng thuận, đối thoại, tôn trọng các nền văn hóa khác nhau và mong muốn cùng phát triển nhằm xác lập nền hòa bình lâu dài và ổn định. Ngoài các trường hợp buộc phải tự vệ, hai nước chống sự phổ biến và sử dụng sức mạnh quân sự trong các vấn đề quốc tế, đây là quan niệm và mô hình an ninh mới mà chúng khác với thời kỳ của Chiến tranh lạnh. Không tham gia vào các liên minh phù hợp với tinh thần Thượng Hải.

Nguyên nhân thứ tư: từ chối tham gia liên minh hỗ trợ các quan hệ đối tác song phương trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Không phụ thuộc vào thời kỳ Chiến tranh lạnh hoặc thời đại ngày nay, khi tồn tại các liên minh quân sự như trước đây, cho dù liên minh song phương hoặc đa phương, về thực tế tồn tại một quốc gia thống lĩnh. Điều này xảy ra không chỉ bởi vì rằng các nước nghèo dựa vào các nước mạnh, và như vậy, sinh ra tổ chức, đôi khi các cấu trúc quân sự điều khiển riêng rẽ xây dựng đường lối cao hơn ngay cả các quốc gia bậc thấp, như vậy, vị thế bất bình đẳng giữa các nước được xác lập. Liên minh quân sự Liên Xô-Trung Quốc trong những năm 50s của thế kỷ trước cũng chằng khác gì NATO hiện nay. Bởi vì sức mạnh quốc gia của CHND Trung Hoa ngày càng tăng, bên trong nước Nga lo lắng vì  khi tăng cường các quan hệ song phương, ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên, việc CHND Trung Hoa và Liên bang Nga không tham gia các khối sẽ thúc đẫy phát triển ổn định các quan hệ song phương.

Nguyên nhân thứ năm: Trung Quốc và Nga khác nhau một cách đáng kể về tình hình nội bộ ở trong nước. Mỗi quốc gia đụng chạm những vấn đề an ninh khác nhau, các bên đã xác định các quan hệ phối hợp chiến lược, chứ không phải các liên quan đồng minh, cả Pekin, cả Moscow đã giữ lại không gian cần thiết cho các  cuộc thao diễn đáp lại những vấn đề liên quan an ninh đối ngoại và kinh tế, phù hợp với các lợi ích quốc gia. Trung Quốc và Nga không thể đạt được sự thống nhất các ý kiến về các vấn đề hiện có, đồng thời, không thể hỗ trợ qua lại một cách tuyệt đối. Các biện pháp song phương được cân bằng về một loạt các vấn đề, chứ không phải sự đối kháng với chính sách của nước khác là chỗ dựa đặc thù.

Nguyên nhân thứ sáu: trong trường hợp bùng nổ các cuộc chiến tranh quy mô lớn, các nước đồng minh không phải lúc nào trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể giúp đỡ quân sự trực tiếp. Các nhà chiến lược Trung Quốc hiện theo đuổi xác lập các quan hệ đồng minh Nga-Trung, phù hợp với quan điểm của phong trào “Đài Loan Độc lập”, mà nó hoạt động đặc biệt tích cực trước năm 2008, hy vọng gây áp lực lên nó với sự hỗ trợ của sức mạnh quân sự, nói thêm, trong điều kiện có sự tham gia trực tiếp của các thế lực bên ngoài trong việc bảo vệ Đài Loan, Nga cũng có thể trực tiếp giúp Trung Quốc, thậm chí tham gia vào chiến tranh. Tuy nhiên các chứng cứ lịch sử sau Chiến tranh lạnh cho thấy rằng các quốc gia đồng minh không phải khi nào cũng có thể hỗ trợ quân sự trực tiếp trong trường hợp nếu một trong các bên tham gia liên minh bị  lôi kéo vào xung đột quân sự.


Tác giả: Chzen Yui, nhà khoa học của Viện Nga, Đông Âu và Trung Á của Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc

---

Xem:

Tin basam. Thứ Ba-10-07-2012

1 nhận xét:

  1. Hai con hổ có bao giờ liên minh với nhau ko nhỉ, hay ai cũng muốn làm chúa tể

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter