Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Tương lai của nước Nga: sự sụp đổ chế độ hoặc bức màn sắt?

Tương lai của nước Nga: sự sụp đổ chế độ hoặc bức màn sắt?

Будущее России: крах режима или железный занавес?

 

Tác giả: Kmartunov

Nguồn: irinagundareva.com

Kichbu posted on 05.07.2012

 Новость на Newsland: Будущее России: крах режима или железный занавес?

Cuộc sống ngày càng trở nên tràn ngập media, minh bạch hơn, tràn đầy tiếng hót líu lo, được ghi lại bằng những dấu ấn( marker) đầy  ý nghĩa. Tất cả được thực hiện nhờ các mạng xã hội. Thanh thiếu niên chơi trên internet như chúng ta chơi trên phố. Chúng lớn lên trong thế giới này và thậm chí xem nó là khả năng duy nhất.

Khi các công nghệ thông tin hiện nay tồn tại và hành chức, xã hội sẽ không bao giờ trở nên đã từng như thế trong thế kỷ 20 và trước đó. Và trong bối cảnh này chúng ta nhìn thấy chính quyền Nga đang mất trí như thế nào.

05072012Một mặt, chính quyền chi phí những nguồn lực đ bóp nghẹt bất kỳ những  biểu hiện sức sống nào trên lãnh thổ đất nước. Chỉ có thể đi miting theo một hay là bằng đội hình của Mặt trận nhân dân toàn Nga. Có thể được cung cấp tài chính chỉ từ bộ máy của tổng thống hoặc, theo thỏa thuận với nó, từ một trong những tập đoàn nhà nước. Bỏ phiếu cũng có thể, nhưng chỉ được bầu các ứng cử viên vào chức tỉnh trưởng mà những người này đã được phê chuẩn bởi các đại biểuảng viên Nước Nga Thống nhất. Các cảnh sát đặc nhiệm OMON được nhận các căn hộ vì đánh đập mọi người. Tiến hành dọn dẹp chỗ rừng thưa, nhằm đ không một cây cỏ nào có thể mọc được.

Mặt khác, chính chính quyền ấy buộc phải chi phí đ mô phỏng cuộc sống xã hội. Đ duy trì sự tồn tại của những người tích cực và trung thực của Viện Xã hội, chi cho các buổi nói chuyện của các chuyên gia về sự hình thành nền dân chủ Nga, cho những ngôi sao thế giới thuyết giảng tại diễn đàn Yaroslavsk, cho các quỹ này quỹ nọ. Đhồi sinh đạo chính thống”, dĩ nhiên rồi. Các nhà lãnh đạo thậm chí chi những khoản tiền nào đó cho giáo dục. Tức là, về thực tế, chi đ  các sinh viên Nga đọc sách nước ngoài và học cách căm thù chính quyền.

Thay vì đ mang lại cuộc sống cho những người đang sống, chính quyền chơi trò làm người chết sống lại (zombie) với chúng ta. Tina Kandelaki sống định cư đấy sung sướng hơn tất cả, dù sao các nhà chuyên nghiệp đang làm việc. Dễ hiểu rằng những người đang sống khiếp sợ điều gì. Có, cứ xem là có cả mối đe dọa hư ảo rằng chính họ có thể trở thành quyền lực và lúc bấy giờ không tránh khỏi tai họa.

Khi chỗ rừng thưa đã đã được làm sạch, nó trở nên hoang hoác. Lúc bấy giờ trên chương trình thời sự xuất hiện các phóng sự về phát biểu của D. A. Medvedev tại đại hội các nhà chăn nuôi. Một người bình thường không thể xem chương trình đó. Tạo ra thế giới song song, mà trong đó những người hiện thực đang sống, - như Liên Xô, chỉ nhưng thế giới này nhiều lần, hàng nghìn lần mạnh hơn nhờ các phương tiện media hiện đại. Chúng ta tất cả bây giờ sống bên nhau bằng những món ăntrên Facebook. Đó là món ăn to lớn, di động cao, mà trên đó luôn luôn có điều gì đó có thể bùng nổ. Ngay đây ai đó trong chúng ta có thể bị giam giữ, và nói chung trong số chúng ta không ít người đã bị giam, những người mà tiếng nói của họ chúng ta đôi khi nghe được trên những account  thinh không.

Nga đang đầu tư các nguồn lực của mình đ dọn sạch chỗ rừng thưa và đưa zombie đến . Điều này có thể còn kéo dài bao lâu? Mọi người có thể đi ra nước ngoài và giao tiếp tự do trên internet, nhưng không thể làm được gì với nhưng đạo luật điên khùng, mà những đạo luật này đang bắt rễ ngay trước mắt họ.

Ở tình hình này, dường như, có hai cách giải quyết. Sự sụp đổ của chế độ chính trị hiện hành hoặc việc áp dụng kiểm duyệt trên internet theo kiểu Trung Quốc và bức màn sắt mới. Để bà Tina già nua đọc tin tức theo tờ giấy như thế về đại nguyên soái Medvedev tham dự đại hội lần thứ thứ 57 của các nhà trồng trọt.

Các bạn thích điều gì hơn?


2 nhận xét:

  1. Thích hay không thích thì thế giới này vẫn thế.
    Cơ hội không đến được với dân tộc nào đã từng lầm lẫn. Bởi những kẻ chuyên quyền già nua vẫn lẩn thẩn với những kinh nghiệm và kiến thức chết. Họ bận gom góp tiền tài để sở hữu những "cổ vật" và duy trì quyền lực của mình trên đầu trên cổ kẻ khác.
    Các khái niệm về thể chế chính trị, lịch sử, địa lý, dân tộc...đã được giới trẻ điều chỉnh theo thời đại, không thể áp chế bằng cách cũ.
    Thế giới vẫn song song tồn tại lớp trẻ sống và làm việc trên thế giới mạng và những kẻ đeo kính lão tìm chân lý trên những tờ nhật trình " định hướng tư duy", cho đến bao giờ thời gian vùi họ vào đất cùng với mớ đồ cổ.

    Trả lờiXóa
  2. Liên Hợp Quốc chính thức coi việc tự do truy cập Internet là một quyền cơ bản của nhân loại

    Quang Khải
    Nguồn: genk.vn
    Kichbu posted on 08.07.2012


    Được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ của mình trên Internet có nên được công nhận là một quyền cơ bản của con người? Trong một Nghị quyết được thông qua vào hôm Thứ năm vừa qua (5/7), Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã nhất trí ủng hộ quan điểm này. Theo đó, Nghị quyết này cho rằng tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, dân tộc….đều có quyền được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của bản thân họ trên mạng thông tin toàn cầu này. Tất cả 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền, bao gồm cả những quốc gia nổi tiếng trong vấn đề kiểm duyệt nội dung cũng như việc truy cập vào các website của người dùng như Trung Quốc, Cuba đều đặt bút kí vào bản Nghị quyết đầy ý nghĩa này.

    Tuy nhiên, sự ủng hộ của Trung Quốc đối với bản Nghị quyết này đi kèm với một điều kiện rằng “Tự do thông tin và an toàn thông tin trên mạng Internet là hai vấn đề có quan hệ mật thiết và phụ thuộc vào nhau”. Bên cạnh đó, đại biểu của Trung Quốc Xia Jingge cũng cho biết rằng việc đặt bút kí vào bản Nghị quyết này không phải là một dấu hiệu cho thấy quốc gia này sắp sửa phá bỏ cái gọi là “Vạn lí tường lửa” (Great Firewall of China) - một hình ảnh ví von cho sự kiểm duyệt Internet nghiêm ngặt của quốc gia này.
    Vấn đề này lần đầu tiên được khẳng định bởi một cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc, Liên minh Viễn thông quốc tế (UIT) vào năm 2003. Mới đây, UIT đã bị chỉ trích kịch liệt sau khi phát sinh tin đồn rằng những quốc gia thành viên của Liên minh đang chuẩn bị bản dự thảo cho phép Liên Hợp Quốc có quyền kiểm soát nhiều hơn tới việc truy cập Internet của người dùng trước một hội nghị được tổ chức vào tháng 12 tới đây. UIT đã bác bỏ những tin đồn này.

    Bên cạnh đó, việc coi được truy cập Internet là một trong những quyền cơ bản của nhân loại cũng được nhận được sự ủng hộ từ nhiều người nổi tiếng trên Internet; chẳng hạn như Tim Berners – Lee, người đã phát minh ra World Wide Web.

    Hội đồng Nhân quyền là một cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc theo dõi sự tiến bộ về quyền con người cũng như phát hiện ra những hành vi vi phạm những quyền cơ bản này trên tất cả các nước thành viên. Trước đây, tổ chức này đã gọi quyền tự do thể hiện quan điểm của bản thân của con người là “một trong những nền tảng thiết yếu” của một xã hội dân chủ và công nhận tầm quan trọng của Internet trong việc “thúc đẩy và bảo vệ quyền con người được tự do đưa ra những ý kiến và quan điểm này”.

    Vào tháng 6 năm ngoái, trong một báo cáo khác của mình, Liên Hợp Quốc cũng đã coi được truy cập Internet là một quyền cơ bản của toàn nhân loại.

    Nguồn: http://genk.vn/c194n20120707113334773/lien-hop-quoc-chinh-thuc-coi-viec-tu-do-truy-cap-internet-la-mot-quyen-co-ban-cua-nhan-loai.chn

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter