Câu chuyện “Người tiểu đoàn trưởng” và chính trị viên
История "Комбата" и политрука
Таtyana Vasileva
Nguồn: comstol.info
Kichbu posted on 13.07.2012
70 năm trước đây, ngày 12 tháng Bảy năm 1942 chính trị viên phó của trung đoàn bộ binh số 220 của sư đoàn bộ binh số 4 của tập đoàn quân số 18 Alexei Eremenko đã hy sinh như một người anh hùng. Chính trị viên phó đã tử trận khi thay thế đại đội đội trưởng thượng úy Petrenko bị thương.
Thời khắc khi Eremenko thúc dục các chiến sĩ phản công đã được ghi lại trên bức ảnh nổi tiếng của nhà nhiếp ảnh Kax Alpert “Tiểu đoàn trưởng” (“Kombat”). Đây là trận phản công cuối cùng của Eremenko thành công, nhưng trong trận đó ông đã hy sinh…
Phóng viên ảnh đã có mặt tại chiến trường của trận đánh gần làng Khoroshee giữa hai con sông Lugan và Lozovaya, trong công sự phía trước tuyến phòng thủ. Ông đã nhìn thấy người chỉ huy rướn mình và lập tức ghi lại hình ảnh này. Vào ngay chính thời khắc đó một mảnh đạn đã phá hỏng óng kính máy ảnh. Người phóng viên nghĩ rằng cuộn phim đã bị hỏng và bức hình đã hoàn toàn bị mất. Ngay sau đó ông nghe dọc theo chiến hào mọi người truyền nhau: “Tiểu đoàn trưởng đã hy sinh”. Tên tuổi và chức vụ của người chỉ huy tác giả không biết, nhưng những lời nghe được về sau đã là nguyên nhân để gọi bức ảnh đó chính như vậy.
Sau này hóa ra cuộn phim bị kẹt và bức hình với tiểu đoàn trưởng cũng thế. Bức ảnh đã được công bố trên các báo mặt trận của năm 1942. Nhưng khi trong tập đoàn quân thăng cấp, thì người ta không thấy bức ảnh người sĩ quan với những ký hiệu phân biệt cũ. Và bức ảnh này đã nằm như thế trong bộ lưu trữ của Max 23 năm khi nó chưa được đưa tham gia triển lãnh ảnh nhân dịp kỷ niệm 20 Chiến thắng Vĩ đại, và khi chưa được công bố trên báo “Sự thật”.
Tác giả đã nhận được rất nhiều thư từ rất nhiều những người khác nhau nhận người chỉ huy là thân nhân của mình. Tuy nhiên chỉ một người được khẳng định. Ivan Eremenko, con trai của chính trị viên đã hy sinh, nhận ra bố của mình ngay lập tức khi nhìn thấy bức ảnh trên “Sự thật”.
“Trái tim như vỡ ra, - Ivan kể cho phóng viên của tuần báo “2000”. – Tôi đưa bức ảnh cho các chị gái Nina và Shura xem. Họ cũng nhận ra bố”. Vợ của người anh hùng cũng nhìn bức ảnh và lập tức khóc – bà nhận ra”. Tôi lúc bấy giờ là phó giám đốc một nhà máy, - người con trai tiếp tục, - tôi đã viết thư về Moscow, gửi báo “Sự thật”, đề nghị thông tin bức ảnh này từ đâu xuất hiện trên báo. Tôi nhận được thư từ tòa soạn – trong đó có địa chỉ của tác giả bức ảnh Max Vladimirovich Alert.
Tiếp theo sau đó là cuộc gặp gỡ cá nhân với nhà nhiếp ảnh và Ivan đã chuyển cho ông 10 bức ảnh của bố mình trước chiến tranh. Các chuyên gia Viện giải mã của KGB Liên Xô, Giám định Pháp y của Viện nghiên cứu khoa học Liên bang thuộc Bộ tư pháp Liên Xô đã tiến hành giám định. Nhà văn chiến tranh Sergei Sergeevich Smirnov, cũng như Bộ quốc phòng đã giúp đỡ rất nhiều. Đã tiến hành thẩm định ảnh pháp. Các chuyên gia phải cần nhiều thời gian để đảm bảo tin tưởng 100% nói: vâng, đây là chính trị viên Eremenko.
Dường như, sự thật đã được xác định. Nó được khẳng định bởi các nhân chứng, chẳng hạn, cựu binh trung đội cứu thương trung đoàn số 220, sau này là thiếu tá-cán bộ chính trị Alexander Matveevich Makarovoi đã kể cho tạp chí “Khoa học và Cuộc sống” vào năm 1987”: “Quân phát xít đã điên cuồng tấn công hết đợt này đến đợt khác. Những người bị chết và bị thương rất nhiều. Trung đoàn với quân số giảm sút rất mạnh đã đẩy lùi đợt tấn công thứ mười hay mười một gì đấy. Bọn Hitler đã bò vào đến Voroshilovgrad còn khoảng ba mươi kilomet bất chấp trở ngại. Cuối ngày chỉ huy đại đội thượng úy Petrenko bị thường. Sau trận bom dữ dội, với sự yểm trợ của xe tăng và pháo, quân phát xít đã lao vào cuộc tấn công mới. Và lúc bấy giờ, rướn hết thân mình, với lời hô: “Theo tôi! Vì Tổ quốc! Xung phong!”, Eremenko đã kéo theo cả đại đội lao lên các công sự của bọn Hitle. Cuộc tấn công đã bị đẩy lùi, nhưng chính trị viên hy sinh”.
Còn cựu chiến binh sư đoàn 285, trung tá dự bị Vasily Sevastyanovich Berezubchak sau này cũng đã kể cho tuần báo “200” như sau: “Tám tháng liền sư đoàn của chúng tôi phòng ngự, yểm hộ hướng Voroshilovgrad . Sau đó theo lệnh của tướng Grechko chuyển sang phòng tuyến mới, phòng thủ cạnh làng Khoroshee. Ở đây cũng đã xảy ra trận đánh ác liệt, trong thời gian đó chính trị viên Eremenko đã hy sinh. Tôi khó tin rằng bức ảnh đã được ghi lại tại một nơi khác, vào thời gian của một trận đánh khác. Bởi vậy Eremenko đã hy sinh trong lúc phản công. Nhưng, trong trận đánh đó gần đó không có phóng viên… Nhưng điều này xảy ra sáng ngày 12 tháng Sáu. Một trận bão lửa của pháo binh dồn dập trút xuống đầu chúng tôi. Trận tấn công đầu tiên đã bị chúng tôi đẩy lùi. Nhưng trong trận tấn công thứ hai, sườn bên phải của sư đoàn đã bị lung lay. Các chiến sĩ bắt đầu rút lui. Chúng tôi điếc cả tai, mờ cả mắt, nhiều người bị chảy máu tai - màng nhỉ nghe như trống đánh thủng! Tôi nhận được mệnh lệnh của sư đoàn trưởng khôi phục lại trận địa, ngăn các binh sĩ dừng lại, bởi vì tình hình nguy kịch. Tôi chạy ngược lại với những người rút lui. Ở đó tôi nhìn thấy Eremenko. Ông cũng chạy băng qua các chiến sĩ. “Đứng lại! Đứng lại!” – ông hét lên. Chúng tôi lại nằm xuống. Tập hợp mọi người xung quanh mình. Chúng tôi còn lại rất ít, một nhúm chiến sĩ. Nhưng Eremenko quyết định phản công để khôi phục lại trận địa. Điều này không thể nào quên. Ông vươn mình lên phía trước, bắt đầu hô, và lao vào cuộc tấn công. Chúng tôi lao vào các đường hào, đánh giáp la cà. Đánh bằng báng súng, bằng lưỡi lê. Bọn phát xít hoảng sợ, bỏ chạy. Sau đó tại một trong những chiến hào tôi nhìn thấy Eremenko. Ông từ từ ngả xuống. Tôi chạy lại chỗ ông ấy và hiểu rằng chính trị viên phó đã không cần giúp đỡ…”
Và trong thế kỷ mới lại thấy có những người nghi ngờ về tính chân thực của các sự kiện, tính trung thực của bức ảnh, về chiến công của người anh hùng. Xuất hiện những giả thiết rằng bức ảnh được dàn dựng, được ghi lại trên các bãi tập ngay từ trước chiến tranh, rằng chính trị viên đó hoàn toàn không phải là chính trị viên, rằng ở ông không có số lượng các những ngôi sao trên quân hàm, rằng chính trị viên nói chung không thể trở thành người chỉ huy. Bức ảnh được xem dưới chiếc kính phóng đại, nhận thấy có những người lính ở hậu cảnh mặc quần áo không đúng, ghi chép đầu tiên trong các tại liệu của Cục lưu trữ trung ương của Bộ quốc phòng được đưa ra làm luận cứ, phù hợp với nó A. G. Eremenko được xem là mất tích ngay từ tháng Một năm 1942 (các chứng cứ khi những người lính thậm chí sau khi chôn cất họ đã còn sống và trở về nhà, cứ như không tồn tại đối với những người chỉ trích “Tiểu đoàn trưởng”).
Và nhất thiết thiếu sự kinh tởm đối với “tuyên truyền cộng sản” nhồi nhét chán ngấy ở những người ưa thích “sự thật lịch sử” mà nó tại sao đó luôn được xây dựng trên sự vạch trần sự “dối trá” nào đó, mặc dù rằng tính chân thực của “sự lừa dối” này đã được vô số các tài liệu chứng minh. Và lại, hóa ra, rằng trên bức hình của Alpert là người lính tuyên truyền như thế? Người chiến sĩ Nga-Người Chiến thắng (nói thêm, Eremenko là người Ucraina, nhưng dù sao cũng là người Nga…), giản dị, không hào nhoáng, chẳng thấy những búa và những liềm nào cả, không một từ nào về Stalin, không một ám chỉ, chỉ có người lính lao vào tấn công… Có biết bao người anh hùng như thế - bao nhiêu người sống sót và bao nhiêu người hy sinh! Còn bức ảnh thực tế được thực hiện thật tuyệt vời từ tất cả các gốc độ. Không phải ngẫu nhiên toàn thế giới khâm phục nó. Thành công như thế của phóng viên ảnh thường rất hiếm. Ông đã trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, vinh quang, can trường chiến sĩ của tất cả những người bảo vệ Tổ quốc. Ông đã bước đi trên hành tinh, dường như dứt bỏ người sáng tạo của mình, đứng cùng một đội ngũ với những sáng tác như bức tranh cổ động “Tổ quốc – mẹ kêu gọi!” và tượng đài chiến sĩ Xô Viết ở công viên Treptov
Vậy tại sao người ta không tin tưởng vào hiện thực tồn tại và của chiến công và của người anh hùng như thế? Tất cả trở nên rõ ràng khi biết được tiểu sử của Alexei Eremenko: ông là người cộng sản, từ một gia đình công nhân bình thường, đông con, sớm phải bắt đầu con đường lao động của mình. Tại thời điểm thành lập nông trang đầu tiên ở tỉnh Zaporod (lúc gấy giờ nó mang tên của Krasin) Alexei là bí thư chi đoàn thanh niên cộng sản. Nhờ những kỹ năng lãnh đạo mọi người thoạt đầu đã được cử làm đội trưởng, sau đó bí thư chi bộ, và sau đó chủ tịch nông trang.
Con trai của Alexei Eremenko kể: “Là người nổi tiếng trong khu vực. Ba lần giới thiệu kinh tế tại VDHKH (Triển lãm thành tự kinh tế quốc dân toàn Liên Xô)… Phát biểu tại hội nghị của những người nông dân toàn Liên bang. Là người đầu tiên ở khu vực nói về nông thôn”. Lần cuối cùng Ivan nhìn thấy bố vào tháng Chín năm 1941: “Đó là vào lúc đi sơ tán, ở dãy rừng trồng ngoại ô thành phố. Bố tôi lúc đó đã là chiến sĩ, mặc dù ông bị viêm phế quản. Trong hồ sơ lưu trữ của phòng quân lực còn giữ đơn của ông: “Đề nghị cử tôi ra mặt trận. Tôi thấy mình hoàn toàn mạnh khỏe để tiêu diệt quân phát xít…”
Đơn giản Eremenko là một người cộng sản chân chính. Và ông là người như vậy – là người lãnh đạo nông trang trước chiến tranh, và ông dành lấy vào mình chỉ huy trận đánh. Trở thành người cộng sản vào những thời kỳ đó tức là có ưu tiên duy nhất – luôn ở phía trước và không mong đợi bất kỳ huân huy chương và sự tôn kính nào. Và ông cũng không trông mong, bởi vì cũng ngần ấy thời gian bức ảnh “Tiểu đoàn trưởng” không được biết đến. Phần thưởng duy nhất của Alexei Eremenko – huy chương “Danh dự” mà ông được trao tặng trước chiến tranh vì lao động vất vả của chủ tịch nông trang tiên tiến. Người chăn ngựa cũng của nông trang đó đã được nhận huân chương Lenin – nông trang của Eremenko hàng năm cung cấp cho Hồng quân 20 con ngựa chạy nước kiệu.
Còn các huân chương chiến công ở chính trị viên Eremenko, của bức ảnh nổi tiếng “Tiểu đoàn trưởng”, không có… Vào những năm 70s, người ta gửi đề nghị đến Breznhev truy tặng cho người anh hùng. Breznhev, khi biết điều câu chuyện này, đã chảy nước mắt… Nhưng vẫn không làm được thủ tục giấy tờ. Và ở nước Ucraina độc lập con trai của Eremenko lại gửi thư đến tổng thống đất nước, nhưng từ bộ máy Hành chính nhận được câu trả lời: không tặng thưởng những công lao thời quá khứ…
Và dù sao ông từng tồn tại! Bức ảnh “Tiểu đoàn trưởng” hiện mang tên ông. Bức ảnh tự thân nói về sự dung dị thường ngày và sự vĩ đại chiến công của ông. Tất cả mọi người biết “Tiểu đoàn trưởng”, bây giời nhiều người biết rằng trên bức ảnh là Alexei Eremenko. Chúng ta hãy cùng nhớ lại rằng ông là người cộng sản.
-----
-----
Những người anh hùng bao giờ cũng chết trước. Những thằng hèn núp hầm sẽ sống và nhận lấy chiến lợi phẩm!
Trả lờiXóa- Ai xung phong?
Trả lờiXóaNghe thế, hắn cúi xuống buộc dây dày.
Hắn thoát chết..!
Những chuyện tương tự như thế này ở VN mình cũng có. Còn có những người nghiễm nhiên hưởng tiếng thơm và chiến công của đồng đội, của người khác (dù biết nhưng lờ đi)...
Trả lờiXóaCứ "lê hồng phong"; 'nguyễn thị "minh khai"' là... chuyển sang từ trần ngay! Còn như "anh hùng núp" là sống lâu! Kiểm chứng lại xem! Híc!...
Trả lờiXóa