Vì sao Trung Quốc 'ngang nhiên' ở Biển Đông?
Nguồn: vietnamnet.vn
Kichbu posted on 30.07.2012
Những diễn biến gần đây ở khu vực tranh chấp Biển Đông cho thấy Trung Quốc đang theo đuổi một “chuỗi phản ứng quyết liệt” trong cách tiếp cận ở vùng biển này.
- TQ bổ nhiệm chỉ huy đơn vị đồn trú ở 'Tam Sa'
- TQ dùng chiến lược 'nghìn vết cắt' ở Biển Đông
- “Trung Quốc càng ngày càng thích khoe cơ bắp”
Tác giả bài viết, Stephanie Kleine-Ahlbrandt, là giám đốc dự án Đông Bắc Á của Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế.
Bắc Kinh đã phản ứng quyết liệt trong một phép thử diễn ra ở bãi cạn Scarborough tranh chấp với
Bắc Kinh không ngại ngần dùng áp lực kinh tế với Manila khi thắt chặt quy định nhập khẩu hoa quả nhiệt đới, gây tổn thất khoảng 34 triệu USD cho
Bắc Kinh cũng công bố hàng loạt quy định hàng hải mới bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt
Cũng là một phần của hàng loạt hành động gây hấn, cuối tháng 6, Bắc Kinh quyết định cho phép một trong những tập đoàn dầu khí nhà nước, CNOOC, mời các công ty năng lượng nước ngoài bỏ thầu những dự án cùng thăm dò ở nhiều phần trên Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Khi Trung Quốc ngày càng lấn lướt trong cuộc chơi, người ta hy vọng các nước ASEAN sẽ thống nhất quan điểm về vấn đề tranh chấp. Nhưng sự thật thì ngược lại. Tại cuộc gặp các ngoại trưởng khu vực diễn ra đầu tháng ở Phnom Penh, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội làm yếu đi sự đoàn kết của tổ chức này. Họ dùng ảnh hưởng khiến Campuchia, chủ tịch luân phiên ASEAN, ngăn chặn cuộc thảo luận thực sự có ý nghĩa về tranh chấp ở Biển Đông, thậm chí khiến lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, ASEAN không ra được tuyên bố chung.
Ngay khi cuộc gặp ở Phnom Penh kết thúc đáng thất vọng, thì hàng loạt báo chí đã đưa tin về việc một tàu khu trục hải quân Trung Quốc mắc cạn gần bãi Trăng Khuyết - chỉ cách đảo chính Palawan của Philippines 110km. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, con tàu chỉ thực hiện nhiệm vụ tuần tra thông thường mặc dù nơi mà nó mắc cạn hoàn toàn nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Tàu khu trục này có khả năng là một phần các chuyến tuần tra theo như mô tả của người phát ngôn quân đội Trung Quốc là “sẵn sàng chiến đấu” ở Biển Đông.
Điều tàu quân sự tới vùng nước tranh chấp cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc đã thay đổi từ việc sử dụng tàu thực thi pháp luật để phản ứng với những sự cố gần đây kiểu như ở bãi cạn Scarborough.
Cách tiếp cận trắng trợn hơn của Trung Quốc có thể được giải thích một phần bằng thực tế là, họ không hài lòng với những gì thu được từ sự thay đổi chiến thuật năm 2011 - đặt trọng tâm hơn vào ngoại giao biển tiếp theo những hành động quả quyết.
Chính trị trong nước cũng góp phần vào thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó, khi công chúng hoang mang vì bê bối Bạc Hy Lai, thì sự cố ở bãi cạn
Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc nên cẩn thận vì những gì họ mong muốn. Một cách tiếp cận cứng rắn có thể dễ phản tác dụng. Nó khiến các nước trong khu vực lo ngại và tìm mọi cách “rào giậu” phòng thủ, tự bảo vệ trước một hàng xóm lớn hung hăng. Hơn thế nữa, các tranh chấp lãnh thổ thường đánh thẳng vào cảm giác chủ nghĩa dân tộc - công chúng nổi giận có thể gây áp lực với chính phủ trong những quyết định ngoại giao. Chính phủ Trung Quốc có thể tự mình mắc kẹt ở vị trí giữa sức ép khu vực, quốc tế và gánh nặng chủ nghĩa dân tộc trong nước.
Thái An (theo CNN)
---
Xem:
Điểm tin Thứ Hai, 30.07.2012 tại basam
Bài này mới nói hiện tượng chưa nói vì sao?
Trả lờiXóa- vì nó có 1300 triệu dân có chết đi vài trăm triệu cũng không sao
- Vì nó giàu, chế tạo ra được nhiều tầu thủy, tàu ngầm, máy by, súng đạn
- vÌ nó có tàu vũ trụ và bom nguyên tử
- Vì các nước ĐNA nhu nhược không đoàn kết với nhau
- Vì Cam phu chia phản thùng bạn bè, ôm chân Tàu khựa
- Vi VN không cho dân biểu tình tỏ lòng yêu nước
- Vi..sự ngạo mạn Đại Hán, lòng tham không đáy có trong máu các cha lãnh đạo Tàu khựa từ hàng ngàn năm nay .....
Đã thù ghét Tàu khựa đọc cái này xong càng ghét Tàu khựa thêm !
Trả lờiXóa