Putin trong mắt của những người Nga tuổi 50
Путин в глазах пятидесятилетних россиян
Dmitri Travin
Nguồn: online812.ru và newsland.ru
Kichbu posted on 01.2012
Trong phong trào chống đối ở Nga hôm nay đang xảy ra một điều gì đó rất thú vị. Điều này không rõ rệt đến mức trở thành đề tài cấp bách để thảo luận trên các phương tiện truyền thông Nga, nhưng, tôi có cảm tưởng, những hiện tượng mới rút cuộc quan trọng hơn đề tài tranh luận được ưa thích hôm nay: có bao nhiêu người đã tham gia vào cuộc miting này hoặc khác.
Và diễn ra nhưng thay đổi âm thầm và từng bước trong thành phần của nhóm người mà họ được xem như những nhà tổ chức các cuộc chống đối đường phố. Các thủ lĩnh của nhóm đối lập nổi tiếng nhất PARNAS (Đảng tự do nhân dân) - những người như cựu phó thủ tướng Mikhail Kasyanov, cựu phó thủ tướng thứ nhất Boris Nemtsov và người phát ngôn thứ hai của Duma Vladimir Ryzhkov, đang cố hồi sinh đảng của mình và truyền thêm sinh lực mới vào hoạt động của nó. Tỷ phú Mikhail Prokhorov, ứng cử viên vào chức tổng thống tại cuộc bầu cử tháng Ba, cũng đang ráo riết hoạt động thành lập đảng chính trị "Cương lĩnh công dân" của riêng mình, mặc dù ông hiện không thể ba hoa khoác lác về những thành công to lớn. Cựu bộ trưởng tài chính Alexei Kudrin thành lập Ủy ban sáng kiến công dân - tập hợp các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau với mục đích nuôi dưỡng chính sách quốc gia bằng những tư tưởng mới hơn là đối với việc hình thành nhóm đối lập. Osaka Dmitrieva, nhân vật trong đảng đối lập "chính thống" của "Nước Nga bình đẳng" không thích đường phố, và tại một trong những cuộc miting hồi tháng Mười hai một đám đông đã đáp lại phát biểu của bà bằng lời kêu gọ bài từ chức. Còn Eduard Limonov, lãnh đạo đảng dân tộc bolshevich, phê phán bất kỳ cuộc chống đối nào mà không do chính ông lãnh đạo.
Các chính khách rất nổi tiếng đã bị khuất lấp bởi những người mà vài năm trước không một ai có thể hình dung họ trong vai trò những thủ lĩnh tiềm năng của phong trào chống đối toàn dân tộc. Những người nổi tiếng nhất trong số đó - nhà cộng sản Sergei Udaltsov, luật sư và đồng thời chiến sĩ đấu tranh chống tham nhũng Alexei Navalny, cựu thủ lĩnh phong trào thanh niên của đảng dân chủ "Yablko" Ilya Yashin, và cũng như các đại biểu Duma từ "Đảng Nước Nga" Ilya Ponomarev và Dmitry Gudkov mà những người này còn cấp tiến hơn các thủ lĩnh của các đảng của mình. Cả con gái của chính khách dân chủ những năm 80s Anatoli Sobchak - Ksenia cũng tính cực tham gia phe đối lập.
Nhưng nảy sinh câu hỏi: điều gì chung giữa các chính khách tàn tạ và những người đang trỗi lên? Các quan điểm chính trị của họ như thế nào? Trong số những người giữ khoảng cách với các cuộc biểu tình chống đối, với nhiều nhà tự do chủ nghĩa ôn hòa mà nửa năm trước, có lẽ, không nghĩ được rằng trong đám đông chống đối hôm nay sẽ có nhiều nhà dân tộc bảo thủ và cấp tiến cực tả đến thế. Mặt khác, nhà tự do chủ nghĩa Yashin đang trở nên ngày càng tích cực hơn và quyết liệt hơn. Còn Navaalny, mặc cho chủ nghĩa dân tộc tự tuyên của mình, nói chung theo đuổi các giá trị tự do. Bở vậy quan điểm chính trị - đó không phải là yếu tố quyết định.
Yếu tố quyết định
Cho phép tôi nhân việc này đưa ra giả thuyết riêng của mình. Tôi cho rằng toàn bộ vấn đề - ở trong các thế hệ khác nhau với thái đội khác nhau của chúng về chính sách đường phố. Những người đang lánh xa hoạt động chống đối, thường ngoài năm mươi tuổi. Những người thay thế họ, ngoài ba mươi. Trong mức độ nhất định toàn bộ vấn đề ở chỗ là những người này trẻ hơn - năng động hơn, họ sẵn sàng hơn cho các thử thách với những điều kiện ngục tù nặng nề, họ không quan tâm đến những nguy hiểm có thể đối với sức khỏe của mình. Nhưng tôi nghĩ, vấn đề không chỉ nằm ở đó. Tôi có cảm tưởng rằng những người hơn năm mươi tuổi có cảm giác lo lắng không yên về các cuộc chống đối, mặc dù một số trong số họ không muốn nói về sự ủng hộ sự nghiệp của phe đối lập và thậm chí hỗ trợ những người chống đội một cách thực tế. Khác với họ, những người tuổi ba mươi đã đông đảo xuống đường. Họ thích chống đối đến mức họ không nghĩ về điều gì khác ngoài việc lật đổ chế độ cầm quyền. Tương tự rằng khi các khẩu hiệu của họ tựu trung lại ở câu nói của Napoleon (mà Vladimir Lenin cũng thích) "Đầu tiên cần lao vào ẩu đả, còn sẽ suy nghĩ sau ". Có thể, ở một số người sau này sẽ nảy sinh các tư tưởng mang tính xây dựng. Nhưng điều này sẽ sau đó, …khi họ học được cách trở thành những người có tính xây dựng.
Các cuộc chống đối theo định nghĩa sẽ không sa lầy trong các chi tiết của đường lối mang tính xây dựng. Bản chất chống đối là ở chỗ này. Mục đích của nó - phá vỡ tình hình hiện nay, lật đổ chế độ hiện hành bằng bất kỳ giá nào. Ở những người chống đối luôn chỉ có và chỉ một kẻ thù - đó là những người vào thời điểm này đang cầm quyền. Đó là người mà đông đảo những người chống đối vì bất kỳ nguyên nhân nào không tán thành với họ. Đông đảo quần chúng cho rằng bất kỳ sự lựa chọn nào cho chế độ hiện hành sẽ tốt hơn là tình hình đang tồn tại ở hình thức hiện nay và không thể chấp nhận nhiều hơn được nữa.
Thế hệ tuổi ngoài năm mươi (hay là, ít nhất, bộ phận có ý thức chính trị của nó), thế giới, dĩ nhiên, hôm nay hoàn toàn khác. Điều làm những người này lo lăng hơn cả là ai sẽ thay thế chính quyền hiện nay: cực tả hoặc cực hữu, populist hay là những người ủng hộ thị trường tự do, những người theo chủ nghĩa dân tộc hay là chủ nghĩa quốc tế. Đầu tiên, những người tuổi năm mươi cố gắng hiểu sự lựa chọn tự thân là cái gì, và sau đó mới bắt đầu (hoặc không bắt đầu) ủng hộ nó.
Và vấn đề không phải chỉ ở chỗ rằng họ - thông minh hơn những người ba mươi tuổi. Tôi không tin vào điều này dù chỉ là một giây, và tôi viết điều này không phải trên tinh thần "con dê già nua bẳn tính" nào đó. Sự khác biệt trong thế giới quan và trong các hành động giữa thế hệ này và thế hệ khác thường có thể giải thích bằng kinh nghiệm sống. Hay là, nếu nói chính xác hơn, bản chất và đặc tính của xã hội mà trong xã hội đó sự hình thành của họ trải qua những tháng năm.
Những người tuổi năm mươi lớn lên ở Liên Xô, nơi thiếu thốn xuất hiện khắp nơi, nơi trong các cửa hiệu khó mà tìm thấy thậm chí hàng hóa nhu cầu bức thiết nhất, nơi áp chế hệ tư tưởng mạnh hơn ở nước Nga của Putin một cách không thể so sánh được. Ở đất nước, nơi mà người ta không thể bị lấy đi hộ chiếu ra nước ngoài của bạn (như điều này xảy ra với Ksenia Sobchak) vì nguyên nhân đơn giản là không ai có hộ chiếu như thế. Hộ chiếu ra nước ngoài người ta chỉ cấp cho bạn khi chính quyền cho phép rằng bạn có thể đi ra nước ngoài.
Xung đột các thế hệ
Một người năm mươi tuổi, nếu, dĩ nhiên, ông - là người thông minh và có trách nhiệm, không thể xem chế độ của Putin là độc ác hoàn toàn, bởi vì, mặc dù có những bất đồng rõ ràng của mình với hệ thống này, ông biết rõ rằng tất cả mọi việc sẽ tồi tệ hơn. Và nếu những người này sợ rằng các cuộc chống đối của những người cấp tiến cánh tả và những người theo chủ nghĩa dân tộc sẽ vượt qua các giới hạn hợp lý, thì liệu chăng họ sẽ ủng hộ những người này. Họ tốt nhất sẽ chịu đựng Putin.
Những người tuổi ba mươi nhìn thế giới hoàn toàn khác. Không phải bởi vì rằng thế hệ trẻ không hình dung được những nguy hiểm mà các đồng chí lớn tuổi của họ hiểu rất tốt. Nhưng họ nhìn các rủi ro và hiểm nguy bình thản hơn, và có xu hướng đi xa hơn, bởi vì họ không cho rằng những vấn đề cũ có thể liên quan đến họ thế nào đấy. Một người trẻ tuổi không nhìn thấy ý nghĩa ở chỗ là giẫm chân tại chỗ và bảo vệ chế độ hiện hành vì nỗi lo sợ trước việc rằng làn sóng chống đối kích động quay trở lại với hệ thống Xô Viết. Như những người Nga thích nói, "ai liều mạng thì người đó sẽ không uống shampan".
Mặc dù tôi thuộc thế hệ tuổi năm mươi, nhưng những tư tưởng của tuổi ba mươi rất gần gũi với tôi. Tôi cảm thấy rằng chế độ Putin - đó không phải là chế độ độc ác nhất trong các chế độ độc ác, nhưng đồng thời tôi hiểu logis của những bạn trẻ, bởi tôi nhớ xung đột của các thế hệ "bố và con" của những năm 70s, mặc dù dĩ nhiên, các nguyên nhân của những bất đồng thời đó không như bây giờ.
Đối với những người đã trải qua Chiến tranh thế giới II, tất cả các bài phát biểu về các cuộc cải cách chỉ có giá trị thứ yếu, mặc dù các "ông bố" thông minh hơn, tự nhiên, muốn trở thành nhân chứng của những cải cách của chế độ Xô Viết. Đối với họ chỉ có một điều quan trọng nhất: không cho phép xảy ra cuộc chiến tranh mới. Còn đối với chúng ta "những người con", thì bằng trí tuệ chúng ta tất nhiên đã hiểu những thảm họa của chiến tranh, nhưng, bởi vì bản thân chúng ta, lạy Chúa, không chứng kiến chiến tranh, các cuộc cải cách có thể làm chúng ta quan tâm nhiều hơn cả, chúng ta cảm thấy sức hấp dẫn của xã hội tiêu thụ mà chúng ta chỉ biết nó qua phim ảnh.
Phong trào tìm thấy mục đích chung
Trong các đội ngũ của phong trào chống đối hôm nay, sự đồng tâm đang nổi lên mạnh mẻ vì rằng điều quan trọng nhất - đó là tránh thoát khỏi Putin. Sáu tháng trước đây tình hình hoàn toàn khác. Một số người đã đi biểu tình để đòi hỏi các cuộc bầu cử trung thực. Một số hy vọng buộc chế độ phải tiến hành những thay đổi cơ bản trong đường lối kinh tế. Còn có người nghĩ rằng có thể đạt được từ chính phủ các khoản ưu đãi mới và tăng các khoản lương hưu. Bây giờ những người chống đối bắt đầu nói cùng một giọng . Những khác biệt ý thức hệ lùi về vị trí thứ yếu. Còn lại một điều đoàn kết tất cả mọi người. Ở đây và bây giờ. Và mục đích chung này - chấm dứt chủ nghĩa Putin.
Phong trào chống đối - bây giờ hẳn còn rất yếu. Nhưng ở chế độ ngày càng xuất hiện tất cả những người chống đối mới. Ngoài sự ghét bỏ chung đối với hệ thống, những nỗi bực tức của cá nhân không thể tính hết được, và thường thường là những kết quả thù địch của các quan chức hay là cảnh sát chẳng do điều gì kích động nên đã kết hợp những người chống đối chế độ lại với nhau. Những người tuổi năm mươi tiếp tục suy ngẫm, tranh cãi, phân tích. Những người tuổi ba mươi kết hợp lại vì những hành động cụ thể. Mươi-mười lăm năm nữa sẽ trôi qua, những người tuổi ba mươi và bốn mươi hôm nay sẽ trở thành lực lượng thống trị trong kinh tế, trong chính trị và trong các phương tiện truyền thông đại chúng. Và vào thời gian đó ở họ sẽ tích tụ vô khối nguyên nhân để bất đồng với chế độ cầm quyền.
Có thể, chủ nghĩa Putin đang trải qua những vấn đề hiện nay của mình và sẽ còn duy trì được tương đối lâu dài nhờ giá cả dầu mỏ tăng cao. Nhưng các viễn cảnh dài hạn của nó còn lâu mới sáng sủa. Bởi vì cùng với thời gian đối với mọi người mà với những người này cần tính đến, kẻ thù chủ yếu sẽ là chế độ hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét