Những quả bom nguyên tử buộc Nhật Bản phải đầu hàng?
Атомные бомбардировки заставили Японию капитулировать?
Anton Subbotin
Nguồn: liveinternet.ru
Kichbu posted on 06.07.2012
Ai đã chiến thắng Nhật Bản?
Ở Liên bang Xô Viết không có ngày lễ Chiến thắng Nhật Bản và kết thúc Đại chiến thế giới II (ngày 2 tháng Chín). Vào ngày đó năm 1945 đã diễn ra lễ ký văn kiện chính thức đầu hàng của Nhật Bản, nhưng trên thực tế Nhật Bản đã đầu hàng hai tuần trước đó.
Ở Liên Xô cho rằng sự thất bại của đội quan Quan Đông ở Mãn Châu Lý đã buộc Nhật Bản phải đầu hàng. Mà có là đại bại không? Liên Xô đã tham chiến vào đêm rạng ngày 9 tháng Tám năm 1945. Ngày 14 tháng Chín hoàng đế Nhật Bản đã ra edic (chỉ thị) đầu hàng, ngày 17 tháng Tám tướng Yamada ra lệnh về đầu hàng của đội quan Quan Đông, đội quân Quan Đông hàng triệu binh lính đã đầu hàng. Sau khoảng mười ngày giao tranh, người Nhật mất 84 nghìn người, chiếm 8,4% số lượng binh sĩ. Và đó là có là đại bại không? Vâng, gần 600 nghìn người bị bắt làm tù binh, nhưng chủ yếu là sau khi đầu hàng.
Chỉ huy tập đoàn quân Nhật Bản số 5, trung tướng Norizune Simidzu tại nơi hỏi cung ngày 20 tháng Tám đã nói về binh lính của mình: “Họ đã có thể đánh nhau cho đến người cuối cùng. Chúng tôi không bị bắt làm hàng binh, chúng tôi chỉ thực hiện mệnh lệnh của Thiên hoàng. Thực hiện mệnh lệnh của Thiên hoàng - đó là nghĩa vụ của sĩ quan Nhật Bản.
Vậy tại sao người Nhật Bản lại đầu hàng, mà không như người Đức, chống cự cho đến khả năng cuối cùng? Mà chính họ đã chuẩn bị cho chính ngay điều đó. Người Nhật Bản không có bất kỳ những cơ hội nào để chiến thắng, nhưng các lực lượng để chiến đấu đủ khá mạnh và sự cuồng tín của người Nhật Bản không kém hơn so với người Đức.
Ngày 20 tháng Mười một 1943, người Mỹ đã đổ bộ xuống hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. Lực lượng phòng thủ ít gấp bốn lần, nhiều người trong số đó không phải là binh sĩ, mà là các công nhân được vũ trang. Tuy nhiên tất cả họ đã chống cự một cách tuyệt vọng và hầu hết đã hy sinh trong chiến đấu, chỉ đúng 250 người bị bắt làm tù binh trong số hơn 5 nghìn người.
Ngày 1 tháng Hai năm 1944, Mỹ bắt đầu đổ bộ xuống hòn đảo Quadzelein (đảo chính của quần đảo Marshallov). Trong số 8 nghìn người Nhật Bản bảo vệ đảo gần 700 người đầu hàng làm tù binh, những người còn lại tử trận.
Trên hòn đảo
Ngày 15 tháng Sáu 1944, người Mỹ đã đổ bộ lên
Ngày 19 tháng Hai 1945, người Mỹ đã đổ bộ xuống hòn đảo nhỏ xíu Ivodzima với chiều dài 8 km và chiều rộng 4 km. Sự cuồng tín của những người phòng thủ thật vô hạn, các cuộc chiến đấu kéo dài một tháng, trong số 23 nghìn người đồn trú, khoảng trăm binh lính bị bắt làm tù binh, những người còn lại đã chết trận. Marshall trong báo cáo gửi bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ về các trận đánh trên đảo Ivodzima nhận xét: “Các lực lượng của chúng ta tiến gần đến những binh lính Nhật Bản bao nhiêu, sự kháng cự của Nhật Bản trở khốc liệt bấy nhiêu”.
Ngày 1 tháng Tư Mỹ bắt đầu đổ bộ lên
Bắt đầu từ tháng Mười 1944, những người Nhật Bản bắt đầu áp dụng “kamikaze” – các phi công-cảm tử, những phi công này đầu tiên lái các máy bay, còn sau đó họ là những viên đạn chuyên biệt với thuốc nổ I t, giống về cấu trúc với “FAU-1”. Trong thời gian giao chiến vì Okinawa, các “kamikadze” đã đánh chìm 33 tàu chiến và 47 tàu vận chuyển, đồng thời người Mỹ mất 12 nghìn người bị giết và 34 nghìn bị thương. Để đẩy lùi sự xâm lược Nhật Bản, họ đã huấn luyện hàng nghìn “kamikaze”.
Từ tháng Mười một 1944, các tàu ngầm của Nhật Bản đã sử dụng vũ khí mới – “kaitens”. Những quả thủy lôi được điều khiển bởi con người nằm bên trong nó và chết khi quả thủy lôi va vào tàu của kẻ thù đã được gọi như vậy. Ngày 3 tháng bảy 1945 tàu ngầm Nhật Bản với sự hỗ trợ của những binh lính cảm tử đã đánh đắm chiến hạm “Indianapolis”. Đó chưa nói về hiệu quả của kamikaze, mà nói về sự cuồng tín của những người Nhật Bản.
Ngày 26 tháng Bảy 1945 chính phủ Nhật Bản đã bác bỏ yêu cầu của Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc về đầu hàng vô điều kiện được nêu ra trong tuyên bố Potsdam. Những người Nhật Bản đã sẵn sàng cuộc đấu tranh. Đến đầu mùa hè 1945, người Mỹ đã tiêu diệt chỉ 15% lượng lượng quân sự Nhật Bản. Hoa Kỳ và Anh cho rằng chiến tranh trên Thái Bình Dương và Viễn Đông sẽ kéo dài đến năm 1947. Trong nghiên cứu do Ủy ban hỗn hơp các chỉ huy các bộ tham mưu thực hiện vào tháng Tư 1945, số binh sĩ Hoa Kỳ tử trận trong các cuộc đổ bộ có kế hoạch lên các đảo của Nhật Bản được tính 370 000.
Thậm chí sau khi ném bom Hirosima (6 tháng Tám), những người Nhật Bản không chấp nhận đầu hàng. Sau khi ném bom Nagasaki (9 tháng Tám), tại hội nghị của Hội đồng quân sự tối cao Nhật Bản tổ chức vào đêm rạng ngày 10 tháng Tám, các phiếu về đầu hàng được chia đều ( 3 “đồng ý”, 3 “phản đối”), sau đó Thiên hoàng đã can thiệp vào cuộc tranh luận và phát biểu đồng ý đầu hàng. Ngày 10 tháng Tám 1945 Nhật Bản đã chuyển đề nghị đầu hàng cho quân đồng minh. Ngày 14 tháng Tám 1945, Thiên hoàng Nhật Bản Hirohito đã viết tuyên bố về đầu hàng của mình. Trong thông báo Thiên hoàng Hirohito nhắc đến các vụ ném bom nguyên tử: “Rốt cuộc kẻ thù không ngừng làm đổ máu của những người dân vô tội và sử dụng vũ khí tàn ác nhất – bom nguyên tử, và gây thiệt hại nặng nề không thể đo đếm được. Như vậy, tiếp tục cuộc chiến tranh cuối cùng không chỉ dẫn đến sự tiêu vong cả dân tộc chúng ta, mà còn kéo theo hủy diệt toàn bộ nền văn minh. Bởi vậy, mong muốn cứu hàng triệu trẻ em thoát khỏi chết chóc, chúng tôi, vâng, xin thần linh tổ tiên của chúng ta tha thứ, ra lệnh cho chính phủ của đế quốc chấp nhận các điều khoản của tuyên bố chung”.
Về đội quân Quan Đông trong tuyên bố của Thiên hoàng không có một từ nào.
Một luật sư Philippines Delfin Haranilla, người tham gia tòa án
Thật kinh hoàng rằng trong thời gian chiến tranh dân thường bị chết, nhưng họ đã chết không chỉ ở Nhật Bản, họ chết ở Trung Quốc, Liên Xô, Đức.
---
Đọc:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét