Điều gì đã xảy ra sau khi chủ nghĩa cộng sản bị lật đổ?
Что случилось после свержения коммунистического режима?
Natalia Rostova
Nguồn: slon.ru và newsland.ru
Kichbu posted on 11.07.2012
Hôm qua (03.07.2012) tại London đã trình chiếu bộ phim "Thế kỷ điên loạn" ('Age of Delirium') của nhà báo Mỹ David Satter. Ông từng là phóng viên của Financial Times tại Liên Xô vào cuối những năm 1970s - đầu những năm 1990s. Đây là buối chiếu trong loạt các buổi chiếu tổ chức tại Washington và Nga.
Trên cơ sở kiểu mẫu của những người riêng lẻ mà số đông công chúng hoàn toàn không biết đến, Satter đã hợp tác với nhà làm phim tài liệu Andrei Nekrasov tạo nên hình ảnh Liên Xô như một quốc gia trấn áp, mà cơ sở tồn tại của nó là sự dối trá. Các nhân vật có một không hai thoạt đầu được ông mô tả trong một cuốn sách cùng tên, và sau đó giới thiệu với sự hỗ trợ của ngôn ngữ phim thời sự. Một công nhân nói về sự vi phạm những điều kiện lao động tối thiểu tại hầm mỏ và tiên đoán về sự cố, hoặc anh em chạy trốn Liên Xô một cách màu nhiệm lại rơi vào bệnh viện tâm thần; mẹ của một người lính tử trận tại Afghanistan, thậm chí sau tổn thất như vậy từ chối kể về điều này cho nữ nhà báo; một chàng trai trẻ, người đã nghe được về thảm kịch ở Khatyn rất lâu trước khi có sự thừa nhận chính thống của nó; những nạn nhân của nạn đói golodomor ở Ucraina và có thể kể về nỗi sợ hãi đã trải qua chỉ nhiều năm sau đó… Sự dối trá tồn tại trong cuộc sống của những người này được thừa nhận là chuẩn mực, trở thành nguyên nhân sụp đổ Liên bang vào thời điểm khi sự sự thật được bóc trần. Toàn bộ phim dành nói về suy tưởng không mới này, đôi khi, tuy vậy, không được ý thức đầy đủ.
Về sự cần thiết xem xét lại lịch sử của quá khứ Xô Viết cũng như hậu Xô Viết, những nguyên nhân của thái độ bi quan hiện nay của nó và dự báo về sự sụp đổ của Liên bang mà nó tồn tại 11 năm qua, David Satter, hiện - nhà khoa học chính của Hudson Institute kể khi trả lời phỏng vấn Slon.
- Ông đã quay bộ phim này với nhà làm phim tài liệu Andrei Nekrasov. Tại sao với ông ấy? Các ông đã gặp nhau như thế nào?
- Chúng tôi quen biết nhau bắt đầu sau khi tôi viết cuốn sách về nước Nga của Eltsin "Bóng tối lúc bình minh", và ông ấy làm bộ phim tài liệu về các vụ nổ những ngôi nhà vào năm 99. Ông ấy đến buổi thuyết trình của tôi về cuốn sách, cùng với nhóm làm phim, và đưa bài nói chuyện của tôi vào trong phim. Chúng tôi đã làm quen với nhau như thế. Vào thời đó có những người ở Mỹ muốn dựng từ cuốn sách của tôi "Thế kỷ điên loạn" bộ phim tài liệu về sự sụp đổ của Liên Xô. Và bởi vì tôi chưa từng bao giờ làm đạo diễn, tôi đã mời Andrei làm phim với sự giúp đỡ của tôi. Tôi đã được nhà sản xuất của chúng tôi Inara Kolmane từ Devini Studios Latvia, các nhân viên của đài "Tự do", cũng như Grigori Amnyuel từ "EuroACK Production" giúp đỡ rất nhiều.
- Toàn bộ phim thấm đẫm ý tưởng đó là quốc gia được xây dựng trên sự dối trá. Ông đã đặt ra nhiệm vụ như thế đối với bản thân?
- Vâng, tự nhiên thôi. Đấy là sự dối trá mà toàn bộ hệ thống đã áp đặt một cách ép buộc, và mọi người buộc phải sống theo những nguyên tắc dối trá này, làm ra vẻ là chúng phù hợp với chân lý. Liên Xô đã trở thành đất nước của những đạo diễn, mỗi người buộc thủ một vai diễn - vai của một thành viên hạnh phúc trong một xã hội bình đẳng nhất trong lịch sử loài người. Và tất cả như nhau - đều là nô lệ, họ như nhau bị tước các quyền con người tối thiểu nhất. Nhưng nhiều người, thật đáng sợ, đã hoàn toàn sẵn sàng xử sự theo những nguyên tắc này và cảm thấy mình thoải mái trong cái lồng mà chế độ này tạo dựng nên. Điều này cho chúng ta thấy cái gì đó về bản tính con người. Bây giờ chúng ta ngạc nhiên rằng những người cực đoan Hồi giáo đánh bom liều chết, muốn làm sao giết được thật nhiều người vô tội, nhưng chúng ta quên rằng trong các thời kỳ của Liên Xô, người ta đã gây ra những vụ thảm sát hàng loạt vì các lý tưởng chính trị.
Trong thời gian Chiến tranh thế giới, họ đã ném những người Xô Viết hầu như tay không vào các trận địa của Đức, và họ bị tiêu diệt nhiều đến mức chính bản thân những người Đức cũng không thể tin được rằng người Nga sẵn sàng thí mạng sống của binh lính nhiều đến như thế.
Còn người Đức vì các lý tưởng của mình đã có khả năng bắt bớ những người hoàn toàn vô tội và đưa họ vào những phòng hơi ngạt. Thực tế là con người yếu đuối và có khả năng thích nghi với hầu hết mọi điều kiện. Còn số lượng những người có nguồn nội lực và khả năng đối kháng bạo lực có tổ chức, hoang tưởng có tổ chức và hiến dâng đời mình cho chân lý cao nhất, rất hạn chế. Vì điều này bản thân con người cần được tự tổ chức đến mức, trong ý nghĩa nhận thức được những giá trị riêng của mình và sẵn sàng một mình hành động phù hợp với những giá trị này. Nó cần được tổ chức tốt hơn toàn bộ hệ thống, - để kháng cự. Nhưng những phẩm chất này tìm thấy trong các trường hợp riêng lẻ, trong bất kỳ xã hội nào. Bởi vậy bộ phim cố được trình chiếu, trên các mẫu của Liên Xô, mọi người được tổ chức như thế nào, họ đã buộc phải sống dối trá như thế nào, nhiều người trong số họ đã vui mừng sống thế như thế nào, và bạo lực đã được sử dụng như thế nào để tạo nên tình hình này, và vì những nguyên nhân gì đất nước tan rã.
Chẳng hạn, trong phim có câu chuyện của Alexander Shatravki. Anh ta vượt qua biên giới Phần Lan, nhưng bị đất nước này trả ngược trở lại, và vì thế anh bị tống vào bệnh vện tâm thần. Hoặc - chuyện của một người Latvia theo chủ nghĩa dân tộc. Anh đấu tranh chống sự chiếm đóng Litva sau khi bố anh bị sát hại tại Bộ Dân ủy Nội vụ.
- Ông cho rằng Liên Xô tan rã trước hết vì rằng dối trá bị phanh phui?
- Vâng, ở Mỹ có rất nhiều người nói rằng hệ thống này không hoạt động vì nó không có sức sống, rằng cuối cùng, mọi người đã nhìn thấy điều này và đất nước sụp đổ. Điều này hoàn toàn không đúng: hệ thống này có sức sống, nhưng - trong những điều kiện nhất định. Chúng tôi thấy rằng thậm chí bây giờ ở Bắc Triều Tiên hiện đang tồn tại trong những điều kiện còn tồi tệ hơn so với ở Liên Xô, chế độ tiếp tục tồn tại, và điều này - nhiều năm nữa.
- Ông không nhận thấy trong điều này vai trò của Gorbachev?
- Liên Xô tan rã bởi vì Gorbachev đã làm cái điều mà ông ấy không thể làm gì khác được để bảo vệ hệ thống này. Ông ấy đã cho phép thực hiện tự do thông tin - trong hệ thống mà nó đã được định hướng rạch ròi vào hệ thống dối trá.
Điều tự nhiên là, sự thật và dối trá không thể cùng tồn tại, cái này phải tiêu diệt cái kia. Cũng là điều tự nhiên rằng trong thời gian cải tổ phản ứng luôn luôn có thể.
Tôi là phóng viên (Financial Times) ở Liên Xô - từ năm 76 đến 82. Có lần tôi cùng một phóng viên Anh quốc, Kristofer Booker, đi xem đất nước chuẩn bị cho Olympic như thế nào. Và tôi nói với anh ta rằng chế độ này sẽ không tồn tại quá mười năm. Đồng nghiệp của tôi hoàn toàn kinh ngạc bởi nhận xét như vậy. Tôi đã sai mất một năm. Liên bang sụp đó muộn hơn sau đó một năm. Và Kristofer hiện tại, ở một số nơi, nói và viết về điều này - ông ấy còn nhớ câu chuyện của chúng tôi. Nhưng lúc bấy giờ tôi không thể tưởng tượng được mình rằng quá trình này lại chính các nhà lãnh đạo Xô Viết khởi xướng. Lúc bấy giờ tôi có ý tưởng khác là hệ thống này đang trở nên tuyệt đối vững chắc trước ngưỡng nó sụp đổ hoàn toàn. Hệ thống không có những nội lực để bảo vệ mình, và điều này đã được thấy rõ thậm chí lức bấy giờ, vào những năm 80s.
Và còn điều gì quan trọng, hệ thống dối trá này có những hậu quả vật chất nhất định đối với mọi người. Chủ nghĩa xã hội là bình đẳng, là công bằng xã hội, và nhiều thành viên của xã hội Xô Viết cảm thấy thiếu thốn vật chất, khát khao các lợi ích vật chất. Họ biết khá rõ về phương Tây để hiểu rằng một doanh nhân Mỹ trung bình sống sung túc hơn một quan chức Xô Viết bậc cao. Và khi tiếp cận thông tin được mở ra, khi mọi người hiểu được rằng họ có thể không chỉ sử dụng mà còn có thể trở thành những người sở hữu những phúc lợi mà chúng thuộc về họ như những thành viên của xã hội. Rất khó hạn chế nỗi khát vọng hướng tới những giá trị vật chất mà nó đặc trưng đối với nước Nga hiện nay.
Cho dù điều này nghịch lý thế nào đi nữa, nếu nói về những phẩm chất con người, nhiều người trong số những người cộng sản cứng đầu tin vào hệ tư tưởng này, trong ý nghĩa đạo đức họ tốt hơn những nhà dân chủ, những người vô liêm sĩ, tráo trở, vô nguyên tắc, những người hoàn toàn tiếp thu trong tim ý tưởng của Marsk rằng tích tụ nguyên thủy tư bản luôn luôn kéo theo tội ác. Và họ đã gây ra không ít tội ác.
- Ông xem những người lãnh đạo Nga mà những người này tự xưng dân chủ là những nhà dân chủ?
- Những người thăng tiến như những người cộng sản, và sau đó bỗng trở thành những nhà dân chủ cỡ lớn.
- Ông có thể nêu những cái tên nào đấy?
- Tôi không muốn nhằm vào một người, khi những người như thế rất nhiều.
Đó là một tầng lớp toàn vẹn. Chẳng hạn, Gaidar. Ông ta làm việc ở báo "Sự thật", viết toàn những điều ngu ngốc không thể tin được.
Biên tập viên của tờ "Tia lửa nhỏ" Korotich… Ở đó có nhiều người khác nhau, nhưng họ trong hệ thống đó giống nhau đến mức độ mức độ nhất định, cùng thăng tiến công danh trong hệ thống đó, cùng lặp lại toàn dối trá… Những người bất đồng chính kiến rất ít, rất ít.
Cho dù điều này nghịch lý thế nào đi nữa, ở nước Nga hậu Xô Viết có nhiều người đấu tranh chống nạn tham nhũng, - đó là những người cộng sản chính thống. Tôi không muốn lý tưởng hóa những người này, nhưng trong khuôn khổ hệ thống này họ có cảm giác nào đó của sự trung thực. Như mọi người, như những cá tính, họ ngốc nghếch, nhiều điều họ không hiểu, nhưng họ chấp nhận một số câu khẩu hiệu duy tâm trong trái tim mình. Bạn của tôi Vladimir Voinovich trong tác phẩm nổi tiếng "Tuyên truyền hoành tráng" đã mô tả điều này - một phụ nữ sống chung với bức tượng Stalin trong căn hộ của mình. Và cảm tưởng rằng trong bối cảnh xã hội Xô Viết bà trung thực hơn nhiều so với nhiều người khác.
Nước Nga như mọi khi, - là phòng thí nghiệm to lớn của kinh nghiệm loài người. Những người Nga đã làm tất cả những gì mà những người khác có suy nghĩ lành mạnh không làm. Ngay từ Chaadaev đã giải thíc điều này. Mong muốn thiết lập một xã hội đã tạo nên những kiểu (tip) người mới, kinh nghiệm lịch sử mới, phần thế giới còn lại đối với nước Nga, đối với những người Nga sẽ học tập rất nhiều, cần quan tâm đến kinh nghiệm Nga và, có lẽ, thậm chí đôi khi giúp đỡ chính những người Nga hiểu kinh nghiệm này.
- Và trên cơ sở những cảm giác như thế nào của mình ông lúc bấy giờ nói với đồng nghiệp rằng quốc gia sẽ không tồn tại lâu được?
- Tôi đã thấy họ tổ chức Olympic như thế nào, nhìn thấy họ làm gì để gạt bỏ sự xâm nhập thông tin bên ngoài trong thời gian Olympic với sự tham gia của các vận động viên đến từ rất nhiều nước. Tôi hiểu rằng không thể vĩnh viễn đương đầu với hiện thực bên ngoài, điều này có thể tạo ra chỉ trong một thời gian.
- Cơ chế này hoạt động như thế nào - sự dối trá phá vỡ quốc gia?
- Khi sự dối trá được bóc trần, mọi người mất lòng tin vào hệ thống. Thiếu niềm tin vào hệ thống, không thể bảo vệ được quốc gia đa dân tộc, nơi ẩn chứa những xung đột xã hội, không thể giữ được sự thống nhất các ý kiến của cả nước. Đừng quên rằng ở Liên Xô chỉ có một ý kiến - Ủy ban trung ương. Không ai có thể tranh cãi với điều này. Ý kiến của tổng bí thư được nhắc đi nhắc lại ở mỗi cấp, cho đến tập thể nhỏ nhất ở vùng Chukotka cũng không loại trừ. Không thể thành lập tổ chức độc lập. Nếu bạn muốn thành lập câu lạc bộ cờ vua, thì nó cần có tổ chức đảng, và tổ chức đảng theo dõi sự trung thành ý thức hệ của câu lạc bộ này. Các cuộc biểu tình được tổ chức bởi chính phủ. Và khi Sakharov và những nhà bất đồng chính kiến khác có ý định tổ chức cái gì đấy, họ lập tức bị bắt.
- Khi nào thì ông hiểu sự dối trá ở Liên Xô? Ngay vào khi ông mới đến Liên Xô, hay là sau đó?
- Tôi đã biết điều này về lý luận. Tại trường đại học Oxford tôi đã viết luận án về những tác phẩm của Hanna Arendt, bà ấy giải thích rất rõ mối liên hệ giữa hệ tư tưởng và khủng bố. Nhưng, dĩ nhiên, biết hiện tượng về mặt lý thuyết - đó là một việc, còn va chạm với nó trong thực tiễn - đó là việc khác. Trong thời gian ấy đặc biệt người ta phái các phóng viên đến Moscow . Những phóng viên này không nói được tiếng Nga, không đặc biệt quan tâm nước Nga. Những người như thế là các đại diện tinh thần của xã hội Mỹ ở Liên Xô. Sau đ ó một số trong số những người này đã ra đi từ đó và làm ra vẻ rằng họ là những chuyên gia, - về đất nước mà họ chẳng có mối liên hệ nào ngoài vài nhân viên KGB đã làm họ nhiễu thông tin. Họ không thể vượt qua những định kiến của Mỹ, bởi vậy họ diễn giải các sự kiện ở Nga cứ như đó là nước Mỹ. Còn Nga - đó là một nước khác. So với đa số trong những người đó, tôi đã được chuẩn bị kiến thức tốt. Và, dĩ nhiên, điều có ý nghĩa nhiều - đó là kinh nghiệm.
- Ông có cái nhìn rất ảm đạm về Nga. Thậm chí trong số các chuyên gia về Nga ở Washington, có thể tìm thấy những người muốn nhìn mọi việc đang xảy ít nhiều lạc quan hơn.
- Đa số các chuyên gia về Nga, người lạc quan hơn, không có nhiều thời gian ở Nga như tôi đã từng ở. Ngoài ra, nhiều người trong số họ quan tâm nhiều hơn các mối quan hệ giữa các chính phủ của chúng ta, còn những lợi ích của xã hội Nga họ không liên quan trực tiếp.
- Và ông đánh giá rất tối tăm ngay cả lịch sử, và những dự báo của ông không làm hài lòng. Ông thừa nhận điều đó không?
- Nga - đó là một đất nước mà vì các nguyên nhân đa dân tộc thực tế trong hòan cảnh này không tránh khỏi lặp lại lịch sử độc tài của mình, nếu không có tiến bộ trong việc thiếu tôn trọng các quyền cá nhân.
- Tức là ông không cho rằng Nga là quốc gia chuyên quyền? Đây là sự lạc quan!
- Vâng, quốc gia chuyên quyền, nhưng, còn dễ chịu, mặc dù đối với những người bị sát hại như Anna Politovskaya, không dễ chịu như thế. Nhưng quay lại vấn đề về sự bi quan trong liên hệ với Nga. Thái độ bi quan sẽ không thể được biện minh chỉ khi mà xã hội Nga hiểu rằng không thể xây dựng nền dân chủ và bình đẳng khi sử dụng con người như vật chất chi tiêu, và điều này - trong truyền thống của Nga. Nếu người nào đó, biết những sự thực này, sẽ không trở thành người bi quan. Điều đó có nghĩa chỉ một, nó - kẻ ngu ngốc.
Nếu ở Nga không hiểu biết rằng con người có những quyền nhất định, nhân cách của con người có giá trị, nếu có tư tưởng rằng có thể sử dụng con người cho những mục đích chính trị ngu dốt khác nhau (điều mà ngay cả những nhà cải cách trẻ, tiện thể, đã làm), thì không thể trong chờ dân chủ ở Nga . Phương án duy nhất - chế độ độc tài hà khắc nhiều hơn hoặc ít hơn.
Một vấn đề khác, người bi quan nghĩa là gì? Trong hoàn cảnh này điều này không có nghĩa là kẻ thù của Nga hoặc kẻ thù của nhân dân Nga. Ngược lại. Nga không thể thoát ra khỏi hoàn cảnh này và nói với mình rằng tất cả đều tốt đẹp. Điều gì đã xảy ra sau khi chế độ cộng sản bị lật đổ? Có thể hỏi mình - tất cả những nỗ lực đối kháng chế độ độc tài Xô Viết này từng có để tạo ra chế độ và xã hội mà nó đang tồn tại hiện nay ở Nga? Có lẽ, tốt nhất là xây dựng chế độ mà nó, cuối cùng, tôn trọng con người, xã hội mà ở đó mọi người được pháp luật bảo vệ?
Và ai bây giờ là kẻ thù? Trong thời gian xảy ra các sự kiện Beslana năm 2004, một người nào đó đã ra lệnh khai hỏa từ súng phun lửa và súng phóng lựu vào nửa cung thể thao, nơi có hàng trăm con tin. Họ đã bị thiêu sống. Ai là kẻ thù? Ai đã ra mệnh lệnh tàn bạo như vậy? Không một nước văn minh nào giám hành động như vậy. Sau sự kiện đó nói rằng các bạn - người bi quan về tương lai của Nga…Và lối thoát nào có thể ở đây? Không nào cả.
Eltsin đã ra lệnh hay là ai đó khác đã ra lệnh - ném bom Grozhnyi vào năm 95, tự nhiên, không phân biệt, theo cách Nga. Và ở đó, theo những đánh giá khác nhau, 20 000 người đã bị giết, bị chết vì bom đạn. Việc này kéo dài năm tuần. Đa số những người ở trung tâm Grozhnyi là người sắc tộc Nga, đa sô người Chechen chạy trốn vào núi, chạy về gia đình của họ. Chúng ta có thể nói gì về đất nước như thế? Những kẻ thù - đó là những người sử dụng sinh mạng của những đồng hương, đang phất lên. Còn những người ăn cắp hàng tỷ và hiện đang lẫn trốn ở phương Tây? Đó - chính là những kẻ thù đích thực.
- Ông ủng hộ "danh sách Magnitsk"?
- Tất nhiên. Đây là điều tối thiểu cần phải làm.
- Làm điều này để làm gì, nếu Bộ ngoại giao (Hoa Kỳ), đại sứ quán có thể cấm nhập cảnh?
- Tất cả cần được công khai, rõ ràng và không có ngoại lệ. Không thể lẵng lặng, vì những lý do quan liêu…
- Và những biện pháp đáp lại có làm ông bối rối?
- Tôi không rất tin vào điều này, nhưng thậm chí nếu chúng xảy ra… Khi lần đầu tiên tôi đến Nga, lúc bấy giờ - đến Liên Xô, người ta hỏi tôi - ông không sợ viết chống lại chúng, bởi vì rằng sẽ có những biện pháp đáp trả? Và tôi lập tức hiểu ra rằng nếu tôi lúc nào cũng nghĩ về các biện pháp đáp lại, thì tôi sẽ không thể viết được điều gì cả. Và tôi quyết định một lần và mãi mãi không nghĩ về điều đó nữa.
- Ông chờ đợi các biện pháp trừng phạt ở Nga?
- Vì công bằng mà nói, rằng mặcdù tôi nghĩ rằng chế độ Putin có khả năng gây ra những tội ác to lớn và đã gây ra những tội ác to lớn, nó trong bối cảnh truyền thống Nga - tương đối dễ chịu. Những người cầm quyền hiện quan tâm tích lũy nhữ đồ cướp bóc nhiều hơn, họ cho rằng (và cho rằng đúng) rằng nếu mọi người sẽ chỉ nói to và không làm gì, thì họ không bị điều gì đe dọa. Bây giờ ở Nga giai đoạn mới - mọi người được tổ chức, đặc biệt ở Moscow , nơi nguy hiểm hơn. Nhưng về mặt này tình hình giống như Liên Xô - khi khủng hoảng chín muồi, trong các giới cầm quyền không có những người bảo vệ, mà những người này muốn chết hoặc đấu tranh vì chế độ này. Và trong trường hợp chế độ Putin - hơn thế. Chúng ta thấy gì ở các băng nhóm tội phạm? Khi chúng cùng nhau vơ vét nhiều hơn, chúng là anh em trong cuộc sống, yêu thương nhau vô bờ bến, những khi cần chia sẻ - các cuộc xung đột bắt đầu, bắt đầu tiêu diệt lẫn nhau. Và tại nhiều nghĩa trang ở Nga bạn sẽ thấy một bên chôn băng nhóm này, bên kia - băng nhóm khác, còn trước đây chúng từng là những bạn bè lớn của nhau. Và tôi nghĩ rằng tâm lý này trong các giới cầm quyền Nga cũng tồn tại. Mọi người đều tham lam, vô nguyên tắc, vô đạo đức, không có những chế tài đạo đức nào cả. Tất cả điều này sẽ gây nên căng thẳng tương đối trầm trọng, nếu khủng hoảng quyền lực sẽ phát triển. Và tôi cảm giác, nó sẽ tiếp tục như thế. Kinh khủng phải không? Bạn có thể nghe thấy điều đó.
Nếu muốn một cái nhìn màu hồng, lạc quan, thì chúng tôi có nhiều. Nhưng điều quan trọng phải nói - tình hình không phải vô vọng. Có con đường thoát khỏi tình cảnh này. Mọi người cần ý thức được rằng bây giờ, cuối cùng, cần có ý định vững chắc nói sự thật về tất cả, tất cả các bí mật, ngay cả của thời kỳ hậu Xô Viết, cần phải được phơi bày. Thật vô lý khi nói tất cả điều này bắt đầu từ Putin. Những gì tồn tại dưới thời Eltsin không tốt hơn những gì bây giờ nhiều.
Tôi nghĩ rằng Nga cần phiên bản tương đương của Ủy ban sự thật và hòa giải mà nó đã tồn tại sau chủ nghĩa aparteid ở Châu Phi.
Và mọi người cần phải hiểu rằng nạn tham những - chỉ là triệu chứng của thói xấu đạo đức trong xã hội, rằng không cần chỉ đấu tranh với nó (mặc dù điều đó cũng cần). Cơ sở của thói xấu là suy nghĩ cho rằng con người - đó là phương tiện để đạt được các phượng tiện chính trị. Điều này là thảm kịch, nhưng xã hội chia sẻ quan điểm như thế, khác đi nó có thể phản ứng theo kiểu khác đối với các sự kiện Beslan, Dubrovka, đối với các vụ phá nổ những ngôi nhà, sát hại các nhà báo. Xã hội cần ý thức được mình, và có không ít người hiểu điều này. Bây giờ ở Nga sẽ có cơ hội thứ hai cho dân chủ, nhưng để không đánh mất nó, mọi người cần hiểu rằng nếu sau khi Liên Xô sụp đổ họ không thể xác lập xã hội dân chủ, có nghĩa, có điều gì đó cần thay đổi trong chính mình.
- Nhưng để làm được điều này cần có mong muốn hướng đến dân chủ.
- Điều này phụ thuộc vào những người bây giờ muốn đối kháng chế độ độc tài. Và tôi về mặt cá nhân biết nhiều người hiểu tôi nói gì, - cần một sự đánh giá trung thực chế độ cộng sản và hậu cộng sản. Ở Nga vấn đề trung thực rất quan trọng. Nói chung người Nga - đó là dân tộc của những người tìm kiếm sự thật. Những người này đôi khi tìm sự thật ở nơi mà ở đó sẽ không tìm thấy. Họ thường muốn thấy sự thật tuyệt đối trên trái đất, và đó chính là điều cần trong hoàn cảnh hiện nay.
- Ví dụ, về nước Mỹ.
- Mỹ - đó là nước khác. Đó là xã hội của những người thực dụng. Họ xa lạ với những tư tưỏng trừu tượng, họ ít đọc so với người Nga. Các vấn đề đạo đức đối với họ đã được giải quyết từ lâu, người Mỹ tôn trọng pháp luật, và họ không muốn tìm chân lý ở bậc đầu tiên. Nhưng cho dù điều này lạ lùng thế nào đi nữa, họ đã xây dựng cho mình, cho con cái của mình một xã hội ít nhiều khá tốt.
- Sự thật, điều ông nói, ở Nga đã thể hiện ra bên ngoài. Ông nghĩ tại sao qua hai mươi năm rồi mà lại cần tìm kiếm?
Đây là kết quả của di sản Nga và những tư tưởng rằng chủ nghĩa tư bản có thể xây dựng bất luật pháp. Những nhà cải cách trẻ hiện đang cầm quyền về thực chất là những người Xô Viết. Họ muốn tạo ra hoàn cảnh không đảo ngược được để mọi người không thể quay lại với những thói quen cộng sản, và điều này - cho dù rằng dân chúng ủng hộ các cuộc cải cách. Kết quả - tội phạm hóa cả đất nước.
Để lần này làm tốt nhất, cần dù sao ý thức được mình và hiểu rằng cần tạo ra hoàn cảnh để mỗi người được bảo vệ trong các quyền của nó. Và điều này, tiện thể, tồn tại ngay ở cả Châu Âu, và cả ở Mỹ. Người Nga khi đi qua biên giới, tức thì có các quyền mà không có ở nhà. Cảnh sát ở London không thể đơn giản giết người trên đường phố và không chịu trách nhiệm vì điều đó, còn ở Nga - hoàn toàn có thể. Và nhiều người Nga, như tôi biết, hiện đang sống ở Anh.
Trong thời Eltsin có có những bài báo viết theo đặt hàng, vi phạm pháp luật, phạm nhân là nhà vua, và trong số cận thần của Eltsin có những tội phạm, bao gồm các nhà tài phiệt, nhưng tất cả điều này - bắt nguồn từ chỗ không hiểu rằng cần phải tôn trọng pháp luật. Những nhà cải cách trẻ nghĩ rằng nếu hàng triệu người sẽ chết, thì dù sao họ cũng xây dựng chủ nghĩa tư bản. Đây là logis của Stalin. Không, Eltsin không tốt hơn.
- Và Mỹ, tiện thể, đã giúp đỡ Eltsin.
- Vâng, đã giúp. Chúng tôi khuyến khích như có thể, tối đa, các khuynh hướng thoái các cấu trúc (từ trong tiếng Nga - деструктивные тенденции), nhưng người Nga tự mình làm tất cả. Nói chung người Nga nhìn thấy trong tất cả đó có âm mưu.
- Vậy sao!
- Nhưng tôi cam đoan với các bạn đó không phải là mưu đồ, mà - sự ngu xuẩn, cách tiếp cận hời hợt đối với Nga và hầu hết - thói hám danh lợi của những người làm nên danh phận trong Bộ ngoại giao (Hoa Kỳ). Vì hời hợt đã phạm những sai lầm to lớn. Không, đó không phải là mưu đồ. Chỉ đơn giản họ không hiểu điều gì đã xảy ở Nga. Và họ cũng chẳng cần để hiểu một cách nghiêm túc. Họ đã can thiệp, ảnh hưởng thì tiêu cực, nhưng tất cả người Nga, như mọi khi, tự mình hại bản thân. Thậm chí nếu các chuyên gia của chúng tôi có là thiên tài, tôi không nghĩ rằng họ có thể ngăn chặn sự phát triển của xã hội Nga - của xã hội như nó từng tồn tại trong những năm 90s.
- Nhưng tại sao ông tin tưởng rằng đó không phải là mưu đồ? Có l ẽ, dù sao cũng chính nó?
- Không, những người của chúng tôi không có khả năng cho mưu đồ. Đây là tính chất của nền văn hóa khác.
Bản dịch chưa được biên tập. Nhờ các bạn giúp, nếu có thể…J
Trả lờiXóaCác nhà rận tru thất vọng với bà Ngoại roài!
dinhphdc còm vui quá ta..:)
Trả lờiXóa;)
Trả lờiXóaBà ngoại trưởng chủ động xin gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để tìm hiểu sự dè dặt bên trong Đảng về quan hệ với Mỹ.
Bà Cliton sao lại gặp Tổng Bí Thư nhỉ?
Trả lờiXóaCũng chẳng phải đồng nhiệm!?
Trả lờiXóaBà này to gan..:)
Cười sướng quá!
Trả lờiXóa@dinphdc: Bà này sao thường mặc áo đỏ thía..:)
Trả lờiXóaNày thì đỏ:
Trả lờiXóaNgoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton gặp Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội 10/7/12
Ông Bình Minh nhìn kiểu gì mà làm bà ấy thất thần thế! Đứng tim không nói được câu nào.
Trả lờiXóaCứ như muốn nói: "Tôi thích Chị rồi đó .......... "