Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Một phần tư người Nga chưa bao giờ nghĩ về tương lai của đất nước



Photo: Ilya Pitalev/RIA Novosti

Четверть россиян никогда не задумывалась о будущем страны


Nguồn: lenta.ru`

Kichbu posted on 26.06.2013

Gần một phần tư người Nga không suy nghĩ nước Nga sẽ như thế nào trong vài năm sắp đến. Theo "Kommersant" đưa tin,  cuộc thăm dò được tiến hành bởi Trung tâm nghiên cứu dư luận toàn Nga chỉ ra những số liệu này.

Theo các số liệu của trung tâm, 24 phần trăm người Nga không bao giờ nghĩ về tương lai của đất nước. Còn 36 phần trăm luôn suy ngẫm về điều này, và vấn đề này thường xuyên làm lo lắng chỉ có 11 phần trăm công dân của đất nước.

Trong khi đó, 43 phần trăm người Nga cho rằng đến năm 2020 Nga cần trở thành một cường quốc vĩ đại thịnh vượng, còn 11 phần trăm nói rằng đến thời điểm này nó phải trở thành một quốc gia có mức sống cao. Về điều này tờ báo không xác định rõ ý kiến của 46 phần trăm người Nga.

 Празднование Дня России в 2003 году

Ngoài ra, 15 phần trăm số người được hỏi tin rằng trong sau năm- mười năm tới những khẩu hiệu có đầu óc lớn sẽ cấp bách nhất. Thêm 28 phần trăm cho rằng ý tưởng về một nhà nước mạnh quan tâm đến công dân là quan trọng hơn cả, và 17 phần trăm tin rằng sự quay trở lại các giá trị tinh thần và truyền thống đã được thử thách qua thời gian sẽ là tư tưởng chủ đạo. Chỉ có tám phần trăm số người được hỏi cho rằng trong 5-10 năm tới  những tư tưởng thị trường tự do và dân chủ sẽ là được phổ biến.

Trước đó Trung tâm nghiên cứu dư luận toàn Nga trong thời gian thăm dò đã tìm phát hiện ra rằng hiện nay phần lớn người Nga không có gì để tự hào về đất nước mình. Đặc biệt, 70 phần trăm số người được hỏi không thể nhớ được bất kỳ một thành tự nào của đất nước mình kể từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Tuy nhiên, được quyền tiến hành đăng cai Olympic mùa đông ở Sochi vào năm 2014 là một trong những thành tự rõ nét nhất của Nga.

-----

--> Read more..

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Nga có lợi ích tại biển Đông - Bài II



Nga và tranh chấp biển Đông - Bài 2: Nga có lợi ích tại biển Đông


NGHĨA HUỲNH (Irys)

Nguồn: phapluattp.vn

Kichbu posted on 25.06.2013



Sự quay trở lại trong mối quan tâm đến châu Á-Thái Bình Dương của Nga còn được thể hiện qua việc nước này đã thành lập Bộ Phát triển Viễn Đông.


Nhiều học giả đã ví von biển Đông như là Địa Trung Hải của châu Á. Điều này cũng dễ dàng giải thích cho việc biển Đông liên tục nổi sóng trong nhiều thập niên qua. Vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã mạnh miệng tuyên bố biển Đông là lợi ích cốt lõi của họ. Còn Mỹ cũng đã phản hồi với tuyên bố biển Đông là lợi ích quốc gia. Vậy còn đối với Nga, biển Đông đóng vai trò là lợi ích gì đối với nước này?

Từ kinh tế…

Thứ nhất, xét về mặt lợi ích kinh tế, GS Vitaly Naumkin - Chủ tịch Trung tâm Chiến lược và Chính trị Moscow (Nga) cho rằng với nhu cầu phát triển như hiện nay, rõ ràng Nga rất quan tâm việc mở lối thoát ra thị trường mới tại châu Á, mở rộng cơ sở cung cấp nguyên liệu thô. Bên cạnh đó, Nga còn muốn đa dạng hoạt động của các tập đoàn dầu khí trong nước, giảm chi phí sản xuất và giành thêm những lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.

Với đặc thù về các yếu tố địa kinh tế thì biển Đông đã biến thành một cửa ngõ trọng yếu mà Nga muốn tận dụng để hiện thực hóa những nhu cầu trên. Cạnh đó, cũng theo GS Vitaly Naumkin, việc hợp tác với các nền kinh tế đang phát triển tại Đông Nam Á như Việt Nam cũng tạo điều kiện rất tốt cho Nga đa dạng phương thức hơn để Nga tham gia vào mạng lưới quan hệ kinh tế và quan hệ quốc tế toàn cầu.



 
Tàu săn tàu ngầm cỡ lớn Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga. Ảnh: Internet

Không chỉ thế, Nga còn có những hợp đồng khai thác dầu khí đang tiến hành tại khu vực. Xét ra thì những con số từ đây mang lại chỉ là một phần trong tổng lợi nhuận dầu khí khổng lồ trên toàn thế giới mang lại cho Nga nhưng nếu mất đi thì tổn thất lại không hề nhỏ. Chính bởi tầm quan trọng của những lợi ích kinh tế này mà ông Sergei Pravosudov - Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Nga đã tuyên bố rằng: “Nếu Trung Quốc cứ tiếp tục gây hấn và xâm phạm tới biển Đông thì chắc chắn họ sẽ gặp phải sự phản ứng của Mỹ và Nga là hai quốc gia đang có nhiều tập đoàn dầu khí làm việc tại thềm lục địa của Việt Nam”.

Đến ảnh hưởng chính trị

Thứ hai, xét về mặt chính trị ngoại giao, bên cạnh mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, hiện nước Nga còn có quan hệ hữu nghị truyền thống và lợi ích hợp tác với Việt Nam. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, Liên Xô (sau này là Nga) đã đầu tư, thăm dò khai thác dầu khí ở biển Đông. Vì thế, Nga sẽ không muốn tình hình tranh chấp ở đây ảnh hưởng xấu đến quan hệ với các nước. Theo chia sẻ của GS-TS Vladimir Kolotov (Trưởng khoa Sử Viễn Đông, ĐH Quốc gia St. Petersburg, Nga) thì “đối với Nga, cả Việt Nam và Trung Quốc đều là đối tác chiến lược”.

Hơn nữa, với tư cách là một nước lớn, đang trên đường phục hồi vị thế vốn có của mình, nước Nga khó có thể bỏ qua những lợi ích chiến lược mang tính toàn cầu, cả hiện tại cũng như lâu dài. Biển Đông cũng nằm trong lợi ích chiến lược của họ. Không phải ngẫu nhiên mà Nga đã điều trung đoàn tên lửa S-400 đến đóng ở Viễn Đông, bán vũ khí tàu ngầm hiện đại, máy bay chiến đấu Su 30, tên lửa hành trình Bastion cho Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Nga cũng thường xuyên đưa tàu chiến lui tới nhiều nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Sự quay trở lại trong mối quan tâm đến châu Á-Thái Bình Dương của Putin còn được đánh dấu qua việc Nga đã thành lập Bộ Phát triển Viễn Đông.

Trong bối cảnh Moscow đang tích cực thực hiện chính sách ngoại giao đa phương, khu vực biển Đông có ý nghĩa ngày càng quan trọng. Theo nhận định của chuyên gia Aleksey Fenenko (đăng trên báo Độc Lập của Nga) thì: “Nga quan tâm tới việc hội nhập vào khu vực này trên nhiều không gian và trong mọi cơ chế, tổ chức khác nhau như ASEAN, APEC, EAS nhằm sử dụng tiềm năng khu vực để nâng cao phát triển vùng Siberia và Viễn Đông”. Vì thế, có thể thấy việc can thiệp nhằm giữ cho tình hình biển Đông ổn định sẽ giúp cho Nga có đủ uy tín và vị thế hiện thực hóa được những điều này.

Và tầm nhìn chiến lược

Thứ ba, xét về mặt phát triển chiến lược quân sự, điều kiện địa lý của Nga rất không thuận lợi, làm hạn chế nghiêm trọng sự phát triển sức mạnh trên biển, sức mạnh hải quân của Nga.

Nhìn vào bản đồ địa lý có thể dễ dàng nhận thấy phần lớn đường bờ biển Nga thuộc khu vực lạnh giá, trong năm có thời gian đóng băng rất dài, tỉ lệ sử dụng bờ biển tương đối thấp. Khu vực biển Baltic và biển Đen đều có bờ biển ấm áp, có tương đối nhiều cảng không đóng băng nhưng độ dài của tuyến đường bờ biển không lớn, khó trở thành căn cứ chủ yếu để phát triển quyền kiểm soát biển.

Nhưng khu vực biển Đông thì khác, đây là vùng biển nhiệt đới, không bao giờ đóng băng. Đặc biệt, như một nhà quan sát ví von, quân cảng Cam Ranh được đánh giá như là “yết hầu” trong bản đồ chiến lược quân sự khu vực. Vì thế, Nga rất cần thông qua những đồng minh lâu năm của mình (như Việt Nam) để có thể mở thêm một hướng mới cho việc phát triển lực lượng hải quân.

Cuối cùng, nếu nhìn về sự cạnh tranh vị thế chiến lược thì Nga hiện có hai cường quốc cạnh tranh: Trung Quốc và Mỹ. Moscow hiện đang nhì n nhận sự trỗ i dậ y củ a Bắ c Kinh ở  châu Á -Thá i Bì nh Dương vớ i một thái độ nghi ngạ i, với sự lo sợ về vị thế của mình. Vì vậy, dĩ nhiên “chàng gấu” Nga đang rất muốn đẩy lùi vị thế của người khổng lồ tại tất cả khu vực mà Nga có lợi ích.

Theo nhận định của TS Subhash Kapila (Tổ chức Phân tích Nam Á tại Ấn Độ) thì “tranh chấp biển Đông có thể làm thay đổi cục diện khu vực, thúc đẩy sự cân bằng cơ cấu quyền lực ở châu Á-Thái Bình Dương”. Từ đó, TS Subhash Kapila cho rằng việc can thiệp tích cực vào vấn đề tranh chấp tại biển Đông sẽ giúp cho tham vọng thay đổi trật tự quyền lực khu vực của Nga mau chóng được hiện thực hóa.Dù đang gặp nhiều vấn đề xấu về kinh tế, xã hội trong nước nhưng để bảo vệ những lợi ích và chứng minh cho cái gọi là vị thế cường quốc của mình, Nga bắt buộc phải hiện diện tại biển Đông - điểm nóng hiện tại của thế giới. Tuy nhiên, kịch bản nào cho sự quay trở lại của Nga tại biển Đông nói riêng và châu Á-Thái Bình Dương nói chung còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Biển Đông - con đường huyết mạch thế giới
Trong số 10 tuyến đường hàng hải chính trên thế giới thì có năm tuyến đi qua khu vực biển Đông. Hơn 90% thương mại quốc tế được vận chuyển bằng đường biển, trong đó 45% đi qua khu vực này. Theo GS Bronson Pervcival, cố vấn cao cấp Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược CNA (Mỹ),  “có khoảng 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc, 60% của Nhật Bản và 66% của Hàn Quốc đi qua biển Đông; có tới 42% hàng xuất khẩu của Nhật Bản, 55% hàng xuất khẩu của các nước Đông Nam Á, 26% hàng xuất khẩu của các nước công nghiệp mới và 40% hàng của Úc đi qua biển Đông”. Điều này lý giải vì sao các cường quốc, trong đó có Nga, lại đặc biệt quan tâm và muốn hiện diện tại khu vực này.
Nga thỏa thuận bán khí đốt cho Trung Quốc
Theo Đài Tiếng nói nước Nga: Nga và Trung Quốc đã loại bỏ một trong những chướng ngại vật trên đường đi đến ký kết thỏa thuận về khí đốt. Việc cung cấp khí đốt của Nga sang Trung Quốc sẽ được thực hiện mà không cần tham chiếu đến mức giá của Trung tâm Kinh doanh khí đốt tự nhiên Henry Hub ở Mỹ. Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Nga Sergey Pravosudov cho biết: Cuộc đàm phán về giá khí đốt của Nga xuất khẩu sang Trung Quốc dường như đã tiến về phía trước. Điều đó xảy ra dưới ảnh hưởng của tình hình trên thị trường năng lượng của châu Á.
Với một quyết định thuận lợi về giá cả, việc cung cấp khí đốt của Nga sang Trung Quốc có thể bắt đầu vào năm 2018.
Đây là một trong những hướng đi của Nga nằm trong chính sách năng lượng hướng đông của quốc gia này.
(Theo nangluongvietnam.vn)


--> Read more..

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Campuchia: biểu tình chống chiếm đất và phá rừng






Quốc Việt


Kichbu posted on 24.06.2013

Một cuộc biểu tình tuần hành diễn ra sáng nay ở thủ đô Phnom Penh đòi hỏi chính phủ nước này bảo vệ môi trường và những nhà hoạt động vì môi sinh, đất đai.

Tòa án phải độc lập và minh bạch

Khoảng 700 người dân Campuchia đến từ 24 tỉnh thành tổ chức biểu tình và tuần hành trên đường phố Phnom Penh với mục đích đòi chính phủ của Thủ tướng Hun Sen can thiệp vào nạn phá rừng của các công ty Việt Nam; hoạt động cưỡng chế đất đai, nhà cửa; phản đối về kế hoạch xây dựng các đập thủy điện trên hạ lưu sông Mekong.

Những người tham gia biểu tình đến từ 24 tỉnh khác nhau tại Campuchia, nhưng họ có chung một tiếng nói là chính phủ đang sử dụng tòa án để gây áp lực, giam giữ các nhà bảo vệ môi trường, đất đai. Đoàn biểu tình mang theo với nhiều biểu ngữ, băng rôn treo các dòng chữ: “Người nghèo cũng cần công lý. Tòa án phải độc lập và minh bạch. Bắt dân lương thiện là hành động bất công và vi pham nhân quyền.”

Đại diện cộng đồng người dân cho biết họ kiến nghị thư lên Bộ Tư pháp, Quốc hội, Bộ Ngoại giao và Hội đồng Thẩm phán của Campuchia. Trong thư kiến nghị, họ yêu cầu các cơ quan ban ngành can thiệp chấm dứt hành động đuổi dân ra khỏi đất đang có tranh chấp, chấm dứt tình trạng chặt cây phá rừng, hăm dọa nhà bảo vệ nhân quyền, đặc biệt là đề nghị thả các nhà hoạt động đất đai và môi trường đang bị kết tội.

Trong số người biểu tình, cũng có một số người Campuchia gốc Việt đến từ hồ Boeung Kak. Họ là nạn nhân bị cưỡng chế nhà cửa. Chị Sam Bô kêu gọi chính phủ có hành động cụ thể đối với quan tòa tham nhũng và lạm dụng chức vụ.
 


Chị phát biểu với RFA: “Chúng tôi đến đây để xin Tòa án thả Yorm Bopha. Tôi thấy Yorm Bopha không có tội gì hết vì Yorm Bopha đứng ra để bảo vệ nhà cửa. Hiện, chúng tôi 600-700 người đòi tòa án thả người. Tôi thấy tòa kết án vừa rồi không công bằng. Vì vậy, chúng tôi muốn Tòa án công bằng để thả người về đoàn tụ với gia đình.”

Cuộc biểu tình này không bị cảnh sát trấn áp. Quan chức Bộ Tư pháp cho biết chính phủ đang giải quyết các vấn đề đất đai. Đối với người bị bắt vì họ vi phạm pháp luật và kích động dân chống chính quyền.

Còn người phát ngôn Tòa đô chính Phnom Penh là ông Long Dimanche nói: “Sau khi nhóm công tác soạn tên những người bị cưỡng chế xong, chúng tôi sẽ gửi lên nhóm công tác đặc biệt để so sánh với danh sách của chính quyền địa phương, cộng đồng. Chính phủ cũng sẽ có cuộc gặp với cộng đồng người dân tổ chức biểu tình khiếu nại để giải quyết cho họ.”

Tuy nhiên, đại diện cộng đồng đến từ tỉnh Kratie cho biết tình trạng phá rừng để lấy đất trồng cao su và tìm kiếm mỏ vàng đang hoạt động khá phổ biến.

Ông Ouk Pov phát biểu: “Có rất nhiều khu vực tại tỉnh Kratie bị chính quyền địa phương kết hợp với nhà đầu tư nước ngoài chặt cây lấy gỗ. Thậm chí, các công ty nước ngoài còn khai thác trên đất dân.”

Theo thư kiến nghị, cho đến nay có khoảng 500 người hoạt động trong lĩnh vực đất đai, môi trường, tài nguyên thiên nhiên, nhân quyền và nhà ở bị tòa án bắt giam.

Ngoài ra, cũng có nhiều người làm việc trong lĩnh vực vừa nói bị các cơ quan chức năng hăm dọa, dùng bạo lực, thậm chí còn giết hại.

-----


--> Read more..

Nga trở lại biển Đông - Bài I





Nga và tranh chấp biển Đông - Bài 1: Nga trở lại biển Đông



NGHĨA HUỲNH (Irys)

Nguồn: phapluattp.vn`

Kichbu posted on 24.06.2013



Sau thời gian “ngủ đông”, những tuyên bố và động thái gần đây của Nga đã hé lộ ý đồ chiến lược của nước này đối với biển Đông và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

LTS: Biển Đông đang trở thành sân chơi thu nhỏ giữa hợp tác và cạnh tranh của các cường quốc thế giới và Nga cũng không phải là ngoại lệ. Chính những đặc thù về địa kinh tế và địa chính trị đã biến khu vực này thành “con bài chiến lược” từ góc nhìn của Nga. Dưới đây là loạt bài phân tích về chiến lược này của Nga trong bức tranh tranh chấp biển Đông phức tạp này.

Quốc gia ngoài khu vực Đông Nam Á đánh dấu sự hiện diện đầu tiên tại biển Đông chính là Nga. Vào năm 1905, trong cuộc hải chiến với phía Nhật, hàng trăm tàu chiến của Nga hoàng đã tập trung ở cảng Cam Ranh để chuẩn bị cho việc tham chiến.

Ngược dòng quá khứ

Sau nhiều giai đoạn thăng trầm của hai cuộc thế chiến, đến thập niên 1980, Liên Xô tiếp tục đánh dấu sự hiện diện của mình ở đây bằng cách tích cực hợp tác với Việt Nam trong việc khai thác mỏ dầu Bạch Hổ cùng một số mỏ khác. Về mặt hiện diện quân sự, Liên Xô chính thức đánh dấu sự có mặt của mình ở đây từ năm 1979 theo hiệp định được ký kết với Việt Nam.

Theo đó thì cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hậu cần. Tên gọi đầy đủ là Điểm cung cấp vật liệu - kỹ thuật số 922 (PMTO) của Hạm đội Thái Bình Dương, với diện tích khoảng 100 km2, trong thời hạn 25 năm, phục vụ một đơn vị thường trực chiến đấu mang tên Liên đội tàu chiến đấu số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương.

 
Tàu chiến Liên Xô tại cảng Cam Ranh năm 1982. Ảnh tư liệu

Đến năm 1991, Liên Xô tan rã khiến cho Nga buộc phải bước vào thời kỳ “ngủ đông”, thực hiện sự rút lui chiến lược khỏi châu Á-Thái Bình Dương. Với tình thế suy yếu lúc đó, chính phủ Nga buộc phải thực hiện chính sách nghiêng hẳn về phương Tây (hay còn được gọi là “chính sách Đại Tây Dương”) với mục đích chủ yếu là có được viện trợ kinh tế.

Tuy nhiên, việc vẫn mang tư tưởng nước lớn đã khiến cho các nhà hoạch định chính sách Nga muốn tiếp tục có sự can dự ở một khu vực trọng yếu ở Thái Bình Dương. Vì thế, từ năm 1993, Nga thực hiện chính sách “đại bàng hai đầu”. Một “đầu” thì tiếp tục hướng về Đại Tây Dương, “đầu” còn lại hướng về châu Á.

Như một “chú gấu ngủ đông”, Nga khó lòng có đủ “sức khỏe” để thực hiện tất cả kế hoạch. Thế nên trong vấn đề biển Đông, Nga đã giữ “khoảng cách” nhất định để không phá vỡ thế cân bằng lợi ích của các nước lớn. Bằng chứng là đến năm 2001, Việt Nam và Nga đã nhất trí chấm dứt sớm thỏa thuận 1979 về vấn đề sử dụng cảng Cam Ranh. Đến năm 2002 thì việc này chính thức diễn ra với sự kiện Đại tá chỉ huy trưởng Eryomin là người Nga cuối cùng rời Cam Ranh lên tàu Sakhalin 9, chấm dứt 23 năm tồn tại của căn cứ Cam Ranh của Hạm đội Thái Bình Dương.

Từ đó đã chính thức chấm dứt sự hiện diện của các lực lượng quân sự Nga tại cảng Cam Ranh nói riêng và toàn bộ biển Đông nói chung. Đồng thời, Nga cũng giữ thái độ trung lập trong tranh chấp giữa các nước liên quan trong suốt những năm sau đó.

“Gấu” Nga đã hết ngủ đông

Thế nhưng mọi chuyện bắt đầu có chiều hướng thay đổi kể từ khi ông Putin bắt đầu tiến hành những kế hoạch táo bạo nhằm phục hưng vị thế. Bên cạnh việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia thì nước Nga cũng bắt đầu tiến hành vươn dài “chiếc vòi” chiến lược của lực lượng hải quân của mình ra bên ngoài.

Theo Putin tuyên bố thì “nếu từ bỏ chiến lược xây dựng hải quân, Nga sẽ đánh mất quyền phát ngôn trên vũ đài quốc tế”. Vì thế, việc quay trở lại biển Đông không chỉ tạo thuận lợi cho quyết tâm chấn hưng cường quốc biển của Putin mà còn là một trong những nước cờ then chốt nhằm khôi phục sức mạnh chiến lược trước đây của hải quân viễn dương.


Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga Sergei Shoigu thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 3 năm nay theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Ảnh tư liệu

Phát biểu trên của Putin càng đáng chú ý hơn khi nhìn lại những động thái của Moscow liên quan đến biển Đông dạo gần đây. Động thái chính thức đầu tiên nổ ra vào ngày 23-3-2010, khi hãng thông tấn Nga đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly thông báo rằng Hải quân Nga sẽ giúp Hải quân Việt Nam trong việc xây dựng căn cứ đồn trú tàu ngầm, có thể là tại Cam Ranh.

Đến ngày 6-10-2010, chẳng biết vô tình hay cố ý, Bộ Tham mưu Hải quân Nga để lộ thông tin về việc Hải quân Nga đã hoàn thành những kế hoạch cơ bản cho việc khôi phục căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh. Cơ quan này còn “thòng” thêm một thông tin bán tín bán nghi rằng “trong vòng ba năm tới họ có thể quay trở lại sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam”. Thậm chí tờ báo Độc Lập của Nga còn dẫn một nguồn tin thân cận cho biết “lần này Nga sẽ quay trở lại vịnh Cam Ranh theo hình thức cho thuê. Thời gian thuê ít nhất là 25 năm, sau khi kết thúc hợp đồng có thể thương lượng kéo dài”.

Điều chỉnh chiến lược

Vào ngày 5-4-2012, Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga còn tuyên bố tham gia dự án khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ở biển Đông mà công ty Anh BP đã phải từ bỏ. Nhưng sự kiện cao trào nhất có lẽ chính là lời phát biểu chính thức của ông Nicholas Kudashefu - Đại sứ Nga tại Philippines khi trả lời phỏng vấn tờ Công Báo Manila vào ngày 21-5-2012. Ông này đã thể hiện quan điểm rằng “Nga phản đối bất kỳ nước nào không có tranh chấp can thiệp vào vấn đề biển Đông… Nga cũng sẽ không nằm ngoài cuộc vì cũng như các nước khác, đều quan tâm đến quyền tự do hàng hải tại khu vực”.

Nếu xâu chuỗi chúng lại và đặt trong toàn văn tuyên bố của ông Putin thì rõ ràng là có một sự trỗi dậy ngấm ngầm. Trong những năm trở lại đây, Nga còn tích cực chủ động phát triển quan hệ với các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc bằng cách cung cấp những gói trang bị quân sự hiện đại với giá trị không nhỏ.

GS Vitaly Naumkin, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính trị Moscow, nhận định trong một bài viết rằng: “Hiện nay, sự mất cân bằng đối ngoại giữa phương Tây và phương Đông đã bắt đầu được Nga điều chỉnh. Một nước Nga mạnh mẽ và tự tin hơn đang tác động đến những thay đổi tích cực trên thế giới, đồng thời Nga đã xuất hiện với tư cách như một tác nhân quan trọng tại các điểm nóng khu vực. Biển Đông cũng sẽ không ngoại lệ”.

Động thái cho can dự của Nga vào biển Đông đã dần dần hiện rõ. Tuy nhiên, tại sao Nga trở lại biển Đông và dựa trên những lợi ích gì? Trả lời được câu hỏi này chính là cách thức để mở ra cách tiếp cận hiểu được chính sách của Nga tại khu vực đang trở thành điểm nóng của thế giới.
*
Đọc thêm:
- Tổ chức đoàn công tác thăm khám, cấp thuốc cho quân dân Trường Sa (QĐND).  – 12 tỷ đồng giúp ngư dân bám biển (ND).- Việt-Trung kiên trì đàm phán giải quyết tranh chấp biển (VNN). Giải quyết dùm vấn đề này: TQ xuất bản phi pháp sách về cái gọi là ‘TP.Tam Sa’ (VTC). - Việt – Mỹ: góp phần gìn giữ môi trường hoà bình (SGTT).- Philippines hoan nghênh Mỹ không để xảy ra ‘cưỡng chế và bắt nạt’ ở Biển Đông (PT).  – Philippines bắt tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải (NLĐ). – Tàu chiến cận duyên Mỹ USS Freedom tập trận với Malaysia (RFI).- Tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động tại đảo Senkaku/Điếu Ngư (VOV). - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh:  Việt – Trung thống nhất xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển bằng các biện pháp hòa bình (SGGP). - Tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam – Trung Quốc (TN). – Việt – Trung lập đường dây nóng về hoạt động nghề cá (TT).` Phát huy truyền thống “đánh địch mà đi, mở luồng mà tiến” trong điều kiện mới (ND).- Philippines tạm giữ tàu hàng Trung Quốc (PLTP). – Philippines: “Cưỡng chế và bắt nạt” là những thách thức ở Biển Đông (GDVN).- Nhật cắt đứt lối ra Thái Bình Dương, bóp nghẹt hải quân Trung Quốc ở Senkaku (ANTĐ). - Nhật cáo buộc tàu nghiên cứu TQ xâm phạm EEZ (TTXVN). – “Kẻ hủy diệt” của Nhật có chiếm uy thế trước TQ? (ĐV). – Diễn tập Nhật-Mỹ: Quân Mỹ đánh chiếm xong đảo sẽ bàn giao cho Nhật Bản (GDVN).- Mỹ không bảo vệ Nhật Bản và Philippines? (PT). – Mỹ sẽ làm hết sức để làm yên lòng các đồng minh ở châu Á? (GDVN). - Vào nơi chế tạo lá chắn phòng không tương lai cho VN (PN Today).
------


--> Read more..

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Financial Times tiên đoán cho Obama tương lai của Gorbachev


Tin tức Newsland: Financial Times dự đoán Obama về tương lai của Gorbachev

Financial Times предрекает Обаме будущее Горбачева


Nguồn: inotv.rt.com

Kichbu posted on 23.06.2013



Trong thời gian  phát biểu  tại Cổng Brandenburg ở Đức Barack Obama nhắc  cho một phóng viên của Financial Times nhớ đến nhân vật hài kịch của Hollywood đã xử sự vô lý khi làm khách , và cả một ngôi sao nhạc rock. Nhưng hơn tất cả, theo tờ báo, tổng thống Mỹ cũng giống  như Mikhail Gorbachev.

Cả hai nhà lãnh đạo, tác giả viết, lên nắm quyền và hứa tiến hành các cuộc cải cách vào thời điểm khi các quốc gia của họ ở nước ngoài không được lòng dân. Cả hai đều phải đối phó với công dân của mình, những người khao khát cải tiến trong hệ thống, và với cộng đồng quốc tế tin chắc chắn rằng tự thân hệ thống này sai lầm.

 

Trong nước, ông Obama không thể nói tướng được rằng có được sự ủng hộ cao trong nhân dân, nhà báo nói Theo các cuộc thăm dò gần đây, 54 phần trăm người Mỹ không hài lòng công việc của ông. Ở cấp độ quốc tế, ông cảm thấy tự tin hơn nhiều: như tổng thống Mỹ trước đây, ông tham vọng vào vai trò của nhà lãnh đạo thế giới.

Obama, tuy vậy, cũng như Gorbachev, sẽ phải quyết định ai là quan trọng nhất đối với ông: những người đồng hương, hoặc nhân loại nói chung. "Gorbachev thực hiện sự lựa chọn của mình. Ông trở thành ngôi sao trong cộng đồng giảng dạy quốc tế, nhưng trong nước tiếng tăm của đã giảm sút "-  Financial Times nhắc lại.
*
Đọc thêm:
- “Tự Do hay là Chết” (Ba Sàm).


-----
--> Read more..

Các nhà phẫu thuật thần kinh dự kiến cấy ghép đầu hai năm sau


Tin tức Newsland: Sau hai năm, phẫu thuật thần kinh có kế hoạch cấy ghép đầu


Через два года нейрохирурги планируют пересадку головы


Nguồn: maronski.net

Kichbu posted on 23.06.2013



Đầu  của giáo sư Dowell sắp đến sẽ  không còn là huyền thoại. Vấn đề ở chỗ là sau vài năm nữa phẫu thuật này sẽ được thực hiện trong đời sống thực. Sergio Kanavero, nhà giải phẫu thần kinh Ý đã đưa ra tuyên bố gây sốc này. Theo  lời của ông, việc chuẩn bị cơ sở thực tế cho phẫu thuật cấy ghép hầu  như đã hoàn thành.

Những người hoài nghi cho rằng nói về việc cấy ghép các đầu homosapiens không thể sớm hơn 10 năm sau. Trong mọi trường hợp, theo như  tờ Surgical Neurology International khẳng định, lắp ghép hai phần tủy sống, được lấy từ các cơ thể khác, có thể nâng y học lên trình độ mới mà nó sẽ biến phẫu thuật này trở thành việc làm bình thường.

Sergio Kanavero tin rằng nếu tiến hành cấy ghép dưới hạ thân nhiệt sâu, không làm hỏng cấu trúc của não, và xây dựng phương pháp sử dụng các loại thuốc có khả năng tạo tái sinh sau khi "kết nối" các dây thần kinh, thì sức mạnh mà cho đến nay chỉ có Thượng đế" nắm giữ sẽ bị khất phục dưới con dao của bác sĩ phẫu thuật".

Ở Italia, khía cạnh đạo đức của vấn đề liên quan việc cấy ghép các cơ quan khám tử thi đặt ra rất gay gắt. Giáo hội Công giáo đã phản đối dữ dội chống phẫu thật cấy ghép này và cho rằng tại ngày Phán xét cuối cùng những linh hồn của người chết sẽ trở lại cơ thể của mình. Nhưng Giáo hội Chính thống tin rằng cứu được cuộc sống của một ai đó, thậm chí ngay cả sau khi chết - đó là nghĩa vụ Kitô giáo đáng kính.

-----
--> Read more..

Nga bán S-300 VM cho Iran để tránh phải bồi thường 4 tỉ USD



Nguồn : giaoduc.net.vn

Kichbu posted on 23.06.2013

Theo nhật báo Kommersant hôm 22/6, Nga dự định sẽ bán hệ thống phòng không mới Antei-2500 hay còn gọi là S-300 VM hoặc còn được NATO gọi là SA-23 Gladiator cho Iran thay thế hệ thống S-300 cũ.


Moscow đã thực hiện một nỗ lực mới nhằm tránh phải bồi thường 4 tỉ USD cho Tehran sau khi phá vỡ thỏa thuận bán hệ thống phòng không S-300 cho Iran.



Nga dự định bán S-300 VM cho Iran thay thế hệ thống S-300 theo hợp đồng cũ để tránh bồi thường 4 tỉ USD

Theo nhật báo Kommersant hôm 22/6, Nga dự định sẽ bán hệ thống phòng không mới Antei-2500 hay còn gọi là S-300 VM hoặc còn được NATO gọi là SA-23 Gladiator cho Iran thay thế hệ thống S-300 cũ.


Dẫn nguồn tin giấu tên trong ngành công nghiệp vũ khí Nga, tờ báo Nga cho biết, hệ thống Antei-2500 có thể tiêu diệt cùng một lúc 24 máy bay trong phạm vi 200 km hoặc 16 tên lửa đạn đạo.


Thỏa thuận này có thể được chính thức hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Iran Mahmoud Ahmadinejad tới Moscow vào ngày 1/7 tới, một nhà ngoại giao Iran giấu tên nói với tờ Kommersant.


Iran đã ký hợp đồng mua 5 hệ thống S-300 trị giá 800 triệu USD của Nga vào năm 2007. Nhưng thỏa thuận này đã bị hủy bỏ trong năm 2010 bởi Tổng thống Nga Dmitry Medvedev theo nghị quyết mở rộng lệnh trừng phạt chống lại Tehran của LHQ.


Iran đã đệ đơn kiện chống lại Nga lên tòa án trọng tài quốc tế ở Geneva và đòi bồi thường 4 tỉ USD do Moscow đơn phương phá vỡ hợp đồng. Đơn kiện hiện đang chờ xem xét. 


Moscow đã nỗ lực hòa giải bằng cách đề nghị bán hệ thống phòng không Tor cho Iran để thay thế. Tuy nhiên, Tehran đã từ chối. 


Antei-2500 có thể là một phải pháp tốt hơn. Hệ thống này không nằm trong lệnh cấm bán vũ khí cho Iran của LHQ và nó vẫn hữu ích cho Tehran, quốc gia đang cần một hệ thống phòng thủ chống lại các cuộc tấn công tên lửa từ mối đe dọa Israel, tờ Kommersant cho hay.


Trong khi S-300 được phát triển để phòng thủ tên lửa, Antei-2500 được thiết kế đặc biệt cho nhu cầu của lực lượng mặt đất, mà cũng có thể là một lợi thế cho Iran, nổi tiếng là có lực lượng đất lớn mạnh.


Nga đã xuất khẩu 2 hệ thống Antei-2500 cho Venezuela hồi đầu năm nay. Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng được xem là khách hàng tiềm năng, mặc dù không có giao dịch nào được công bố cho tới thời điểm này.

·                                 Phiến quân Syria đã được trang bị tăng T-62, T-55 tịch thu từ Libya

·                                 "Chiến thắng của quân chính phủ Syria chỉ còn là vấn đề thời gian!"

·                                 Ả Rập viện trợ tên lửa Konkurs cho phiến quân Syria phá hủy tăng T72S

·                                 Philippines đã thay quân đồn trú trên Bãi Cỏ Mây, Trường Sa

·                                 Hòa bình, ổn định ở Biển Đông là lợi ích sống còn của cả Việt Nam, TQ

·                                 2 chiến hạm chở 600 lính thủy quân lục chiến Nga đang kéo đến Syria

·                                 Assad chiếm lại thế thượng phong, nội chiến Syria lan rộng ra khu vực

·                                 Mỹ tiêu hủy lô vũ khí trị giá 7 tỉ USD đã mang tới Afghanistan

·                                 Tàu Trung Quốc không ngăn cản Philippines thay quân đồn trú Bãi Cỏ Mây

·                                 Chính quyền Obama sẽ ngăn chặn Biển Đông bùng lên thành xung đột

------
--> Read more..

Steps


Flag Counter