Какой второй по нужности язык в мире?
Michael
Skapinker
Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 02.06.2013
Câu trả lời rõ ràng nhất - Trung Quốc, nhưng có những lập luận mạnh mẽ ủng hộ việc học bất kỳ ngôn ngữ nào.
Vài năm trước, tôi phải phỏng vấn một nhà công nghiệp hàng đầu của
Pháp. Một ngày trước thư ký báo chí của ông đã gọi điện thoại cho tôi để
thảo luận về các chi tiết. Cuối cuộc trò chuyện
của chúng tôi, cô nói: "Tiện thể nói thêm, cuộc phỏng vấn sẽ thực hiện bằng
tiếng Pháp".
Phần thời gian còn lại trong ngày,
ngồi tại ngôi nhà của mình ở London,
tôi với sự lo lắng chuẩn bị và duyệt tập các câu hỏi. Ngày hôm sau, khi tôi nối kết máy ghi âm trong văn phòng của con người quan
trọng này tại Paris
và hỏi ông muốn trao đổi bằng ngôn ngữ nào, doanh nhân đáp: "Tiếng Anh".
Tôi đã học được được cách không thể hiện thái độ quá thái đối với những
cuộc tranh luận náo nhiệt ở Pháp về sự xâm lược của tiếng Anh, bao gồm cả sự ồn
ào nhân đạo luật mới cho phép giảng dạy nhiều hơn bằng ngôn ngữ này trong các
trường đại học ở Pháp.
Trong một bài viết sắc bén của mình Viện nghiên cứu nhân khẩu học Paris cho rằng thế hệ trẻ
các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học Pháp đã quyết định vấn đề ngôn ngữ cho
chính mình: đối với họ ngôn ngữ làm việc là tiếng Anh. 70% những người được sinh ra
trong 1945-1949, đồng ý rằng không còn nghi ngờ gì nữa tiếng Anh là ngôn ngữ
quốc tế của các công trình nghiên cứu khoa học. Và
trong số những người được sinh ra từ năm 1985 đến năm 1989, có đến 90% ủng hộ
quan điểm này.
Tôi nhớ những thời gian khi ở các quốc gia như Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ có
thể bắt gặp những người có học lớn tuổi mà đối với họ ngôn ngữ thứ hai là tiếng
Pháp. Bây
giờ những người này liệu chăng có còn tìm thấy. Tất
cả những người muốn tiến thân, đều học tiếng Anh.
Điều này tạo ra một tình thế khó xử cho người nói tiếng Anh bản xứ xem
nó là tiếng mẹ đẻ: họ cần phải học ngoại ngữ nào?
Nhiều người sẽ nói: "Chẵng ngôn ngữ nào cả". Tại sao phải bận tâm? Tất cả mọi người đều nói tiếng Anh cả thôi.
Có một lựa chọn hợp lý. Thay vì nghiên cứu ngôn ngữ, có thể học cách che giấu lợi nhuận
hoặc gửi nó đến cơ quan tài phán với mức
thuế thấp. Nhưng có cái gì đó đáng xấu hổ và quê
mùa trong những người chỉ nói bằng một ngôn ngữ khi những đồng nghiệp xung
quanh họ nắm vững ít nhất hai thứ tiếng.
Vì vậy, một người nói tiếng Anh cần phải học ngoại ngữ nào? Nếu bạn sống hoặc làm việc ở
nước ngoài, bạn cần học ngôn ngữ của nước đó. Đây
là phép lịch sự, văn hóa, và bạn có thể có được nhiều ấn tượng hơn nữa. Bắt đầu hiểu được các đồng nghiệp mới của mình, những người
nói tiếng mẹ đẻ, bạn nhận ra rằng bạn không biết bất cứ điều gì về họ, khi họ
nói bằng tiếng Anh. Họ lập tức nom tự tin hơn
người, sâu sắc hơn và hiểu biết hơn.
Và nếu bạn sống ở một nước nói tiếng Anh? Trong trường hợp này cần phải nghiên cứu ngôn ngữ nào?
Tôi không hối tiếc những năm tháng khi học tiếng Pháp. Tôi cho rằng đất nước này và
con người của nó thật quyến rũ. Nhưng nếu tôi phải
bắt đầu tất cả từ đầu, tôi sẽ chọn tiếng Tây Ban Nha. Nó trong chứng mực lớn sẽ là một ngôn ngữ quốc tế, nếu không
tính rằng ở một nước Mỹ Latin phát triển nhanh nhất về bình diện kinh tế không
nói bằng ngôn ngữ này. Tiếng Bồ Đào Nha Brazil cũng là
một lựa chọn tốt, nhưng ở các nước khác lợi ích từ nó không nhiều. Và làm gì nếu phép lạ Brazil không đáp ứng được các mong
đợi?
Có vẻ như câu trả lời đã rõ ràng. Những người nói tiếng Anh cần học tiếng Trung
Quốc- ngôn ngữ của đất nước mà nó sắp
trở thành nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Tôi có những đồng nghiệp rất giỏi tiếng Trung Quốc.
Điều này rất ấn tượng, nhưng những người như vậy không
nhiều.
Trong tác phẩm của mình «Why
Chinese Is So Damn Hard», một chuyên gia Mỹ về Trung
Quốc, David Moser viết: "Mỗi người khi chọn học tiếng Trung Quốc, sớm hay
muộn cũng đặt cho mình câu hỏi: " Tôi đang học cái quỷ quái gì thế này?
"
Theo lời Moser, thì, một ngôn ngữ này hoặc kia phức tạp đến mức nào, phụ
thuộc vào chỗ bạn sử dụng ngôn ngữ ngào đầu tiên. Người nói tiếng Anh sẽ dễ
dàng học tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha hơn nhiều, bởi vì giữa ba ngôn ngữ
có rất nhiều điểm chung. Còn tiếng Trung Quốc
hoàn toàn khác.
Đồng thời, ông nói rằng Trung Quốc tự nó đã khó học. Ký tự trong tiếng Trung Quốc
phức tạp. Trẻ em Trung Quốc học chữ viết mất gấp
đôi thời gian so với trẻ em Châu Âu cùng tuổi.
Người nước ngoài phải đánh vật với các thanh của tiếng Trung Quốc mà chúng
hoàn toàn có thể thay đổi ý nghĩa của các từ. Moser nói rằng, nhiều người
bắt đầu học Trung Quốc, nhanh chóng bỏ cuộc. "Đối
với những người thường nói: "Tôi đã học không ít, và bây giờ tôi không thể
dừng lại", có cơ hội thành công bởi vì họ có sự nhẫn nại kỳ lạ và không có
khả năng để đánh giá viễn cảnh chung, mà chúng không cho phép họ nhìn thấy điều
gì đang đợi ở phía trước"".
Vì vậy, những người Anh cần phải học ngiôn ngữ gì? Bất kỳ ngôn ngữ nào. Không
ai trong số họ lại không nắm được giá trị quốc tế, như
tiếng Anh, nhưng trong thời đại này của chúng ta, khi rất nhiều người tại nơi làm
việc và trong cuộc sống sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, biết một ngôn
ngữ khác là rất hữu ích. Tại sao? Vâng nếu chỉ bởi vì bạn sẽ hiểu được các đồng nghiệp của bạn, tham
gia các hội nghị, các cuộc đàm phán, đang trãi qua điều gì, những ngày làm việc
mệt mỏi đến nhường nào, và những thành tích ngôn ngữ của họ ấn tượng mới làm
sao.
-----
VN trước kia viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Nhưng ngày nay chữ Hán và chữ Nôm là ngôn ngữ đã chết. Vậy bạn là người Việt, có nên học lại tiếng Trung, học lạ cách viết chữ Hán và chữ Nôm.
Trả lờiXóaĐọc lại bài này thấy Kichbu làm sai nhiều lỗi chính tả quá.
Trả lờiXóaLỗi của tên chọc phím, Kichbu!