Quốc Việt
Nguồn: gocnhinalan.coml
Kichbu posted on
24.06.2013
Một cuộc biểu
tình tuần hành diễn ra sáng nay ở thủ đô Phnom Penh đòi hỏi chính phủ nước này
bảo vệ môi trường và những nhà hoạt động vì môi sinh, đất đai.
Tòa án
phải độc lập và minh bạch
Khoảng 700 người
dân Campuchia đến từ 24 tỉnh thành tổ chức biểu tình và tuần hành trên đường
phố Phnom Penh với mục đích đòi chính phủ của Thủ tướng Hun Sen can thiệp vào
nạn phá rừng của các công ty Việt Nam; hoạt động cưỡng chế đất đai, nhà cửa;
phản đối về kế hoạch xây dựng các đập thủy điện trên hạ lưu sông Mekong.
Những người tham
gia biểu tình đến từ 24 tỉnh khác nhau tại Campuchia, nhưng họ có chung một
tiếng nói là chính phủ đang sử dụng tòa án để gây áp lực, giam giữ các nhà bảo
vệ môi trường, đất đai. Đoàn biểu tình mang theo với nhiều biểu ngữ, băng
rôn treo các dòng chữ: “Người nghèo cũng cần công lý. Tòa án phải độc lập
và minh bạch. Bắt dân lương thiện là hành động bất công và vi pham nhân
quyền.”
Đại diện cộng đồng
người dân cho biết họ kiến nghị thư lên Bộ Tư pháp, Quốc hội, Bộ Ngoại giao và
Hội đồng Thẩm phán của Campuchia. Trong thư kiến nghị, họ yêu cầu các cơ
quan ban ngành can thiệp chấm dứt hành động đuổi dân ra khỏi đất đang có tranh
chấp, chấm dứt tình trạng chặt cây phá rừng, hăm dọa nhà bảo vệ nhân quyền, đặc
biệt là đề nghị thả các nhà hoạt động đất đai và môi trường đang bị kết tội.
Trong số người
biểu tình, cũng có một số người Campuchia gốc Việt đến từ hồ Boeung
Kak. Họ là nạn nhân bị cưỡng chế nhà cửa. Chị Sam Bô kêu gọi chính
phủ có hành động cụ thể đối với quan tòa tham nhũng và lạm dụng chức vụ.
Chị phát biểu với
RFA: “Chúng tôi đến đây để xin Tòa án thả Yorm Bopha. Tôi
thấy Yorm Bopha không có tội gì hết vì Yorm Bopha đứng ra để bảo vệ nhà cửa. Hiện,
chúng tôi 600-700 người đòi tòa án thả người. Tôi thấy tòa kết án
vừa rồi không công bằng. Vì vậy, chúng tôi muốn Tòa án công bằng
để thả người về đoàn tụ với gia đình.”
Cuộc biểu tình này
không bị cảnh sát trấn áp. Quan chức Bộ Tư pháp cho biết chính phủ đang
giải quyết các vấn đề đất đai. Đối với người bị bắt vì họ vi phạm pháp
luật và kích động dân chống chính quyền.
Còn người phát
ngôn Tòa đô chính Phnom Penh
là ông Long Dimanche nói: “Sau khi nhóm công tác soạn tên những người
bị cưỡng chế xong, chúng tôi sẽ gửi lên nhóm công tác đặc biệt để so sánh với
danh sách của chính quyền địa phương, cộng đồng. Chính phủ cũng
sẽ có cuộc gặp với cộng đồng người dân tổ chức biểu tình khiếu nại để giải
quyết cho họ.”
Tuy nhiên, đại
diện cộng đồng đến từ tỉnh Kratie cho biết tình trạng phá rừng để lấy đất trồng
cao su và tìm kiếm mỏ vàng đang hoạt động khá phổ biến.
Ông Ouk Pov phát
biểu: “Có rất nhiều khu vực tại tỉnh Kratie bị chính quyền địa phương
kết hợp với nhà đầu tư nước ngoài chặt cây lấy gỗ. Thậm chí, các
công ty nước ngoài còn khai thác trên đất dân.”
Theo thư kiến
nghị, cho đến nay có khoảng 500 người hoạt động trong lĩnh vực đất đai, môi
trường, tài nguyên thiên nhiên, nhân quyền và nhà ở bị tòa án bắt giam.
Ngoài ra, cũng có
nhiều người làm việc trong lĩnh vực vừa nói bị các cơ quan chức năng hăm dọa,
dùng bạo lực, thậm chí còn giết hại.
-----
Không biết HAGL có nằm trong số nầy không?
Trả lờiXóa