Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh


Сайгон — HCMC


 Илья Плеханов, главный редактор Альманаха «Искусство войны»
Ilya Plekhanov

Nguồn: inosmi.ru`

Kichbu posted on 09.06.2013



Nghiên cứu sách báo quân sự, bao gồm cả cuộc chiến tranh Việt Nam của thế kỷ trước, sớm hay muộn tôi cũng buộc phải đến Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh City - TP HCM) ở miền nam Việt Nam. Và vào tháng Năm này cuối cùng đã xảy ra chính như vậy.



Lần đầu tiên tôi đến thành phố chính xác vào ngày  30 tháng Tư - đúng vào Ngày Chiến thắng, ngày lễ quốc gia của Việt Nam, kỷ niệm ngày chiếm được Sài Gòn vào năm 1975. Tại Sài Gòn, họ tổ chức kỷ niệm hàng năm ngày chiến thắng Hoa Kỳ hơn mức khiêm tốn. Đầy ắp những  lá quốc kỳ trên các tòa nhà, hàng đoàn thiếu niên tiền phong quàng khăn đỏ, những áp phích và biểu ngữ chăng ngang đường phố, và những đám đông người trong các công viên thành phố. Những người Sài Gòn hình xăm đầy mình tích cực và công khai sử dụng quần jeans và  rượu whisky lấy ra từ thúng đá lạnh trong cái nóng ẩm 35 độ. Và không có gì hơn thế. Có thể còn nhiều quà lưu niệm về chiến tranh trên các lô hàng của những người bán rong. Ngay cả những tờ báo địa phương hạn cũng hạn chế bằng những bài viết ngắn, còn đài truyền hình phát vài bộ phim và buổi hòa nhạc vớ vẩn của tình hữu nghị Nga-Việt Nam, nơi những người kỳ cục hát những bài hát  của Pugacheva và Gazmanov bằng tiếng Việt Nam.



Mặt khác, tôi thật ngạc nhiên, trên các đường phố vào ngày lễ chiến thắng chủ nghĩa đế quốc thỉnh thoảng xuất hiện cả những người Việt Nam mặc chiếc áo khoác quân sự của quân đội Mỹ, áo gió với phù hiệu Mỹ làm tôi ngạc nhiên hơn cả. Và một cụ già-cựu chiến binh Mỹ với huân huy chương trên ngực, đội mũ hàng hiệu ghi ngày tháng tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam, khoác tay một cô gái Việt Nam lang thang theo đại lộ trung tâm. Chẳng ai trong số những người đi đường nhướn mày lên nhìn.



Ở thành phố rất nhiều người Mỹ. Không nhiều như người Úc, New Zealand, Thụy Điển hoặc người Pháp, nhưng dù sao họ rất nổi bật trong đám đông khách du lịch. Đây đó xuất hiện trụ sở của các công ty hoặc các cơ sở giáo dục và các quỹ của Mỹ. Ở đồng bằng sông Cửu Long trong những ngôi làng nghèo, tôi sau đó mới thấy những bao phân bón với lá cờ Mỹ - viện trợ nhân đạo kinh tế từ Hoa Kỳ, và biết rằng chính phủ Mỹ không quá ồn ào và to tiếng đã trích tiền cho những nạn nhân của những cuộc ném bom của Mỹ những thời chiến tranh Việt Nam. Tiếng Anh ở thành phố - đó là phiên bản tiếng Mỹ, và chủ yếu người dân địa phương học nó qua các bộ  phim của Hollywood với phụ đề. Đôi khi trong lời nói của người Sài Gòn đột nhiên vang lên cụm từ rời rạc nào đó từ các block-buster của Mỹ, và mặt khác điều này nom có vẻ khá kỳ lạ.


"Những món quà" quân sự vẫn còn nằm trong lòng đất, và cho đến nay thường mang lại chết chóc. Trong thời gian tôi lưu lại Sài Gòn đã có hai người bị bom trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam phát nổ: một người chết, người khác nằm bệnh viện. Ở các vùng nông thôn trẻ em phải hỏi những người hướng dẫn viên trong nhóm của họ có người Mỹ hay không, và bọn trẻ trong trường hợp đó sẽ la toáng lên điều gì đó khó chịu, níu kéo tay áo hay cười nhạo những gã khổng lồ gia trắng.


 



Tại  địa đạo Củ Chi những người Mỹ im lặng và không hỏi han gì, còn các hướng dẫn viên Việt Nam trước khi tham quan địa đạo  thường xác định rõ quốc tịch của du khách, bởi vì , như nguyên tắc, không nói điều gì thừa khi có mặt người Mỹ. Tuy nhiên, ngay cả trong số cựu chiến binh Mỹ cũng có những người vui tính bò xuống  "các cống chuột", những người, sau khi một phần ngưỡng mộ của mình đối với địa đạo và loạt bắn từ  những nòng pháo "chết" trên trường bắn nhỏ, vui mừng thông báo rằng họ đã đến Việt Nam không có vũ khí, mà với bánh pizza và bánh mì kẹp thịt và những người Việt Nam nói rằng họ không thể bò vào các thành phố dưới lòng đất của mình. Tất cả họ đều cười. Nhưng vui vẻ là vui vẻ, và hầu hết các đường hầm ở Củ Chi cho đến nay vẫn còn giữ bí mật  và không dành cho khách du lịch và thậm chí cả dân thường ở chính Việt Nam. Đề phòng mọi trường hợp.

 VietnamCuChiTunnels.jpg



Chủ đề của chiến tranh được giới thiệu khắp nơi tại các bảo tàng lịch sử, cách mạng, quân sự, tiểu sử của Sài Gòn và phòng trưng bày nghệ thuật ở trung tâm của thành phố. Ở đó có cả những bức ảnh, áp phích, và chiến lợi phẩm kỹ thuật của Mỹ, và những mảnh bom đạn, và con số thống kê, và những bức tranh. Gây nên ấn tượng  đặc biệt - ít nhất là cho cá nhân tôi - các triển lãm của các nghệ sĩ chiến trường và những tác phẩm của họ, các ký họa màu nước ngoài mặt trận, và thái độ tôn trọng của người Việt Nam đối với công việc của các phóng viên và phóng viên ảnh chiến trường, ngay cả khi họ mô tả cuộc chiến tranh từ phía  kẻ thù.



"Sào huyệt" của văn hóa Mỹ ở thành phố là câu lạc bộ-nhạc jazz duy nhất của Sài Gòn. Câu lạc bộ duy nhất cho tất cả bảy-chín triệu người dân. Ở đó vào buổi tối nhạc cổ điển của Mỹ vang lên ở  trình độ rất tuyệt vời, và những người địa phương hâm mộ nhạc jazz  hoàn toàn cảm thấy khá thoải mái với bài hát của Gershwin hoặc những giai điệu của Armstrong.



Và, dĩ nhiên, ở Sài Gòn sách báo chiến tranh hiện diện ở mỗi góc phố. Đối tượng mục tiêu - khách du lịch. Những cuốn sách tiếng bằng tiếng Anh (như tác phẩm cổ điển của các nhà văn Mỹ, cũng như các bản dịch của tác giả Việt Nam sang tiếng Anh) và album ảnh chiếm ưu thế. Có cả những vật phẩm quý hiếm và độc đáo. Trong các hiệu sách có thể tìm thấy hồi ký và hồi ức của tướng lĩnh Việt Cộng bằng tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Vào tháng Năm năm nay, cuốn sách bán chạy nhất và người được yêu thích của các quầy sách - cuốn sách bestseller của Mỹ "Một ngày không dễ dàng"`của Mark Owen về sự tiêu diệt Bin Laden. Trong các cửa hàng sách tương đối đắt tiền, nhưng trên đường phố từ một quán sách có thể mặc cả với mua buôn lậu để mua chỉ với vài đồng xu chỉ. Họ làm rất đơn giản: trên máy in ra nhiều bản sao của cuốn sách nổi tiếng, làm bìa ở mức ít nhiều chấp nhận được và đóng sách. Thế là sách hiếm sẵn sàng để bán. Nói chung, bất kỳ người buôn lậu sách nào ở Sài Gòn tinh thạo văn học hơn so với các nhà phê bình văn học Nga hiện nay.

 


Đối với người Pháp thái độ của người dân địa phương nhẹ nhàng hơn. Người Việt Nam biết ơn họ vì bốn điều: vì kiến trúc, vì các đồn điền cao su, vì vườn cà phê, vì chiến thắng ở Điện Biên Phủ. Người Pháp ở Sài Gòn cũng nhiều. Với kiến ​​trúc thực dân của một phần trung tâm thành phố và tất cả mọi thứ dễ hiểu. Còn ở đồng bằng sông Cửu Long đôi khi có thể ghé vào nhưng ngôi biệt thự cũ của Pháp bị bỏ hoang, những chiếc cầu rét gỉ và các công trình kiến trúc khác.


 



Đối với khách du lịch phương Tây, năm nay khoảng nửa triệu người Mỹ, 300 nghìn người Úc, hơn 200 nghìn người Pháp đến tham quan Việt Nam. Trong thành phố có cả những kẻ bành trướng (экспаты). Ngược lại với Thượng Hải, đây là lớp thanh niên không nghề nghiệp, và những người khá lớn tuổi có kinh nghiệm, những người tàn tạ bởi thời gian và cuộc sống, những người có Chúa mới biết họ đang làm gì ở đây. Tổng số người bành trướng tại Việt Nam chính thức có khoảng 80 nghìn người, trong đó chỉ có 64 người đã mua nhà ở thường xuyên. Người dân rất không muốn họ định cư trong nước.



Lần thứ hai tôi có mặt ở Sài Gòn vào giữa tháng Năm cũng năm nay. Một người bạn đã thuyết phục tôi phải dành thời gian và đi cùng anh đến đồng bằng sông Cửu Long. Theo lời anh bạn, đây là dịp rất hiếm có, lôi được một người Nga đi chơi ở các khu ổ chuột của Sài Gòn hoặc vùng châu thổ.


Bạn của chúng tôi không ưa Sài Gòn, cậu ấy không thích tham quan danh thắng hay giao tiếp với người dân địa phương, và thường tất cả các dòng khách du lịch từ Nga, với ngoại lệ hiếm hoi,  đi thẳng đến các bãi biển, trong trường hợp tốt nhất, có người dành  nửa ngày đến Củ Chi. Với người Nga, thái độ của người dân Sài Gòn bởi vậy khá trung lập. Không chút nào. Nước Nga và người Nga dường như hoàn toàn không tồn tại đối với người dân địa phương. Không nghe nói tiếng Nga, trong các quán cà phê và nhà hàng không nghe thấy (không giống như tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Pháp),  trên mạng lưới truyền hình không có kênh phát sóng bằng tiếng Nga. Trong số hơn sáu triệu du khách mỗi năm đến  Việt Nam,  từ Nga có không đến 200 nghìn người và gần như tất cả vùi mình trong cát trên bãi biển. Họ không chi tiêu tiền ở thành phố.



Về nguyên tắc, tình hình là như vậy. Trong nhiều ngày tôi gặp trên đường phố và bảo tàng lác đác vài người Nga, còn ở vùng châu thổ thì không một bóng nào. Nhưng rất nhiều người Úc ở khắp mọi nơi, không chỉ trong khu vực trung tâm thành phố hoặc ở địa đạo, mà còn ở những vùng xa xôi nhất ở vùng châu thổ.



Tuy vậy, một lần ở khu phố Tàu Chợ Lớn một người cửu vạn Việt Nam chặn tôi lại khi biết rằng tôi là người Nga, ông đã vui mừng và bắt đầu nói tiếng Nga khá trôi chảy. Thì ra,  30 năm trước ông đã từng học tập ở Kaliningrad, và từ đó tự mình học tiếng, qua các sách tự học và sách giáo khoa tiếng Nga của Liên Xô. Sau khi nói chuyện về chính sách của đảng và Putin, chúng tôi chia tay thân mật.



Nói chung, Sài Gòn - thành phố chuẩn mực lý tưởng của những tương phản. Trung tâm - đó là tòa nhà chọc trời, cửa hàng, những  cảnh sát sẵn lòng giúp đỡ, dẫn khách du lịch sợ hãi vì dòng xe máy phóng  như điên dại đi qua đường, những nhà thờ Công giáo ấn tượng, các nhà hàng, trường học, trung tâm mua sắm, bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật, phố cổ, quán bia Đức, trung tâm thương mại, vv. Chỉ một bứơc là sang khu vực khác - và châu Á với rác ngập thành lớp trên các con phố, chế biến thức ăn trên những chiếc xô với than, mùi hôi, bùn đọng, những con gà trống tại mỗi quầy hàng cho những cuộc trọi gà đường phố, với tiếng ồn ào, những chợ cá và rượu, nhà thờ Hồi giáo, đền thờ Ấn Độ giáo, những cuộc cãi vã, điều kiện thiếu vệ sinh, các vụ tai nạn và các trò vui khác của thành phố đồ sộ khá nghèo nàn. Ra khỏi thành phố đến các khu công nghiệp - sự tàn phá và u ám, một đề tài riêng.



Nơi nghèo nhất bắt đầu ở vùng đồng bằng châu thổ gần như bắt đầu cách trung tâm thành phố và bến tàu chưa đến cây số. Dọc theo đoạn sông cho hàng chục cây số là những căn nhà tự làm xiêu vẹo từ gỗ dán, mái tôn, bìa các tông, những tấm biển quảng cáo, bạt và tất cả những gì mà Chúa mang đến. Những khu ổ chuột  nổi tiếng trên sông của Sài Gòn. Nhiều người Việt Nam không thể cho phép mình định cư trên đất liền và họ xây dựng nhà  vô phép trên những chiếc cọc, thùng phi, và những chiếc can. Các nhà chức trách luôn cố gắng bằng cách nào đó giải quyết vấn đề, bắt đầu dỡ bỏ các túp lều, nhưng không có  thành công đặc biệt nào. Sau một đêm khu ổ chuột hình thành trở lại, hồi sinh như chim Phượng hoàng. Rác ném xuống sông, tắm giặt, đánh bắt cá, nấu ăn, cầu nguyện trên sông. Theo thời gian, những người định cư tạm thời và gia đình của họ chìm vào trong nước. Rất ít người Việt Nam ở đây biết bơi, mặc dù sống trên sông. Khu ổ chuột  rất ấn tượng. Và bằng hình thức bên ngoài và sự bất tận của nó. Ai đó trong số người dân địa phương nói với tôi rằng trong các khu ổ chuột ở Sài Gòn nhìn chung có đến hai triệu người đang cư ngụ.


Tại làng mạc xa hơn theo con sông người dân chủ yếu làm nông nghiệp, đánh bắt cá và phơi lúa, chưng cất rượu lậu, chế biến mía đường, sản xuất đồ gỗ và đóng tàu thuyền. Bản thân con sông rất nhộn nhịp. Những chiếc sà lan nước chất đầy hàng hóa đến mức cho phép, hầu như mấp mé nước ngược xuôi, những chiếc phà qua lại. Những người trẻ tuổi rời khỏi làng quê của đồng bằng và bán đất đai, tài sản thừa kế của mình. Những người thân thích nhanh trí ở Việt Nam bây giờ chôn người chết ở giữa các cánh đồng của mình để đám thanh niên không thể bán đất với những ngôi mộ. Cần phải nói, theo cái nhìn của tôi, những khoảnh đất với những ngôi mộ và những tấm bia  to cao và sặc sỡ nom thật hoang dại.



Vì thiếu hụt lực lượng lao động trên sông họ đã đưa trái phép những người Campuchia vào Việt Nam. Đây  là làm ăn lớn. Về phía mình, từ Việt Nam người ta đưa hàng loạt phụ nữ trẻ tuổi sang  Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước khác. "Người vợ Việt Nam từ đồng bằng châu thổ" - một hiện tượng phổ biến và quy mô lớn ở châu Á trong những năm gần đây. Ở Sài Gòn có thể mua "vợ" chỉ bằng vài trăm dollars, giá cả đạt đến năm nghìn dollars. Đây cũng là làm ăn lớn. Theo lời những người Việt Nam, trước sự sụp đổ của Liên Xô và ý thức hệ chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam cứ 100 người đàn ông thì có 120 phụ nữ, bây giờ là hoàn toàn ngược lại - với 120 người đàn ông cho 100 phụ nữ, và điều này xảy ra chính vì nạn buôn bán người ở đồng bằng châu thổ đang tăng lên. Nói chuyện riêng - cả ma túy và vũ khí.


Việt Nam - cũng là một trong những nhà sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới. Gần như thứ hai sau Brazil. Người Việt nói đùa một cách cay đắng rằng có những  khối lượng sản xuất lớn như vậy  được giải thích chỉ bởi thực tế rằng trong đất nước cần phải đưa cho tất cả tiền "cofe". Tức là - đưa tiền hối lộ. Nạn tham nhũng hoành hành. Các quan chức và cảnh sát sống sung túc hơn tất cả. Những người bình dân thường phải đút tiền và đưa tiền "cofe" cho cảnh sát, thanh tra đường sông và đường bộ, quan chức  tất cả cùng một giuộc với nhau, cần phải đưa tiền "cofe" khi mua giấy phép lái xe, đưa con em nhập trường học, vào bệnh viện và v.v.... Câu chuyện của những người Việt Nam về cuộc sống-tồn tại hiện nay gợi nhắc cho tôi sự hình thành cuộc sống mới của những năm 90s ở Nga,  và đa phần cuộc sống hiện nay.



Còn những gì khác đập vào mắt ở cả  Sài Gòn và ở cả vùng đồng bằng, đó sự phong phú của ngôi đền khác nhau.


Những tín đồ Kito giáo vào thời của mình đã chạy trốn những người cộng sản và định cư tại đây miền nam Việt Nam,  ở đây người Pháp đã để lại dấu ấn của mình. Có khoảng 15% người Việt Nam ở những vùng quê này theo Kitô giáo. Và điều này cho  thấy rõ.



Những chữ thập  của các ngôi đền nhỏ và những nhà thờ nhỏ bé vươn lên trên những khu nhà ổ chuột, làm lóa mắt bởi màu trắng trên những cánh đồng, trên những ngôi mộ của nghĩa trang làng quê. Các tu sĩ Phật giáo đơn độc qua sông trên những chiếc thuyền. Những đám đông các tín hữu đi ra từ 12 nhà thờ ở Sài Gòn. Những bức tượng đầy màu sắc tươi sáng của các vị thần Ấn Độ giáo thấp thoáng trong vô số dây dợ chằng chịt của đường phố thành phố. Các ngôi chùa dưới ánh nắng mặt trời sáng lên màu vàng trên con sông đầy rác rưỡi và nước bẩn. Các tu sĩ Phật giáo gầy nhom hành lễ trong sương mù buổi sáng trên bờ sông, đằng sau  họ là đàn trâu đen đứng lặng lẽ và oai vệ. Gần với biên giới với Campuchia  vọng lại tiếng súng của M60 từ trường bắn địa đạo Củ Chi. Trên sà lan chất đầy cây mía đường bơi ngang qua những tòa nhà chọc trời và câu lạc bộ Golf Club cao cấp của Sài Gòn một gia đình Việt Nam nhem nhuốc đang quỳ gối trên tờ báo Saigon Times nhàu nát đang khấn vái ông bà tổ tiên trên bong. Một cụ bà già nua, nhăn nheo trong một ngôi làng ở đồng bằng sông Cửu Long đang nhóm lửa  dưới cái chảo làm bằng chiếc mũ sắt chiến lợi phẩm của Mỹ.


Cuộc sống trôi đi một cách bình thường.


 



Mong các bạn góp ý để có bản dịch tốt hơn. Kichbu

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter