Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Khẩu hiệu “Toàn bộ chính quyền về tay Xô Viết” rút cuộc là sự biến mất các Xô Viết

Khẩu hiệu “Toàn bộ chính quyền về tay Xô Viết” rút cuộc là sự biến mất các Xô Viết

Лозунг “Вся власть Советам” означал в итоге исчезновение Советов


Miguel Ángel Latouche

Nguồn: inosmi.ru newsland.ru

Kichbu posted on 25.06.2012

 

 

 Памятник В.И. Ленину помыли в Красноярске

 

Đọc thêm:

Ø     “Tôi hạnh phúc vì đã sống ở Liên Xô”


Toàn bộ chính quyền về tay Xô Viết! Toàn bộ chính quyền về tay Xô Viết! Khẩu hiệu này vang lên trên các khán đài, tại các nhà máy, trong các tổ chức nông dân khắp  cả nước Nga Sa hoàng, vào thời khi các Xô Viết nhân dân mới  được thành lập và những người bolshevik chuẩn bị giành chính quyền.

Lenin đã nói những lời cháy bỏng, trong khi Stalin nghiên cứu tổ chức cấu trúc đảng, còn “nhà trí thức” Trotsky tăng cường công tác chuẩn bị quân sự. Bộ ba này cuối cùng đã ép buộc cho Matushka Nga cuộc cách mạng maxist đầu tiên của thế kỷ trước. Trong vấn đề này tôi, trước hết, quan tâm sự phát triển tình hình mà nó kết thúc bởi cuộc cách mạng năm 1917, các hậu quả của nó và nói chung model tiến hành, mà chúng ta, những người Venezuela, có thể lấy để trang bị cho mình trong sự nghiệp xây dựng từ chúng ta một xã hội có giá trị đầy đủ.

Sự thật rằng cách mạng Xô Viết, trong số muôn vàn các sự kiện khác, đã đưa nước Nga nông nghiệp thoát khỏi tình trạng lạc hậu, phát tiển công nghiệp nặng; sự thật rằng sau cách mạng phát triển công nghiệp quân sự, nghiên cứu hàng không vũ trụ đã đạt được trình độ cao, cũng sự thật rằng các binh lính Xô Viết đã chiến đấu anh dũng chống chủ  nghĩa phát xít, và rằng Liên Xô đã trở thành một trong những cường quốc vĩ đại của thế giới lưỡng cực. Tuy nhiên không phải ở mức độ ít nhất một điều đúng là tập thể hóa ruộng đất có nghĩa bóc lột nông dân và sự giảm sút năng suất lao động của ngành nông nghiệp, rằng các cuộc trấn áp khốc liệt đã bao trùm toàn xã hội, chuẩn mực hóa, hệ tư tưởng hóa và hoang phí.

Đơn giản hãy đọc “Quần đảo Gulag” của Alexander Solzhenitsyn, người được giải Nobel, để tạo nên khái niệm về những mẫn cán quá thái của đội quân cảnh sát mật, về “những cuộc thanh lọc” và lưu đày mà chúng tiếp tục trong suốt tất cả 70 năm của chính quyền Xô Viết với những đặc điểm này hoặc khác.

Đơn giản hãy xem các bưu thiếp từ Lenigrad để có khái niệm về mức độ lạnh lùng mà người dân sống với nó như thế nào. Chúng ta không thể nói về Liên Xô mà không nhắc đến hoàn cảnh của những tù nhân bị lưu đày đến Sibir, mà về thực chất là nô lệ, nếu dùng uyển ngũ creol này, đã làm việc trên những “công trình vĩ đại” xây dựng cơ sở hạ tầng, về việc cấm văn hóa và những ngôn ngữ của những dân tộc chính gốc, về “nhà nước hóa” nghệ thuật theo các giáo luật của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.

GÂY SỢ HÃI. Không thể nói về Liên Xô mà không nhắc đến tính chất độc tài của chính quyền nhà nước mà nó không phải là cái gì khác như sự gây nên nỗi sợ hãi. Khẳng định rằng xã hội Xô Viết là mô hình lý tưởng, - là việc làm vô trách nhiệm, mà nó có thể được giải thích chỉ bởi sự thiếu hiểu biết lịch sử hay là những nguyên nhân hệ tư tưởng. Không đúng nếu khẳng định cả về điều rằng sự phá sản của Liên Xô là do sự bao vây của chủ nghĩa tư bản. Nền kinh tế của LB Xô Viết rất to lớn để bị phong tỏa; sự viễn vong về kinh tế của dự án này là kết quả của tính phi hiệu quả của hệ thống kế hoạch hóa được xây dựng theo các kế hoạch năm năm.

Quan liêu hóa quá thái, những hạn chế sáng tạo cá nhân, quốc hữu hóa nền kinh tế, hệ thống kế hoạch hóa các nhu cầu ưu tiên, cải biến chính trị thành tôn giáo dân sự, thiếu những khả năng, hạn chế tự do – những yếu tố này cuối cùng đã tạo nên áp lực mà nó buộc Gorbachev phải nhanh chóng mở cửa và thay đổi hệ thống chính trị và tổ chức nhà nước, rằng cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc Xô Viết. Ah vâng, cũng không thể nói về Liên bang Xô Viết mà không nhắc đến rằng trong chính sách đối ngoại, Liên Xô đã hành động theo kiểu đế quốc và bành trướng và điều này cho phép nó cạnh tranh với Hoa Kỳ trong cuộc đấu tranh vì sự thống trị thế giới trong ván cờ chết người này và tăng cường các phạm vi ảnh hưởng trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Bất kỳ sự bất đồng ý kiến nào, ngay cả việc những người đã trải qua “Mùa xuân Praha” kể về điều đó với bạn cũng bị rơi vào gót chân lạnh lẽo và không thương tiếc của Xô Viết. Xã hội lý tưởng ư? Thề danh dự, tôi không cảm thấy như thế, không phụ thuộc Neruda già cả đã ca tụng Stalin đến mức nào, và không biết bao nhiêu cuốn sách kể cho chúng ta về văn hóa Xô Viết toàn diện được gửi đến cho chúng ta trong suốt những năm 80s và 90s do những nổ lực tuyên truyền to lớn được thế giới Xô Viếp áp dụng như thế nào.

Bất kỳ người nào cần bắt đầu nghi ngờ rằng mọi việc xảy ra không phải theo cách tốt nhất trong xã hội mà nó xây nên những bức tường kìm giữ mọi người ở bên trong, ngăn chặn họ tìm kiếm những khả năng mới, tìm kiếm tự do. Bất kỳ ai cũng cần nghi ngờ rằng mọi việc không phải theo cách tốt nhất ở nơi mà ở đó cảnh sát mật dành toàn bộ thời gian của mình để truy tróc công dân bình thường chỉ vì rằng tồn tại khả năng là anh ta suy nghĩ theo cách khác.

Tức là, bạn không đề xuất với tôi một mô hình xã hội như vậy? Không, bạn thân mến, cám ơn, bạn cứ hãy ở lại với “bức màn sắt” của mình, với biển bờ hạnh phúc, với những sự tước đoạt, với các cháu thiếu niên tiền phong, với nạn quan liêu, nhưng đừng đụng chạm đến tôi nhiều hơn nữa. Tôi không muốn sống trong xã hội mà ở đó, theo Oruell, một số người bình đẳng hơn những người khác, trong một xã hội mà ở đó chính quyền Xô Viết đã trở thành chính quyền của Đảng, và sau đó là chính quyền của Tổng bí thư. Toàn bộ chính quyền Xô Viết cuối cùng có nghĩa là sự biến mất các Xô Viết. 

7 nhận xét:

  1. Kichbu sai một số lỗi chính tả, thế mà các bạn đọc chưa ai nhắc...

    Trả lờiXóa
  2. Những "lỗi chính tả" ấy là do gõ vội; quên kiểm tra lại thôi, chứ không phải là... "lỗi hệ thống", Kichbu ạ! Thế nên cũng không ai bắt bẻ đâu! Cảm ơn Kichbu đã sưu tầm và lược dịch!

    Trả lờiXóa
  3. Cái lỗi hệ thống là nguy hiểm lắm nghe..:)

    Trả lờiXóa
  4. Cái này là bác An nhận định chứ không phải ý của em nghen, Kichbu! Hic!...

    Trả lờiXóa
  5. Hồi bác ấy đương chức thì không phát. Thôi thì "thà muộn còn hơn không"...:)

    Trả lờiXóa
  6. Bác kichbu thử hỏi các vị ấy xem, 'lý tưởng của ông/đồng chí là gì' - tất nhiên là loại trừ thái độ trơ trẽn, trâng tráo hay 'mặt trơ trán bóng' - các vị ấy sẽ trả lời như thế nào? Lý tưởng của những người đã hy sinh, đã cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc - những mong đến thế hệ ngay sau mình được hưởng quả ngọt- một xã hội, một đất nước tươi đẹp. Tất cả đã bị lừa dối - một sự tráo trở!
    Có giai thoại thế này:
    Sau khi đánh đuổi xong Thực dân Pháp, các vị nhà ta mới hỏi Hồ Chí Minh:
    - Thưa bác! Thời thực dân thì mới có nhà tù chứ, sao bây giờ hòa bình rồi mà ta vẫn còn để lại nhiều nhà tù thế?
    - Đó là để dành cho các chú đấy! - Hồ Chí Minh vuốt râu, thủng thẳng đáp.
    Bài học "Đại tá quân nhu Trần Dụ Châu" vẫn còn nguyên giá trị cho đến hôm nay. Hồ Chí Minh đã thức trắng đêm trước khi ký lệnh tử hình tên đại tá Trần Dụ Châu. (xem vở kịch 'Đêm trắng').

    Trả lờiXóa
  7. Họ - tư bàn Đỏ - đã và trả lời: "Đồng chí không bằng đồng tiền", Còn lý tưởng là "hàng xa xỉ"...:(

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter