Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Con đường Việt Nam trong APEC

Con đường Việt Nam trong APEC

Вьетнамский путь в АТЭС

 

Sergei Luzziain

Nguồn: mgimo.ru và newsland.ru

Kichbu posted on 06.06.2012

 

Новость на Newsland: Вьетнамский путь в АТЭС

 

 

Đọc thêm:

Ø     Lạnh lùng chống lại quan hệ VIệt – Mỹ đang nồng ấm

Ø     Khó khăn của Trung Quốc trong giải quyết vấn đề Biển Đông

 

Trong bối cảnh của một Trung Quốc đang trỗi dậy, một trong những láng giềng phía nam – Việt Nam – ít nổi bật hơn. Đồng thời, kinh nghiệm các cuộc cải cách của Việt Nam buộc các chuyên gia nói về sự chín muồi của một phiên bản “kỳ diệu kinh tế” mới ở Đông Dương.

Việc CHXHCN Việt Nam gia nhập thành công với tư cách là thành viên trong các dự án của ASEAN và APEC đã bổ sung một hình ảnh tổng thể tích cực. Liệu Nga có tăng cường những cơ hội nhờ việc sử dụng yếu tố Việt Nam? Và liệu diễn đàn APEC không  làm dịu đi cuộc tranh cãi không ngừng của Hà Nội và Bắc Kinh vì các đảo trên biển Nam-Trung Hoa (Biển Đông-Việt Nam – Kichbu)?

Từ "nền văn minh lúa nước" đến các công nghệ mới

Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong 20 năm qua ngày càng mang khuôn mặt của chủ nghĩa bản nhiều hơn. Các cơ chế thị trường dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam từ lâu đã trở thành một phần của nền kinh tế và chính trị. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) đã đặt ra nhiệm vụ biến Việt Nam đến năm 2020 thành "cường quốc công nghiệp" dựa trên cơ sở "phát triển nền kinh tế đổi mới và công nghệ cao”. CHXHCN Việt Nam nằm vào nhóm mười nước đang phát triển rất năng động của thế giới (tăng trưởng GDP hàng năm 8-9%). Cuộc đấu tranh chống tham nhũng được tiến hành tổng lực – sau 5 năm hơn 4 nghìn những kẻ tham nhũng, các cựu quan chức của đảng và nhà nước có cỡ  phải ra hầu tòa. Tất cả điều này gợi nhớ kinh nghiệm của Trung Quốc đến đau đớn.

Những thành công của công cuộc cải cách ở Việt Nam, theo ý kiến của các chuyên gia Nga, phần nào gắn với ảnh hưởng của phiên bản chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc  đến xã hội Việt Nam, phần nào gắn với cách tiếp cận sáng tạo của riêng mình để giải quyết vấn đề như “trở nên giàu có và lành mạnh như thế nào”, và đồng thời vẫn giữ được sự trung thành với những di huấn của đồng chí Hồ Chí Minh.  Nhân thể nói thêm, những người Việt Nam có thái độ thành kính với chủ tịch đầu tiên của mình và là người sáng lập Đảng cộng sản, chăm sóc lăng của ông ở trung tâm Hà Nội một cách chu đáo. Có thể nói rằng đảng cộng sản đã đưa đất nước từ “nền văn minh lúa nước” và dẫn dắt đất nước tiến tới “nền văn minh công nghệ”.

Việc Việt Nam là thành viên của diễn đàn APEC – đó là mong muốn trao đổi bình đẳng với các nước lớn và nước nhỏ của khu vực. Đã qua từ lâu những thời kỳ khi nước cộng hòa còn phụ thuộc chỉ vào Liên Xô về kinh tế và hệ tư tưởng. Ngày nay trên cơ sở chính sách đối ngoại của đất nước – định hướng vào các lực lượng khác nhau, bao gồm cả Hoa Kỳ, các nước láng giềng trong khối ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và các nước khác. Việt Nam thông qua các dự án khu vực khác nhau mong muốn giữ vị trí cách đều các trung tâm ảnh hưởng này hay khác. Sự thật, điều này không phải luôn thành công, đặc biệt khi nói về các quan hệ phức tạp Việt-Trung. Tại hội nghị thượng đỉnh các nước APEC ở Honolulu vào năm 2011, Việt Nam đã ủng hộ dự án của Mỹ thành lập Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương không đòi hỏi phải có sự tham gia của Trung Quốc.

Tháo gỡ “thắt nút biển” với Trung Quốc như thế nào?

Từ toàn bộ các nước gần gũi của CHXHCN Việt Nam, Trung Quốc láng giềng đến tận hôm nay – nỗi đau đầu lớn nhất đối với ban lãnh đạo Việt Nam. Các chuyên gia nhận thấy rằng nếu trước đây CHND Trung Hoa đã tuyên bố các quyền của mình đối với các đảo tranh cãi trên biển Nam-Trung Hoa (Biển Đông-Việt Nam – Kichbu) bằng ngôn ngữ ngoại giao, thì hiện nay Pekin và Hà Nội không ngại ngùng trong các thể hiện của mình. Cuộc tranh cãi về quần đảo Parasel (Hoàng Sa) và Spratly (Trường Sa), trên thềm của chúng lộ thiên các mỏ dầu, khí đốt và khoáng liệu, đã bùng lên không phải để đùa.

Sự leo thang rõ rệt của cuộc xung đột đang xảy ra. Hà Nội vào tháng sáu 2011 đã bắt đầu nói về mong muốn “ngăn chặn bất kỳ ai mưu toan xâm phạm chủ quyền của Việt Nam”. Đáp lại, Trung Quốc bắt đầu phong tỏa hoạt động của các tàu Việt Nam tiến hành thăm dò các mỏ của biển Nam-Trung Hoa. Ngày 9 tháng sáu 2011, theo tuyên bố của Hà Nội, những người Trung Quốc thậm chí đã bắn những người đánh cá Việt Nam và v.v…

Vụ việc đã đến chỗ Pekin tuyên bố các kế hoạch bố trí trên các đảo Nansha (Spratly-Trường Sa – Kichbu) căn cứ không quân, tương ứng, Hà Nội - sử dụng vũ lực để bảo vệ quyền chủ quyền của mình. Hơn nữa, những người Việt Nam đã củng cố các chứng cứ bằng các trích dẫn về khả năng sử dụng các tàu ngầm mua được vào thời của mình ở Nga. Nhân tiện nói thêm, không chỉ Trung Quốc và Việt Nam, mà còn thêm cả  Đài Loan, Malaysia, PhilippinesBrunei cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. “Cái thắt nút biển” hóa ra là như thế. Hơn nữa, cả Pekin, cả Hà Nội, dường như, không biết tháo gỡ nó thế nào.

Chuyến đi thăm đến Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam ngày 15 tháng mười 2011 đã trở nên quan trọng về nguyên tắc. Trong thời gian chuyến thăm sau cuộc gặp gỡ với Tổng bí thư Đảng CS Trung Quốc Hồ Cẩm Đào,  đã công bố tuyên bố chung về mong muốn của hai bên “giải quyết tất cả các vấn đề trên biển một cách thiết thực”. Tuyên bố như gáo nước lạnh làm băng giá những cái đầu nóng nhất cả ở Trung Quốc, cả ở Việt Nam. Không thể nói rằng chuyến đi thăm hoàn toàn giải quyết hết các mâu thuẫn – chúng vẫn còn tồn tại. Nhưng các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của những người Việt Nam tức giận ở Hà Nội đã biến mất, các nhân vật chính thức của Việt Nam lại nói về việc rằng dù sao “Trung Quốc – người đồng chí tốt và người anh em tốt”.

Các xe tăng Trung Quốc tiến về Hà Nội. Cơn ác mộng?

Đa số các cuyên gia Nga và quốc tế chỉ ra rằng cuộc tranh chấp biển đảo hiện nay – đó chỉ là phần nhìn thấy được của tảng băng của những mâu thuẫn. Cảm giác xúc phạm của Trung Quốc đến Việt Nam nằm ở cốt lõi cuộc xung đột hiện nay. Sự xúc phạm này liên quan, trong đó, các sự kiện tháng hai- tháng ba 1979. Lúc bấy giờ CHND Trung Hoa, như đã biết, quyết định “dạy” cho CHXHCN Việt Nam bài học vì nước đó một năm trước đã lật đổ chế độ thân Trung Quốc (Mao) Pol Pot ở Campuchia (Cambodie). Việt Nam  là đồng minh thân cận nhất của Liên Xô, mà ở Liên Xô với Trung Quốc vào thời đó có những quan hệ không mấy tốt đẹp. Cuối cùng, ngày 17 tháng hai 1979, những chiếc xe tăng Trung Quốc tràn qua biên giới với Việt Nam tiến về Hà Nội. Tuy nhiên quá trình “dạy bài học” Trung Quốc đã bị thất bại trong cuộc chiến tranh này. Được tôi luyện trong các cuộc chiến đấu với Hoa Kỳ, các đơn vị quân đội Việt Nam đã chặn đứng đội quân Trung Quốc 600.000 người, tiêu diệt gần 300 xe tăng. Vào năm 1991, các quan hệ hòa bình đã được khôi phục, nhưng cảm giác khó chịu ở cả Pekin, ở cả Hà Nội vẫn còn. Và hôm nay nó thi thoảng lại xuất hiện trong những hồi ức của các quân nhân Trung Quốc và Việt Nam, và cả trong các cuộc tranh luận khoa học-lịch sử.

Điều kỳ lạ rằng những người Việt Nam hôm nay đặc biệt không hồi tưởng cuộc chiến tranh kéo dài (1964-1973) và đẫm máu với những người Mỹ, mà nếu có nhớ lại, thì không có những cảm xúc đặc biệt và xúc phạm. Các quan hệ kinh tế và chính trị của những kẻ thù không đội trời chung trước đây hiện nay đang phát triển tổng thể. Hơn thế nữa, Hà Nội chính thức tiến hành các cuộc đàm phán tế nhị với Washington mà Hoa Kỳ đang đề xuất xây dựng khung quốc tế nào đó để giải quyết các cuộc tranh cãi của CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa ở biển Nam-Trung Hoa. Rõ ràng “việc quốc tế hóa” như vậy của cuộc xung đột có lợi, trước hết, cho Hoa Kỳ mà Hoa Kỳ bất ngờ nhận được thông qua Việt Nam “bực tức” một phương tiện bổ sung cho sự kiềm giữ chính trị CHND Trung Hoa.

Sự quan tâm của Nga. Rút khỏi Cam Ranh để xây dựng nhà máy điện hạt nhân?

“Cái góc” Việt-Nga đã và đang là một phần quan trọng của hình dáng chung của diễn đàn APEC, cũng như khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung, đặc biệt về bình diện năng lượng. Việt Nam đối với Nga – “cửa sổ kinh tế” độc đáo nhìn vào Đông-Nam Á (ASEAN). Lịch sử quan hệ Moscow và Hà Nội không có những trang xung đột, ngược lại, những người Việt Nam nhớ sự giúp đỡ của Liên Xô cho đất nước của họ trong những năm khó khăn.

Nhà máy liên doanh Việt Nam và Nga – “Vietsovpetro” đang giữ các vị trí thống lĩnh trong lĩnh vực dầu khí của Việt Nam. Trên thềm lục địa của Việt Nam, công ty khai thác liên doanh “Vietgazprom” với sự tham gia của OAO “Gazprom” đang hoạt động ổn định.

Nga đã cung cấp tín dụng cho Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở trong nước, lưu chuyển hàng hóa trong năm 2011 đạt gần 3 tỷ dollars. Để so sánh – buôn bán Việt-Trung được ước trong khoảng 8 tỷ dollars. Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Việt vẫn mạnh như trước. Vào thời của mình, Liên Xô không chỉ hoàn toàn đảm bảo cho quốc phòng của CHXHCN Việt Nam, mà còn thuê căn cứ hải quân nổi tiếng Cam Ranh và thực tế đã kiểm soát các vùng biển của Thái Bình Dương. Hôm nay Nga không tham vọng vai trò bá quyến ở khu vực. Tuy nhiên, kinh doanh kỹ thuật quân sự theo hướng Việt Nam Moscow vẫn cố găng giữ gìn.

Rõ ràng rằng Moscow không cần can thiệp vào cuộc tranh cãi Việt-Trung. Các bên sẽ tìm thấy tiếng nói chung và không cần “những người giúp đỡ” thứ ba. Phương án “quốc tế hóa” nêu trên hơn nữa không đáp ứng các quyền lợi của Nga, kể cả từ gốc độ an ninh khu vực, kể cả từ gốc độ các ưu tiên năng lượng và khác của Nga ở Việt Nam.

Như vậy, vị thế của Việt Nam tại khu vực, nói chung, và tại diễn đàn APEC, nói riêng, giống như biểu diễn của các nghệ sĩ trên dây trong rạp xiếc. Để có thể bước lên tầm cao mới,  công nghiệp thành công và vẫn giữ được chủ quyền chính trị và kinh tế, Việt Nam luôn phải cân bằng “trên ranh giới” mà không đánh mất thế quân bình. Nhưng, cũng như, con đường “theo sợi dây” còn dài lâu. Và như ca sĩ bard nổi tiếng của chúng ta hát: “Nhưng bây giờ bạn còn phải đi ít thôi – đã qua ba phân từ quảng đường”.

  

2 nhận xét:

Steps


Flag Counter