Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Leonhit Breznhev - kẻ thù của chủ nghĩa xã hội

Leonhit Breznhev - kẻ thù của chủ nghĩa xã hội

Леонид Брежнев - враг социализма

 

 

Dmitry Zykin

Nguồnforum-orion.com  

Kichbu post on 01.06.2012

 

 

 Новость на Newsland: Леонид Брежнев - враг социализма

 

 

L.I. Breznhev sinh ngày 19 tháng MườiHai năm 1906. Lễ kỷ niệm 100 năm của nhà lãnh đạo Xô Viết đã hích đẫy xã hội đến việc bàn cãi về thời đại cầm quyền của ông, về đề tài, dường như, đã bị lãng quên hoàn toàn. Trong những năm của Breznhev đã xây dựng được 1,6 tỷ m2 nhà ở, chiếm 44% tổng số nhà ở mà Liên Xô có được vào năm 1980. 161 triệu người được nhận những căn nhà mới. Nguyên tắc quân bình với đất nước mạnh và phát triển nhất thế giới - Hoa Kỳ đã đạt được. Liên Xô chiếm giữ những vị trí hàng đầu trong một loạt các lĩnh vực then chốt: hàng không, đóng tàu, chế biến kim loại, năng lượng và vân vân. Đường sá được xây dựng với tốc độ cao, ngành xây dựng nhà ở tập thể phát triển nhanh, tội phạm được trấn áp mạnh mẽ. Chính dưới thời Breznhev sản xuất xe con tăng đột biến. Hầu như ở mỗi gia đình đều có tủ sách - hiện tượng chưa từng thấy đối với phương Tây. Những thành tựu của Liên Xô những thời đó có thể liệt  kê còn rất lâu và rất lâu, nhưng đó sẽ chỉ là một phần của sự thật, mà một nửa của sự thật - tệ hại hơn chính sự lừa dối. Có thể có ấn tượng rằng chưa từng có sự trì trệ nào, ngược lại, các chứng cứ chứng minh về sự phồn thịnh chưa từng thấy, về sự bứt phá kinh tế. Và tiện thể, trì trệ đã xảy ra. Những mưu toan "phục hồi danh dự cho Breznhev" hiện nay là kết quả của sự lầm lẫn chân thành của một số và của toan tính vô liêm sĩ của những người khác.

 

 

Chúng ta sẽ đưa ra câu hỏi đơn giản thế này. Nếu không có thời kỳ trì trệ, thì tại sao đứng hai năm rưỡi sau khi Breznhev Ilich qua đời, đất nước chào đón Gorbachev như vị cứu tinh thoát khỏi những quy tắc của Breznhev? Tại sao những việc truy nã một số đại diện của nhóm Breznhev được chấp nhận với sự hào hứng to lớn? Tại sao khẩu hiệu "muốn sống như ở phương Tây" trở thành nhu cầu thống lĩnh?



Tại sao quần chúng mơ ước để trong các cửa hiệu bán chỉ có những mặt hàng nhập khẩu? Tại sao nét khác biệt trong sinh hoạt của những gia đình giàu có là cái bệ xí Phần Lan, đồ gỗ Nam Tư, "những chiếc quần jeans Mỹ", những đôi dày "Adidas" mua lại từ những kẻ đầu cơ và vân vân? Tại sao "hàng nội" trong ý thức được đánh đồng với từ "xấu"?



Tôi nhắc lại rằng các khẩu hiệu chính thống trước cải tổ về chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt con người chẳng là cái gì khác với uyển ngữ: "chúng ta sẽ làm như ở phương Tây". Thậm chí "sự trở lại với Lenin" hiện ra trong văn cảnh của những kết quả NEP (chính sách kinh tế mới - Kichbu), với giấy bạc mười ruble mới toanh của ông và sử hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tức là với nền kinh tế thị trường, phi xã hội chủ nghĩa.

 

 

Breznhev đã để lại sau mình một xã hội mà xã hội đó đã bác bỏ chủ nghĩa xã hội và đó là kết quả chủ yếu hoạt động của ông ta. Trì trệ, dĩ nhiên rồi, đã tồn tại, chỉ có điều người ta không tìm thấy nó ở đó. Tuy vậy, khi phê phán chủ nghĩa Breznhev, nhiều người nghĩ một cách đúng đắn theo trực giác rằng những người già nua/hoặc ốm đau nặng điều hành đất nước .

 

Tuổi trung bình của các ủy viên Bộ chính trị tại thời điểm Stalin qua đời là 55 tuổi, vào thời Khrushev bị phế truất - 61, vào năm 1980 đã vượt quá 70 tuổi. Những người ở độ tuổi dưới 50 thực tế không tồn tại. (Từ Liên Xô đến nước Nga. Lịch sử của cuộc khủng hoảng bất tận 1964-19994. D. Boff)



Các nhân vật chủ chốt của đội hình Breznhev không thay trong đổi nhiều năm. Nhiều người trong số những người được Breznhev đề cử vào những chức vụ quan trọng nhất trong nhà nước ngay từ những năm 60s vẫn tại vị ở đỉnh cao cho đến giữa những năm 1970s, còn những đại diện riêng lẽ của giới thượng lưu chính trị giữ được quyền lực của mình cho đến những năm 1980s. Và đây là tiểu sử của nhóm người thân cận ông:


- M. A. Suslov. Nhà tư tưởng của đảng, bí thư thứ hai Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, là nhân vật thứ hai trong nhà nước trong suốt thời kỳ Breznhev. Năm tháng: 1902 - 1982.

- A. N. Cosygin: Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô (1964-1980). Năm tháng: 1904-1980.

 

- Ju. V. Andropov. Chủ tịch Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô (1967-1982). Năm tháng: 1914-1984.

 

- A. A. Grechko. Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô (1967-1976). Năm tháng: 1903-1976.

 

 

- N.A. Shelokov. Bộ trưởng nội vụ Liên Xô (1966-1982). Năm tháng: 1910-1983.

 

 

Thời kỳ trì trệ tồn tại. Trì trệ trong giới thượng lưu, trong bầu không khí đạo đức tư tưởng của xã hội. Những chuyện tán gẫu về vai trò của đảng truyền từ miệng của "các cụ điện Kremlin" bất tận và kéo dài hàng chục năm, thực tế, đã làm nhiều người nổi ghét.  Thái độ không mong muốn của các nhà lãnh đạo giải quyết những bất lợi quá quắt trong sinh hoạt hàng ngày: xếp hàng mua "hàng hiếm", "xúc xích" và vân vân tạo nên ở nhân dân ấn tượng sai lầm mang tính nguyên tắc của hệ thống Xô Viết đã coi thường  những nhu cầu bình thường nhất, thậm chí khiêm tốn của người dân. Sự gia tăng nhu cầu bia rượu mà nó kéo dài suốt cả thời kỳ Breznhev cho thấy sự bất mãn sâu sắc của xã hội bởi cuộc sống, chính bia rượi giải tỏa stress.

 

 

Chính sách xã hội của Breznhev đã đẩy quần chúng lên sân khấu lịch sử. Những người mất chủ thể và định hướng cuộc đời, với hệ thống xáo trộn các giá trị, bị tha hóa "bởi các phúc lợi miễn phí" mà chúng mất giá chính vì "miễn phí" ảo. Sự lãnh cảm xã hội bao trùm toàn bộ xã hội. Các vụ việc ở cấp cao còn tồi tệ hơn thế nữa.

 

 

Trong những năm thời Breznhev, phản chọn lọc được sản xuất với tốc độ nhanh, tức là người ta bắt đầu lựa chọn vào giới thượng lưu ngày càng nhiều người theo nguyên tắc trung thành cá nhân với giới lãnh đạo cao cấp. Chính bản thân giới chóp bu hầu như không thay đổi, và lập tức dưới nó hình thành tầng lớp những kẻ thăng quan tiến chức vô trách nhiệm. Trong chính giới thượng lưu, tư tưởng tiêu diệt chủ nghĩa xã hội từ trên xuống đã được củng cố  và, cuối cùng giành được thắng lợi, chẳng hạn, để sở hữu nhà nước biến thành sở hữu tư nhân và chuyển vào tay nhóm cầm quyền. Trong những điều kiện như vậy, việc lên ngôi của Gorbachev đã được tiền định.



Bản thân Breznhev, bằng bàn tay của mình đã nuôi dưỡng dự án chống Liên Xô. Những thành tựu đạt được trong kinh tế, các nhà máy được xây dựng, các mỏ quặng được khai thác đã được chuyển cho những người hiện thực hóa giai đoạn công khai lật đổ chủ nghĩa xã hội ngay sau vài năm Breznhev qua đời. Nhân dân dưới thời Breznhev đã làm việc để sau đó một nhóm người nắm quyền lực trong tay trở nên giàu có chưa từng thấy.

 


Sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội, và cùng với nó là Liên bang Xô Viết - đó là "công lao" của giới thượng lưu Breznhev và của chính cá nhân Leonhid Ilich ở mức độ quan trọng. Tuy vậy, tôi không nói rằng chủ nghĩa xã hội đã không thể nào cứu được trong bất kỳ trường hợp nào.

4 nhận xét:

  1. ‎"KHÔNG! CHÚNG TA KHÔNG CẦN PHẢI THAY ĐỔI ĐIỀU GÌ CẢ!" - Leonid Ilyctch Brezhnev (Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Xô 1964 - 1982)

    Trả lờiXóa
  2. Tình cờ Kichbu còn giữ được cuốn sổ tay "Comminist - Lịch tra cứu - 1979" bằng tiếng Nga..:)

    Trả lờiXóa
  3. Bác kichbu có thể chia sẻ được không ạ?

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter