Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Mật báo: điều này diễn ra dưới thời Stalin như thế nào?

Mật báo: điều này diễn ra dưới thời Stalin như thế nào?

Доносы: как это было при Сталине?

 

Igor Kuznhesov

Nguồn: belvpo.com

Kichbu posted on 28.06.2012

 

Đọc thêm:

. Khẩu hiệuToàn bộ chính quyền về tay Xô Viếtrút cuộc là sự biến mất các Xô Viết

 

Stalin yêu cầu không chỉ phục tùng, mà còn đồng tình. Từ đó – khủng khoảng tinh thần mà nó đã được Pasternak mô tả tài tình vào năm 1937 trong cuộc nói chuyện miệng với tiến sĩ Nilson: “… một lần họ đến chỗ tôi…với một tờ giấy gì đấy,  ở đó viết rằng tôi tán thành quyết định của đảng tử hình các tướng lĩnh. Trong một ý nghĩa nào đấy,  điều đó là sự minh chứng cho việc rằng tôi được họ tin tưởng. Họ không đến với những người có trong danh sách bị tiêu diệt. Vợ tôi khi ấy đang mang bầu. Cô ấy khóc và van nài tôi ký tờ giấy đó, nhưng tôi không thể. Vào ngày đó tôi đã cân nhắc tất cả và cố gắng xác định xem tôi còn có bao nhiêu cơ hội để sống sót. Tôi tin rằng người ta sẽ bắt tôi – và đã đến lượt tôi. Tôi đã sẵn sàng cho điều đó. Tôi thấy đáng ghét toàn bộ giống này, tôi không thể chịu đựng nhiều hơn được nữa. Nhưng không có gì xảy ra. Các đồng nghiệp của tôi đã cứu tôi, như sau này được biết, bằng cách gián tiếp. Không ai giám cả gan báo cáo lãnh đạo cao nhất rằng tôi từ chối ký tờ giấy đó.

Một tinh thần đạo đức cao cả như thế ít người biết được. Tất cả bị ly gián. Sự chống đối cá nhân một cách âm thầm so với những cuộc miting khổng lồ mà chúng ủng hộ xử tử các tướng lĩnh và tại đó vang lên những tiếng thét “Bọn chó chết!” – trong quan hệ với các thủ lĩnh đối lập có nghĩa gì? Từ đó một người đối lập bí mật có thể biết những người tham gia (miting) nói chân thành hay không? Không có bất kỳ dấu hiệu nào của phe đối lập hoặc trung lập lúc bấy giờ. Tất cả chìm ngập trong sự cuồng nhiệt đám đông. Thậm chí trẻ em và những người thân của những người bị kết án cũng công khai chối bỏ bố mẹ của mình.

Việc phá vỡ các mối quan hệ gia đình là mục đích có ý thức của Stalin. Vào năm 1938, Stalin đã thủ tiêu ban lãnh đạo Đoàn thanh niên cộng sản Comsomol do Kosarev đứng đầu, ông ta phán rằng tổ chức này “thiếu cảnh giác”. Theo ý kiến của Stalin, Comsomol quá quan tâm thực hiện điều lệ tuyên bố tổ chức này là trường học chính trị đối với những người cộng sản tương lai. Stalin cho rằng một người cộng sản trẻ tuổi tốt không cần đào tạo chính trị, mà cần những phẩm chất của một người cuồng nhiệt-khua mỏ đánh chuông.

Vì sợ hãi nên có rất nhiều mật báo. Bất kỳ người nào nghe được một lời nói ra thiếu thận trọng và không báo cáo về điều đó, có thể phải tự trả giá. Các đảng viên của đảng không thể phát hiện “những kẻ thù của nhân dân” trong số những người quen của mình “bị chỉnh” tại các cuộc họp vì “thiếu cảnh giác”. Thi thoảng xảy ra việc như thế này: cuộc nói chuyện giữa những người quen cũ bỗng trở nên cởi mở và kết thúc bằng việc họ mật tố lẫn nhau. Chỉ những người bạn cũ đã được thử thách mới có thể có những cuộc trò chuyện mà chúng đi trệch đường lối chính thống một ít.

Việc lựa chọn rất kỹ lưỡng. Ilya Erenburg kể trong những hồi ức của mình rằng con gái của ông có chú chó xù đã học được cách đóng cửa phòng khách khi cuộc chuyện trò của khách khứa trở nên lắng xuống. Nó được thưởng một miếng giò cho sự cảnh giác của mình và nó học được cách nhận biết tính chất của cuộc đàm đạo một cách không nhầm lẫn.

Nhưng không phải tất cả công dân có ý thức thực hiện nghĩa vụ “khua mỏ đánh chuông” của mình một cách liên tục. Trong cuốn sách của mình “Tôi lựa chọn tự do”, Kravchenko dẫn ra một chi tiết: “Giám đốc của một xí nghiệp có lần chở trên xe của mình mẹ của “kẻ thù của nhân dân”, một phụ nữ có tuổi, sau đó người lái xe của ông nói: “Đồng chí giám đốc ạ, tôi, có lẽ, là đồ chó đẻ, tôi phải báo cáo về tất cả những gì nghe thấy và nhìn thấy. Nhưng tôi lấy chính mẹ đẻ của mình ra mà thề, lần này tôi sẽ không nói bất kỳ lời nào. Mẹ của tôi – một phụ nữ bình dân, chứ không phải madam  trí thức như thế. Nhưng tôi yêu bà, và cám ơn ông, Victor Andreevich ạ, tôi nói với ông như một người Nga với người Nga”. Và thực tế, không một ai biết về sự cố này, mặc dù sau đó giám đốc đã bị gán cho “những tội phạm nghiêm trọng” khác nhau.

Nếu chủ nghĩa phát xít tạo điều kiện để những bản năng hung hăng bộc lộ ra bên ngoài bằng việc thiết lập điều này theo trình tự luật pháp, thì sự độc tài của Stalin khuyến khích sự đê tiện và sự thâm độc một cách tự nhiên. Thậm chí hôm nay trên báo chí có thể đọc thấy những bài viết về những công dân “có ý thức đặc biệt”. Những người này thông báo cho cảnh sát về những hành vi (có thực hoặc tưởng tượng) của những người đồng công dân của mình và kết quả họ bị đày ải đến những vùng xa xôi hẻo lánh.

Dưới thời của Stalin đó là một thực tế được mọi người công nhận. Những kẻ gian hùng gây nên những xâu xé trong gia đình và nơi làm việc, tác giả của những bức thư nặc danh và vân vân… có thể gây nên những điều khó chịu trong bất kỳ xã hội nào. Dưới thời Stalin những kẻ như thế phát thịnh.

Hoạt động của những người mật báo được phát triển đến mức độ khó tin là có thật. Những thông tin trên các báo chí Xô Viết không hiếm rằng, ví dụ, một người mật tố 69 người, và người khác – 100 người và vân vân… Ở một thành phố, có đảng viên “tố giác” toàn bộ tổ chức của mình.

Tại đại hội XVIII của đảng khi “những sự quá thái” xảy ra trong thời gian các cuộc thanh trừng đã bị phê phán một cách muộn màng và riêng lẻ, người ta đọc câu chuyện của một trong những người mật báo kể rằng anh ta đã loại được mười lăm bí thư các tổ chức đảng địa phương thành công như thế nào. Một kẻ vu khống khác từ Minsk, như thông báo tại đại hội, “đã gửi yêu cầu thế này: “Tôi đã kiệt sức trong cuộc đấu tranh với kẻ thù, và bởi vậy tôi đề nghị cấp cho tôi phiếu nghỉ ở khu nghỉ dưỡng”. (Tiếng cười ầm vang)”.

Một số mật báo hoàn toàn điên rồ đưa đến những hậu quả không tưởng tượng được, những bức thư khuyết danh đơn giản là những bịa đặt vô liêm sĩ, nhưng chúng đã đạt được mục đích. Đây là một ví dụ: một người tên là Silakov (Силаков – trong tiếng Nga có nghĩa từ nguyên “kẻ sức mạnh” – - Kichbu) nào đó đào ngũ  Hồng quân, và sau đó đã đầu hàng.

Anh ta kể rằng đã lên kế hoạch tập kích vào bưu điện để lấy tiền cho một tổ chức khủng bố, nhưng sau đó quyết  định tự nguyện nộp mình cho chính quyền Xô Viết. Đối với Bộ Dân ủy Nội vụ điều đó còn ít. Silokov bị tra tấn đến nơi đến chốn, và sau đó người ta nặn ra giả thuyết rằng không chỉ bản thân anh ta và bạn bè của mình mà cả phân đội được nhắc đến. Đứng đầu vụ âm mưu bây giờ không là Silakov, mà là chỉ huy của anh ta.

Họ có ý đồ thực hiện các cuộc tấn công khủng bố vào các thành viên của chính phủ. Hầu như toàn phân đội, từ chỉ huy đến những lính lái xe, đã bị bắt, thêm vào đó nhiều người – cùng với vợ. Bị lôi vào vụ án này còn có hai chị em của Silakov và người mẹ già cả bệnh tật và bố của anh ta. Họ truy tố thậm chí cả ông chú mà người này chỉ mới một lần gặp cháu trai của mình, nhưng ông là sĩ quan-unter trong quân đội Sa hoàng. Theo giả thuyết mới, ông chú đã biến thành “tướng Sa hoàng”.

Vụ án vô lý này đã bị thổi phồng đến mức rằng trong “nhà tù của Minsk không còn buồng giam nào để có thể nhốt thêm một người có liên quan đến mưu đồ của Silakov”. Sau sự sụp đổ của Yezhov, Silakov và tất cả những người bị kết án cùng với ông ta đã bị tra hỏi lại. Họ có được khả năng từ chối những lời khai của mình. Một số không đồng ý với điều đó, lo sợ mắc bẩy, và lúc bấy giờ với họ buộc phải nói theo cách khác. Những người này đã bị bắt buộc bằng bạo lực từ chối sự thừa nhận giả dối tội lỗi của mình trong tội ác mà chúng có thể đe dọa họ bằng án tử hình. Kết quả bản thân Silakov đã bị kết án ba năm tù, nhưng chỉ vì tội đào ngũ.

Nhưng nạn mật báo hưng thịnh không chỉ trên cơ sở tự nguyện nghiệp dư. Bộ Dân ủy Nội vụ đã tổ chức khắp nơi mạng lưới cộng tác viên mật được tuyển mộ từ dân chúng địa phương.

Các cộng tác viên mật được chia thành hai nhóm: trong nhóm đầu là những người tự nguyện – những kẻ cặn bã lộ liễu và những kẻ xấu bụng. Những người này muốn làm những người quen của mình bực tức, và “những người duy tâm” tin tưởng rằng họ đang làm vì lợi ích của “Sự nghiệp”. Họ hy vọng rằng họ sẽ nói sự thật và không gây phiền phức cho bạn bè của mình. Nhưng đó là sự tự lừa dối: áp lực trở nên ngày càng mạnh hơn và mạnh hơn.

Một cộng tác viên mà người đó không cung cấp thông tin đã bị nghi ngờ. Còn bởi vì dân chúng nói chung đã học được cách giữ mồm giữ miệng. Những người mật báo buộc phải mật báo ngày càng nhiều về các hành động và lời nói vô thưởng vô phạt, giải thích theo kiểu của mình hoặc đơn giản bịa ra để thỏa mãn khát khao của những ý đồ thắng qua mặt được Bộ Dân ủy Nội vụ.

Trong hồi ức của các nhân chứng có chuyện rằng  một cộng tác viên đã trở thành người cộng sản trung kiên. Anh ta không thể gia nhập đảng vì những mối liên hệ trước đây với đội quân Bạch vệ, và bởi vậy quyết định phục vụ sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản như cách thức duy nhất phù hợp của mình. Thoạt đầu anh ta cố gắng chấp hành sự chí công. Anh ta chỉ cần thực hiện nghĩa vụ của mình, và điều đó luôn luôn tốt đẹp. Khi anh ta biết vượt qua sự cắn rứt của lương tâm, những ham muốn cá nhân và những ác cảm, anh ta cảm thấy mình là anh hùng đích thực. Nhưng chỉ những điều ám chỉ thái độ thù địch đối với chính phủ là chưa đủ.

Các cộng tác viên của Bộ Dân ủy Nội vụ, dĩ nhiên, biết rõ rằng có một tầng lớp lớn dân cư nằm vào phạm trù này, và đòi hỏi những tin tức cụ thể mới. Một cộng tác viên có ý định phản ứng lại, nhưng bản thân anh ta bị cáo buộc che giấu các sự thật. Và anh ta bắt đầu “giải thích” những cuộc nói chuyện nghe lén được theo cách của mình khi bất kỳ sự khác biệt giữa sự thật và giả dối còn chưa chưa biến mất trong não nó. Và thậm chí cho dù điều đó, anh ta vẫn bị xem thường, bởi vì rằng có ý định giữ cái gì đó na ná sự đề phòng trong các mật báo của mình. Những bịa đặt đối với lãnh đạo được xem xét thận trọng, và bản thân anh ta bị bắt.

Bất kỳ báo cáo nào về hoạt động của các cơ quan Xô Viết, viện nghiên cứu khoa học v.v…, thậm chí cho đến Đại khủng bố nói về một điều rằng sinh hoạt trong các cơ quan đó là câu lạc bộ của các mưu đồ. Và chính ngay điều đó, có lẽ, có thể nói về ngay các nước Khác. Nhưng các phương tiện mà kẻ gian hùng tiếp cận được trong những điều kiện Xô Viết đã làm nó trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều. Để thăng tiến, cần “phải làm tổn hại thanh danh” người khác, loại trừ được họ ra khỏi đảng, và thường họ bị bắt. Đó là cách thức phổ biến để thăng quan tiến chức. Đối tượng có thể là một đối thủ cạnh tranh mà địa vị của nó vững chắc hơn, hoặc một trong những người thuộc quyền, với sự hỗ trợ của người đó có thể bôi nhọ cấp trên. Theo các tính toán gần đúng nhất, một phần năm số nhân viên của các cơ quan Xô Viết trong những năm đó ở hình thức này hay khác là chỉ điểm viên của Bộ Dân ủy Nội vụ.

Stalin thường xuyên phá vỡ tất cả các hình thực đoàn kết phường hội, ngoại trừ những người được xây dựng nên trên cơ sở trung thành với chính cá nhân ông. Khủng bố đã phá vỡ hoàn toàn niềm tin cá nhân. Các mối quan hệ tập thể và tổ chức mà chúng vẫn còn tồn tại trong nước sau 18 năm cầm quyền độc đảng phải chịu thiệt hại nhiều hơn cả.

Tổ chức quan trọng và hùng mạnh nhất đòi hỏi sự trung thành trong quan hệ chính với bản thân, với các lý tưởng của mình là đảng, hay là, nói chính xác hơn, thành phần trước Stalin của đảng. Sau đó – quân đội. Tiếp theo là tầng lớp trí thức mà nó bị xem là nguồn tiềm năng của những tư tưởng tà giáo. Tất cả các nhóm “trung thành này” này gây nên một phản ứng tức giận đặc biệt.

Nhưng Stalin đã bắt đầu chống lại toàn thể dân tộc như nó đang có, ông hoàn toàn hợp lý. Chỉ bằng những phương pháp như thế đã có thể làm phân rã xã hội, hủy hoại bất kỳ niềm tin nào và sự trung thành nào, ngoại trừ lòng trung thành chính bản ông ta và những tay chân của ông ta.

Chỉ những người bạn bè chí thiết mới có thể nói ám chỉ cho nhau về sự bất đồng với những quan điểm chính thống (mà đôi khi không luôn luôn như thế). Một công dân Xô Viết bình thường không thể xác định được sự dối trá “đang làm hỏng” đến mức độ nào. Người như vậy nghĩ rằng ông ta, có lẽ, thuộc về thiểu số rời rạc và yếu đuối, rằng Stalin đã chiến thắng, tiêu diệt quan niệm về sự thật trong những khối óc của mọi người.

Nhưng không phải tất cả gán tội lỗi cho Stalin. Ông luôn luôn biết đứng ở hậu trường, lừa dối tất cả mọi người như Pasternak và Meierhold. Và nếu những tài năng kiểu này bị lầm lẫn (mặc dù không có xu hướng chính trị) thì rõ ràng những quan niệm tương tự đã được phổ biến rộng rãi. Nỗi sợ hãi và lòng căm thù của toàn thể đất nước lúc bấy giờ nhằm vào Yezhov…

 

Tác giả: Phó giáo sư  Tổ bộ môn hoạt động lãnh sự và ngoại giao của Khoa quan hệ quốc tế Đại học tổng hợp Belorus, phó tiến sĩ khoa học lịch sử, phó giáo sư Kuznhesov Igor Nicolaievich

 

1 nhận xét:

  1. Một phần ba người Nga tin rằng họ bị theo dõi
    Треть россиян уверена, что за ними следят

    Một trong nhưng trang điện tử tìm kiếm việc làm đã tiến hành cuộc điều tra, kết quả của nó cho thấy: 30 phần trăm người Nga tin rằng họ thường xuyên bị theo dõi tại nơi làm việc. Các nhân viên an ninh và các nhà quản lý hàng đầu của các công ty lớn bị mắc bệnh thiên chấp cuồng thường xuyên hơn cả. Nói chung phát hiện ra mối liên hệ qua lại như thế này: người nào có mức lương càng cao, thì sự nghi ngờ các lớn.

    29.06.2012 01:50
    Nguồn: utro-russia.ru

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter