Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Đô thị Nga và nông thôn Nga: cuộc chiến không cân sức

Đô thị Nga và nông thôn Nga: cuộc chiến không cân sức


Россия городская и Россия сельская: неравная битва



Alexei Volodin
Nguồntopwar.ru
Kichbu posted on 24.06.2012
 Россия городская и Россия сельская: неравная битва
Nga trong nhiều năm lịch sử của nó chủ yếu là một nước nông nghiệp. Hầu hết mọi người sống trên vùng lãnh thổ của các điểm dân cư nhỏ mà chúng không có quy chế của thành phố. Chính lúc bấy giờ nảy sinh khái niệm như lapot Nga - một đất nước của nông dân tham gia vào công việc hàng ngày của họ, và quốc gia với hạt nhân đặc biệt của đội ngũ trí thức tập trung ở các thành phố lớn (theo mức độ lớn trong hai thành ph - St. Petersburg và Moscow). Chế độ nông nô đã giúp sự di cư ở Nga giảm đến mức tối thiểu.
Sau khi những người Bolshevik nắm quyền lực nhiều người có cảm giác rằng tình hình sẽ thay đổi: những người nông dân sẽ nhận được cơ hội mong đợi dài lâu để lựa chọn một lối sống phù hợp một cách tự chủ, thay đổi một hình thức hoạt động này sang một hình thức hoạt động khác, có điều kiện lên thành phố. Tuy nhiên, thực tế, mọi việc hóa ra, nói nhẹ nhàng, không hoàn toàn như thế. Những người nông dân phần lớn đã bị tước đoạt khả năng tự do thay đổi nơi cư trú. Vì vậy, các cơ quan chính phủ đã cố gắng tạo ra một sự cân bằng c ó hiệu quả giữa khu vực đô thị và nông thôn với mục đích phân bố người dân trên những vùng đất rộng lớn của một phần sáu lục địa để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân và ngành công nghiệp. Mức độ nào đó, sự can thiệp của chính quyền vào chính sách di cư đã mang lại những kết quả của mình: nông thôn phát triển, thậm chí còn xuất hiện một tầng văn hóa nông thôn độc đáo nào đó, có thể nhận xét về nó, trong số đó, và qua rất nhiều bộ phim của thời kỳ Xô Viết.
Tuy nhiên, qua các một bộ phim đó, thậm chí những bộ phim đã qua nhiều tầng kiểm duyệt, thấy rằng những người dân nông thôn thường công khai ghen tị với cư dân đô thị, và điều này biến thành nếu không phải là biểu hiện tiêu cực công khai, thì thành chính xác là sự thù ghét tiềm ẩn sâu sắc. Ở mỗi người dân đầy tham vọng của nông thôn Liên Xô có những giấc mơ của mình về những gì được gọi là tiện nghi. Những giấc mơ này chung quy lại là những điều kiện sống của người dân nơi đô thị. Nhiều người công khai di chuyển từ nông thôn vào thành phố để có được hộ chiếu đủ quyền hạn của công dân Xô Viết.
Thời gian trôi qua, tình hình đã thay đổi, những thời đại chờ đợi dài lâu đối với nhiều người ủng hộ các tiêu chuẩn dân chủ hiện nay của phương Tây đã đến. "Perestroika" đã bắt đầu bước đi trên khắp cả nước bằng những bước đi đến mức gây nên trạng thái sốc đối với ai đó, và mở ra triển vọng mới cho ai đó. Trên khắp đất nước rất nhiều dòng người đã chuyển động và họ quyết định thoát khỏi "những xiềng xích" của làng xã, để lao vào thế giới hấp dẫn của các thành phố lớn. Sự ngụp lặn như vậy thường đi kèm với những biến đổi rất lớn của nhân cách. Mọi người thay đổi trông thấy, họ cố gắng để có được tất cả những gì mà họ bị tước đoạt trong thời gian sinh sống, như họ nói, ở thôn quê.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, việc kiểm soát các dòng di cư nói chung không còn nữa. Di cư nội bộ đã dẫn đến sự mất cân đối rất lớn giữa các khu vực đô thị và nông thôn. Đây là một trong những lý do sản xuất nông nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Nông thôn trong thực tế bắt đầu thoái hóa. Các trường học, các cơ sở công nghiệp chế biến thịt và sữa, ngành cây trồng bị đóng cửa. Vùng nông thôn đã dần dần chuyển đổi từ cơ sở của hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm thành gánh nặng kinh tế của đất nước - acseptor (акцептор - từ tiếng Nga) tài chính, mà nó không thể phát triển được nếu thiếu việc rót tiền t thành phố. Thành phố đã bắt đầu đúng là bòn rút thanh niên từ nông thôn. Và nếu dưới thời Xô Viết, một tỷ lệ phần trăm lớn thanh niên sau khi học tập tại các trường đại học và trường trung học kỹ thuật ở thành phố trở về trong tư cách là các chuyên gia được đào tạo tốt, sau khi xuất hiện, có thể nói, nước Nga mới, di cư đã trở nên hoàn toàn một chiều. Tất cả đều lao vào các thành phố lớn với mục đích tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngày nay, còn giữ được rất ít các khu vực, mà ở đó đời sống nông thôn một phần nào đó tương đương với cuộc sống của thành phố: cơ sở hạ tầng phát triển, các cơ sở thương mại, các trường học, các tổ hợp công nghiệp hành chức. Bức tranh này vẫn còn tồn tại ở vùng Kuban, vùng ngoại  ô Moscow, tỉnh Belgorod, một số khu vực của Tatarstan. Tại hầu hết các chủ thể lãnh thổ, các làng xóm đang hoang tàn đã trở thành biểu tượng của quá trình tiêu cực xảy ra trong nước. Những cụ già sống nốt thế  kỷ của mình, còn đối với thanh niên hoàn toàn thiếu một viễn cảnh d ù nh ư thế nào đó đi nữa để quyết định ở lại nông thôn.
Thiếu công ăn việc làm phát sinh những thách thức mới, mà vấn đề chủ yếu là nghiện rượu ở nông thôn. Đi qua nhiều làng quê Nga, có thể nhìn thấy những hình ảnh như thế này, mà chúng có thể được gọi là khải huyền (apocalipse) ở làng quê Nga. Và tìm một lối thoát ra khỏi tình trạng này hiện nay là vô cùng phức tạp, bởi vì chương trình phát triển nông thôn đụng phải không chỉ về tài chính mà còn nhân khẩu học. Các dòng di cư chảy vào các thành phố làm hoang tàn các làng quê, và các nguồn lực để làm cho các dòng chảy ngược lại, không phải ở các nhà lãnh đạo khu vực nào cũng có. Chúng ta sẽ không quên rằng ngôi làng Nga từng còn được coi là thành trì của tâm hồn. Bây giờ trong hầu hết trường hợp, điều này dường như đã lỗi thời. Giới tinh hoa tự do ở th ành phố đã quyết định lãnh nhận về mình vai trò của tầng văn hóa, họ xem sự lựa chọn nông thôn như một tiếng thét lên vô nghĩa nào đó từ khe cửa. Đối với giới thượng lưu thành phố thời hiện đại, mà chỉ mới hôm qua vừa thoát ra khỏi làng quê, nông thôn nước Nga ngày nay đ ã trở thành một quốc gia khác mà nó ngăn cản họ (elite) sống theo cách riêng của mình. Các mục tiêu, lý tưởng và lựa chọn của người nông dân bị hủy hoại: những người laponhik này, nói là, chạy đi đâu, bởi chính sách lớn - đó là dành cho cư dân đô thị.
Liên quan về vấn đề này, nhiệm vụ như, tránh thiên vị giữa các khu vực đô thị và nông thôn, tránh tình trạng di cư hỗn loạn và chết dần mòn của toàn bộ các vùng nông thôn Nga đang đặt ra trước các nhà lãnh đạo hiện nay. Nhiệm vụ, không còn tranh cãi gì nữa, vô cùng phức tạp, nhưng không phải là không thực hiện được. Nên hy vọng rằng có những cách thức để giải quyết nhiệm vụ này hiện đang được ấp ủ trong tâm trí của các nhà cầm quyền Nga.
-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter