“Tôi không muốn dọa các bạn, nhưng chúng ta đúng là đang đùa với lửa”
"Не хочу вас пугать, но мы буквально играем с огнем"
Nguồn: slon.ru
Kichbu posted on 07.06.2012
Chuyên gia về các vấn đề môi trường và hiệu quả tài nguyên, giám đốc của Trung tâm Khoa học và Công nghệ phát triển của Liên Hiệp Quốc, Ernst Ulrich von Weizsäcker tại Bảo tàng Đại học Bách khoa đã đọc bài giảng về vấn đề làm thế nào để sắp xếp Trái đất và để vượt qua cuộc khủng hoảng tài nguyên. Slon công bố bảy trích dẫn từ bài giảng này.
1- Tất cả mọi người đều muốn đạt được tiêu chuẩn nhà ở như tại những nơi giàu có nhất của Bắc Mỹ. Câu hỏi đặt ra: chúng ta cần bao nhiêu hành tinh Trái đất để bố trí cho 7 tỷ người hiện đang sinh sống theo các tiêu chuẩn của Bắc Mỹ? Năm hành tinh. Theo những tiêu chuẩn của Anh, Đức hoặc Nga – hai hành tinh rưỡi. Theo những tiêu chuẩn của
2- Nhiên liệu hóa thạch có giới hạn. Và, như bạn biết đấy, nó còn tạo ra những vấn đề khí hậu. Ví dụ, mười năm trước đây đã được công bố đánh giá về tác động của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đối với khí hậu Bắc Cực. Có thể thấy nước ngọt bao phủ
3- Nếu băng giá cần thiết để giữ cho Nam Cực và các khối băng của
4 - Một người bạn của tôi là rất quan tâm thiết kế chiếc xe ô tô sử dụng 1,5 lít xăng cho 100 km. Có thể áp dụng rộng rãi cả xe đạp điện. Người bạn của tôi, thị trưởng của một thành phố ở Đức đã sử dụng chiếc xe đạp như thế trong chuyến đi làm việc chính thức của mình. Ông kể rằng ông luôn luôn đến nơi nhanh hơn so với người nói chuyện với mình đi xe Limousine. Khi tôi ở Mỹ, tôi đã luôn luôn khó chịu vì cấu trúc của thành phố. Ở họ đường bộ quá tải. 12 làn xe - so sánh nó với châu Âu. Tôi vừa mới ở
5- Nhà của chúng ta tiêu thụ rất nhiều năng lượng, đặc biệt vào mùa đông. Khoảng 40% năng lượng chạy vào lỗ đen này. Điều này xảy ra bởi vì các ngôi nhà về mặt công nghệ chưa hoàn chỉnh. Chúng được xây dựng trong những thời khi năng lượng chẳng có gì trị gì. Các công nghệ mới đề xuất cái gọi là "những ngôi nhà thụ động". Đây là một thiết kế của Đức, và tôi rất vui mừng ở tại đây được giới thiệu nó với các kiến trúc sư Nga, những người đang sử dụng những công nghệ tương tự. Điều này sẽ giảm nhu cầu năng lượng hơn mười lần. Gia đình tôi đang sống trong một ngôi nhà thụ động như thế, ở trong ngôi nhà của chúng chất lượng không khí tuyệt vời và hóa đơn tiền sưởi ấm rất thấp. Theo công nghệ này có thể trang thiết bị lại ngay cả những ngôi nhà hiện có. Sau khi sửa chữa, nhiệt ở bên trong và không thoát ra ngoài nhờ các thiết kế của công nghệ hiện đại.
6- Tại khu vực Đông Nam Á, cũng như ở Tây Âu xuất hiện khái niệm về cái gọi là "hầm mỏ đô thị". Người ta bắt đầu xem các bãi rác như các hầm mỏ, mà từ đó người ta có thể khai thác được rất nhiều đồ vật thú vị. Ở Nhật Bản người ta gọi điều này là "nền kinh tế bí mật". Và người Trung Quốc đã sao chép đạo luật này của Nhật Bản rằng Trung Quốc không thể cho phép mình hoang phí kim loại và những vật liệu đắt tiền dùng một lần, chúng cần được tái chế và sử dụng lần nữa. Nhìn vào bảng tuần hoàn Medeleev - tất cả các nguyên tố được đánh dấu bằng màu đỏ hoặc nâu, phải được tái chế ít hơn 1%. Lithium, ví dụ, được sử dụng cho pin máy tính có một tỷ lệ tái chế dưới một đơn vị. Hoặc các yếu tố đất hiếm. Ở đây rất nhiều điều có thể thay đổi, nhưng điều này đòi hỏi thiết bị công nghiệp tốt nhất, các phương pháp tái chế tốt nhất, và các dịch vụ hậu cần khác và v.v…
7- Trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970, người Nhật đã hiểu ra rằng họ hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Và họ đã không thích điều đó. Và lúc bấy giờ chính phủ yêu cầu nghiên cứu các công nghệ cao, mà chúng tiêu thụ ít năng lượng hơn. Họ bắt đầu thiết kế máy ảnh kỹ thuật số mà chỉ một năm sau chúng bắt đầu mang lại lợi nhuận nhiều hơn toàn bộ lĩnh vực sản xuất nhôm. Sau mười lăm năm cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất, Nhật Bản đã trở thành nước có khả năng cạnh tranh nhất trên thế giới.
Cám ơn kichbu. Bài báo hay lắm.
Trả lờiXóaCám ơn linalol khen. Kichbu vui lắm..:)
Trả lờiXóaLike
Trả lờiXóa