Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Primakov - Kissinger: Hoa Kỳ đang lặp lại sai lầm của chúng tôi

Primakov - Kissinger: Hoa Kỳ đang lặp lại sai lầm của chúng tôi

Примаков - Киссинджеру: США повторяют нашу ошибку


Andrew MOISEENKO

Nguồnkp.ru

Kichbu posted on 24.06.2012


 


Cựu Thủ tướng Nga tại Diễn đàn kinh tế  St Petersburg đã công khai tranh luận với "người bạn không đội trời chung" của mình - cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ.

Cuộc gặp gỡ của hai nhà ngoại giao danh tiếng nhằm bàn những thách thức địa chính trị của thế kỷ XXI. Các lực sĩ hạng nặng chính trị đã thảo luận về mối quan hệ không đơn giản hiện nay giữa Nga và Hoa Kỳ và các cuộc cách mạng Ả Rập.

Trong lời mở đầu của mình, Henry Kissinger lưu ý rằng đối với Hoa Kỳ duy trì một mối quan hệ đáng tin cậy, tốt đẹp với Nga rất quan trọng. Nhưng Yevgeny Primakov ngay lập tức phản đối rằng có những vấn đề mà chúng hiện đang gây trở ngại cho sự phát triển của chính những quan hệ này.

Chúng tôi cùng các vị luôn luôn tìm thấy tiếng nói chung - ông Yevgeny Maximovich (Primakov) nói. - Các tổng thống của chúng ta đang tìm thấy tiếng nói chung. Tuy nhiên, nó đang bị giới hạn bằng những cuộc trao đổi. Và bây giờ ở chúng ta có những quan hệ rất đáng ngờ. Hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Hoa Kỳ được xây dựng, và, tôi nghĩ, tất cả mọi người cần phải hiểu được mối tương quan giữa xây dựng hệ thống này và quá trình chế tạo các vũ khí hạt nhân tấn công chiến lược. Có lẽ, ai đó ở Hoa Kỳ nghĩ rằng bằng cách đó chúng tôi bị lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang?! Liên Xô không còn tồn tại, và một trong những nguyên nhân chính là người ta buộc nó phải tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang Nhưng bây giờ không cần chạy đua vũ trang. Bởi chính chúng ta sẽ bắt đầu nó không phải từ zero.

Tuy nhiên, đề tài hệ thống phòng thủ tên lửa nhanh chóng bị tắt. Cả hai chính khách đã đồng ý: "trọng tâm" bây giờ đã chuyển sang khu vực Châu Á. Và chúng ta cần phải cùng nhau làm việc để giảm sự căng thẳng ở lò lửa của cuộc xung đột. Tuy nhiên, ở đây hóa ra rằng các nhà ngoại giao nhìn nhận tình hình theo cách khác nhau.

Primakov nói về tính chất bịa đặt rằng Iran chế tạo vũ khí hạt nhân. Nếu nó được chế tạo, thì điều này cũng không dẫn đến chiến tranh ngay lập tức.

- Vũ khí hạt nhân dựa vào cái gì? Đó là sự tiêu diệt được đảm bảo như một công cụ kiềm chế! Nhưng ở Trung Đông - chồng chéo. Ở đó không thể sử dụng vũ khí hạt nhân bởi cả Iran, hoặc thậm chí Israel, bởi vì, chẳng hạn, những người Hồi giáo sống ở khắp mọi nơi - trong đó có cả ở Israel. Theo như tôi biết, người Mỹ không có những thông tin rằng Iran đã quyết định để tạo vũ khí hạt nhân.

Từ Iran chính khách quay sang Libya. Theo lời ông, Nga và Liên Hiệp Quốc đã trở thành nạn nhân của cuộc phiêu lưu.

- Người ta đã lừa dối chúng tôi. Họ đã lừa dối những người bạn Mỹ của chúng tôi. Bởi vì họ đã nói với chúng tôi rằng ở Libya sẽ đóng cửa bầu trời, máy bay sẽ không ném bom dân thường. Và chúng tôi hiểu tầm quan trọng của điều này. Chúng tôi đã làm theo yêu cầu của người Mỹ. Còn sau đó trở nên rõ ràng rằng lực lượng không quân bắt đầu ném bom Gaddafi. Chúng tôi đang học. Và theo Syria, chúng tôi sẽ hành động, ghi nhớ kinh nghiệm của Libya.

Đối lại Kissinger đã phản bác rằng Mỹ sẽ không theo đuổi lợi ích riêng của họ và hành động vì lợi ích của công dân của những quốc gia nơi xảy ra các cuộc xung đột.

- 95% dân số Mỹ không biết Libya, SyriaIran nằm ở đâu - Kissinger thừa nhận. - Khi ở đất nước tương tự bắt đầu cuộc nội chiến, người Mỹ theo bản năng muốn chấm dứt. Syria trong ý nghĩ nào đó là một nhà nước nhân tạo được thành lập vào cuối Chiến tranh thế giới thứ I. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ điều gì sẽ xảy ra sau sự sụp đổ của quốc gia này. Ở đây chúng ta đánh giá một cách khác nhau về những hậu quả. Chúng tôi ở Mỹ và các vị ở Nga, cần chấm dứt hình dung điều này như cuộc xung đột các lợi ích của Hoa Kỳ và Nga.

- Ở chúng tôi, vào những năm 20s, những người trotskist cũng cho rằng có thể xuất khẩu cách mạng mà không phụ thuộc vào các điều kiện trong các nước mà cách mạng xuất khẩu đến, - Yevgeny Maximovich nói. - Hoa Kỳ đang lặp lại sai lầm của chúng tôi. Dân chủ cần phải phát triển từ bên trong.

Kissinger hóa ra đồng ý với điều này - ông cũng không thích khi dân chủ được gieo rắc bằng bạo lực. Mặc dù vậy đã cười mĩm: "Với những nhận xét như vậy ông đang làm cho việc trở về nhà của tôi trở thành không thể!"

- Như nhà nghiên cứu lịch sử, tôi cho rằng sự tiến hóa của xã hội phải tuân theo nhịp điệu của lịch sử của nó. Tôi đánh giá khả truyền bá dân chủ bằng các cuộc chiến tranh khá là thấp so với một số đồng hương của mình. Tuy nhiên, tôi đồng ý  - các mục tiêu của họ gần gủi với tôi. Một số phần tử tân bảo thủ ở Hoa Kỳ hành xử khác đi và thảo luận với tôi. Nhưng cuộc tranh luận đó nên như thế và chỉ ở lại trong nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter