Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Trung Quốc tiếp tục khai thác vùng Viễn Đông của Nga

Trung Quốc tiếp tục khai thác vùng Viễn Đông

Китай продолжает осваивать Дальний Восток


Volodin Alexei

Nguồn: topwar.ru newsland.ru

Kichbu posted on 05.06.2012



 «На границе тучи ходят хмуро…»

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 














Kichbu đôi lời: Dòng chữ lớn trên bản đồ  Trung Quốc nhìn thấy những vùng đất này của các quốc gia láng giềng là của mình”. Trong đó có Việt Nam, Bắc Triều Tiên và vùng Viễn Đông mênh mong của LB Nga.


Khi các cuộc tranh cãi gay gắt về việc chúng ta phát triển vùng Viễn Đông như thế nào con đang tiếp tục, người láng giềng gần gũi nhất Trung Quốc tiếp tục sử dụng các nguồn lực của vùng Viễn Đông của Nga theo chương trình được gọi là đầy đ nhất.

 

Nếu trước đây chủ yếu chỉ nói tại nhiều điểm dân cư vùng Viễn Đông số lượng những người Trung Quốc định cư bất hợp pháp không chỉ ngày một tăng thì hôm nay thêm vào đó là một vấn đ mớinước. Phía Trung Quốc từng ít một bắt đầu hiểu rằng các dòng sông giáp biên giới có thể được sử dụng hoàn toàn cho những lợi ích của mình, không thèm đếm xỉa đến điều rằng nước trong các con sông của Nga cũng chảy.


Ngày nay, các nhà máy công nghiệp của các tỉnh phía bắc của đất nước Thiên Tử ngày càng cần sử dụng nước đ phát triển sản xuất. Và đ lấy nguồn nước này đâu cho công nghiệp, nếu, ví dụ, vùng Nội Mông đang thiếu nước, thậm chí đ cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tìm được lối thoát. Họ bắt đầu xây dựng một số kênh đào, và nước từ các con sông lớn giáp biên giới theo các kênh đào đó chảy thẳng vào lãnh thổ Trung Quốc và thường bị nhiễm bẩn bởi tất cả những gì cũng được, dạng nước thải công nghiệp được hoàn trả vào Nga.


Điều này đe dọa những hậu quả nặng nề không chỉ đối với hệ thống sinh thái vùng Viễn Đông của Nga và Sibir, mà còn đối với việc đảm bảo nước sạch cho các thành phố lớn của Nga. Các chuyên gia nói rằng việc lấy một số lượng lớn nước bởi phía Trung Quốc (chẳng hạn, đến 35% lưu lượng nước hàng năm chỉ của sông Irtysh) cũng đe dọa biến con sông tàu thuyền đi lại được thành một loạt các con suối nhỏ và các đầm lầy trải dài hàng nghìn kilomet. Tất nhiên, trong những điều kiện như thế thì không thể nói về giao thông đường thủy nào và không thể có cả sau 10-15 năm.


Tình hình càng trầm trọng thêm còn bởi vì Trung Quốc hoàn toàn phớt lờ sự lo ngại của Nga liên quan đến tại thời điểm hôm nay không tồn tại bất kỳ những ràng buộc pháp lý nào về việc khai thác các nguồn nước trên vùng lãnh thổ giáp biên giới mà Trung Quốc đáng ra phải gánh vác. Điều này sẽ cho phép Pekin, cười tủm, tiếp tục vắt kiệt các con sông vùng Viễn Đông và bằng cách đó gây thiệt hại to lớn cho hệ sinh thái và nền kinh tế của Nga.


Nếu gọi đúng tên các sự việc, thì có thể nói rằng Trung Quốc trên biên giới với Nga, thực chất, đang tiến hành cuộc xâm lược nước thật sự nhất và che đậy bằng việc rằng không thể làm thế nào khác, bởi nó cần nước cung cấp cho các khu công nghiệp.

Tuy nhiên thủy văn học – đây hoàn toàn không phải là vấn đề duy nhất liên quan đến việc thực hiện chính sách của Trung Quốc trong quan hệ với vùng Viễn Đông của Nga. Một trong những vấn đề quan trọng nhất về bình diện này là dân số học của vùng Viễn Đông. Tại thời điểm hiện nay dân số của các chủ thể vùng Viễn Đông của LB Nga có số lượng gần 8 triệu người. Nếu so sánh nó với số lượng dân của các tỉnh giáp biên giới của Trung Quốc, thì chỉ số của Nga ít hơn của Trung Quốc gần như 13 lần! Trong khi đó, thiếu việc làm trong nước buộc nhiều người Trung Quốc phải chuyển đến các khu vực và các tỉnh của Nga một cách hợp pháp, bán hợp pháp và hoàn toàn bất hợp pháp.


Theo các số liệu chính thức ở Nga hiện có hơn 50.000 người Trung Quốc sinh sống, gần 40% số đó sống tại vùng Viễn Đông. Nếu nói về con số thực các công dân Trung Quốc ở LB Nga, tức là ý kiến của các nhà dân số học, thì con số này có thể vượt quá số liệu thống kê chính thức cả chục lần. Liên quan đến vấn đề này, số lượng các công dân Trung Quốc đang tăng lên ở Nga, đất nước Thiên Tử có thể sử dụng ngay cả vào những mục đích quốc gia. Và đây không phải là những lời nói suông. Chính ai cũng biết rõ rằng trên vùng Viễn Đông của Nga có cả những điểm dân cư mà ở đó số lượng các công dân Trung Quốc, ít nhất, cũng không kém số lượng người Nga. Có thể hình dung điều gì có thể xảy ra, nếu số lượng tộc người Trung Quốc đang tăng lên có hộ chiếu Trung Quốc, bắt đầu không chỉ sinh sống đơn giản theo luật pháp, mà còn thúc đẩy những quy luật này ở mức pháp lý hoàn toàn tự thân. Trong trường hợp này là nói không chỉ về bành trướng dân số của Trung Quốc, mà còn về điều cái gọi là xâm chiếm các vùng đất đai của Nga với nguyên nhân pháp lý thầm kín. Hay nói cách khác, lãnh thổ, dường như, là của Nga, nhưng luật pháp trên lãnh thổ đó hoàn toàn Trung Quốc ngự trị. Và điều tệ hại nhất nằm ở chỗ rằng khi Nga không thể có gì để đối trọng lại khuynh hướng như vậy. Mặc dù vấn đề này hiện nay đặc thù không chỉ đối với LB Nga. Một loạt các nước trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, cũng hoàn toàn cảm nhận được sự bành trướng “hữu nghị” của Trung Quốc có nghĩa là gì. Chính một đất nước với dân số gần 1,35 tỷ người không thể không đưa các công dân của mình sang các quốc gia khác. Chúng ta không quên rằng với một nền kinh tế mạnh ở Trung Quốc, điều đó hoàn toàn không có nghĩa rằng mức sống ở nước này cao. Và nếu mức sống này tương đối thấp nói chung ở cả khắp nước, thì nó còn thấp hơn chính ở các tỉnh phía bắc của CHND Trung Hoa, giáp biên giới với Nga và điều này quy định vector di cư. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cố gắng sử dụng tình hình này bằng mọi cách có thể được, trong số đó có việc khai thác các nguồn lực của vùng Viển Đông của Nga.


Liên quan đến việc này liệu có thể dựng lên rào cản đối với việc sử dụng các nguồn lực từ phía Trung Quốc. Dĩ nhiên, có thể. Để làm việc đó chỉ cần ra cho Trung Quốc những điều kiện mà đất nước Thiên Tử không thể tự nó chối bỏ. Một trong những phương án – tăng cường thắt chặt chính sách di cư với việc bổ sung các hình phạt tài chính nặng nề đối với những công dân Trung Quốc sinh sống bất hợp pháp trên lãnh thổ Nga. Đồng thời có thể tiến hành hoạt động xây dựng các nhà máy liên doanh mà số lượng của chúng sẽ như nhau tại các vùng lãnh thổ giáp biên giới đối với phía biên giới Trung Quốc, cũng như đối với phía biên giới Nga. Tất nhiên, đồng thời  cả tân bộ trưởng về Viễn Đông, Victor Ishaev cũng buộc phải xắn tay áo lên.


Bởi vậy cần thừa nhận rằng việc xuất hiện chức vụ bộ trưởng mới của Chính phủ Liên bang về vùng Viễn Đông có thể xem rất kịp thời. Ishaev hiện đã có phát biểu nhân các mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc trên các vùng lãnh thổ giáp biên giới. Trong bài trả lời phỏng vấn cho báo “Komsomolskaya Pravda”, tân bộ trưởng nói rằng những người Trung Quốc hiện không vội vàng đầu tư vào vùng lãnh thổ của Nga, nhưng mà tích cự sử dụng các nguồn lực của nó. Liên quan đến vấn đề này, bộ trưởng chỉ ra nhiệm vụ: tiếp tục các quan hệ láng giềng thân thiện với Trung Quốc, có gắng suy nghĩ cẩn trọng không chỉ về một mặt chính trị cấu thành của quá trình này. Và nếu về bình diện này thời gian lại bị bỏ qua, thì Trung Quốc sẽ tiến vào đất Nga, như người ta nói, bằng cả hai chân để sử dụng nó vì các lợi ích của mình.


4 nhận xét:

  1. Kichbu nên làm blog tiếng Nga, viết bài đánh động dân tình Nga, về lòng tham của Tàu khựa đối với vùng Viễn Đông, về Putin vì sợ Mỹ mà bắt đầu bán nước cho Tàu khựa. Hơi viễn vông nhưng giúp chó VN nhiều lắm. Nga mà bán Su-35 và S-400 cho Tàu khựa thì VN, chỉ còn nước làm đơn xin làm bang thứ 51 của Mỹ mới còn giử lại giống nòi, như Hawai.

    F 361

    Trả lờiXóa
  2. Sửa chi đúng: Kichbu nên làm blog tiếng Nga, viết bài đánh động dân tình Nga, về lòng tham của Tàu khựa đối với vùng Viễn Đông, về Putin vì sợ Mỹ mà bắt đầu bán nước cho Tàu khựa. Hơi viễn vông nhưng giúp cho VN nhiều lắm. Nga mà bán Su-35 và S-400 cho Tàu khựa thì VN, chỉ còn nước làm đơn xin làm bang thứ 51 của Mỹ mới còn giử lại giống nòi, như Hawai.

    F 361

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter