Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Bộ NG CHND Trung Hoa: người Trung Quốc hiển nhiên là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa


Tần Cương. Hình minh họa từ Internet.
МИД КНР: китайцы бесспорно являются хозяевами островов Сиша
Kichbu theo russian.people.com.cn

Pekin, ngày 26 tháng Năm /Tân Hoa Xã/ - Về những cái gọi là "bằng chứng lịch sử và pháp lý" do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố  mới đây liên quan đến quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa-Việt Nam - Kichbu), người phát ngôn của Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa Tần Cương hôm nay  tuyên bố rằng người Trung Quốc hiển nhiên là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam đang bóp méo lịch sử và phủ nhận các sự kiện, mâu thuẫn với chính mình và hành xử bội tín.

Tại cuộc họp báo thường kỳ tổ chức hôm nay, một phóng viên hỏi: Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 23 tháng Năm tổ chức họp báo, tại đó đã nói về những cái gọi là "bằng chứng lịch sử và pháp lý" của  Việt Nam liên quan đến quần đảo Hoàng Sa. Bình luận của phía Trung Quốc về vấn đề này như thế nào?

"Xem các tài liệu liên quan đến cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức vào Thứ sáu tuần trước, tôi thấy chúng rất vô lý và lố bịch", - Tần Cương nói và nhấn mạnh rằng một số lượng lớn các bằng chứng lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa từ thời cổ đại là lãnh thổ có từ xa xưa của Trung Quốc, những người Trung Quốc là những người đầu tiên tìm thấy chúng, đặt tên cho chúng, bắt đầu khai hoang các hòn đảo này và các hoạt động kinh tế ở đó, là những người đầu tiên đưa chúng vào quyền tài phán của mình và áp dụng chủ quyền của mình ở đó. Trung Quốc hiển nhiên là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa.

Ông nói rằng ngay vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên thời nhà Hán, người Trung Quốc đã thực hiện giao thông đường thủy trên biển Hoa Nam (biển Đông-Việt Nam - Kichbu)phát hiện ra Hoàng Sa. Sau đó, người Trung Quốc đã đến những đảo này để khai thác và hoạt động kinh tế ở đó. những tài liệu lịch sử, xác nhận rằng dưới thời của các triều đại nhà Tống và Nguyên, người Trung Quốc đã đánh bắt cá tại quần đảo này. Lực lượng hải quân Bắc Tống đã đến quần đảo Hoàng Sa. Điều này khẳng định rằng ngay vào thời đó Trung Quốc đã đưa quần đảo này vào quyền tài phán của mình. Dưới triều đại nhà Nguyên, nhà thiên văn học nổi tiếng Guo Shoujing đã đặt trên quần đảo Hoàng Sa trạm quan sát thiên văn. Điều này khẳng định rằng ngay cả ở thời điểm đó, quần đảo Hoàng Sa nằm trong biên giới của Trung Quốc.

Tần Cương nói rằng cho đến giữa những năm 70s của thế kỷ trước , phía Việt Nam luôn luôn  công khai và chính thức công nhận rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc. Vào năm 1956, những quan chức có trách nhiệm của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định rõ ràng  cho đại biện lâm thời của đại sứ quán CHND Trung Hoa tại Việt Nam rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc. Vào năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã thông báo rằng chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý tính từ bờ biển, thêm vào đó thấy rõ ràng rằng điều này liên quan đến toàn bộ lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Vào ngày thứ 10 sau tuyên bố này của thủ tướng Trung Quốc, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gặp gỡ với thủ tướng CHND Trung Hoa Chu Ân, nói rằng chính phủ Việt Nam công nhận quyết định đã tuyên bố của CHND Trung Hoa về vùng lãnh hải, tôn trọng quyết định này. Trong một thời gian dài các tài liệu chính thức, sách giáo khoa và bản đồ của Việt Nam khẳng định rõ ràng rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.

"Nhưng sau năm 1975, phía Việt Nam đã bác bỏ tất cả những văn tự đưa ra trước đây và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa", -  Tần Cương nói. Những tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra tại cuộc họp báo ngày 23 tháng Năm tái khẳng định rằng đất nước này đang bóp méo lịch sử, phủ nhận các sự kiện, mâu thuẫn với chính mình và hành xử bội tín. "Mức độ tin cậy của quốc tế đối với đất nước này rất thấp".


"Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng quyết tâm của chính phủ và nhân dân Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia toàn vẹn lãnh thổ  chắc chắn không thể lay chuyển được", - Tần Cương nói.

Xem thêm:


----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter