Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Vấn đề ổn định ở vùng biển Nam Trung Quốc

ш99

Проблема стабильности в акватории Южно-Китайского моря


Dmitri Mosyakov

Kichbu theo: ru.journal-neo.org

Sự ổn định và an ninh của các nước dọc theo biển Nam Trung Quốc (Biển Đông-Việt Nam – Kichbu), trong thời gian gần đây đã trải qua những thử thách nghiêm trọng mới. Quyết định của Trung Quốc áp đặt các quy định đường giao cắt biên giới đặc biệt (đường chín đoạn – Kichbu) do họ tự ý quy định vào năm 2009 ở vùng biển này gây sự phẫn nộ của tất cả các nước láng giềng phía nam của Trung Quốc, bởi vì các tàu thuyền của họ bây giờ phải xin phép đặc biệt của chính quyền Trung Quốc vào khu vực vượt giao cắt biên giới  không được ai công nhận.

Sau quyết định này, các nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giữ một số tàu đánh cá của Việt Nam, từ xa xưa đã đánh bắt cá trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố của họ, và quan trọng nhất là suýt xảy ra hải chiến thật sự của các tàu Trung Quốc với các tàu của Mỹ và Nhật Bản vi phạm thách thức các quy định do Trung Quốc xác lập và tiến vào vùng biển bị cấm. Theo người Mỹ  xác nhận, một  tàu Trung Quốc trong nhóm hộ tống hàng không mẫu hạm “Liêu Ninh” duy nhất của Trung Quốc đã tiến về phía tàu tuần dương tên lửa «Cowpens » có trọng tải 9600 tấn của Mỹ. Bất chấp cảnh báo của phía Mỹ, tàu Trung Quốc tiếp tục tiến về phía tàu tuần dương, tiếp cận ở khoảng cách nửa cây số, đối với điều kiện tàu thuyền lớn được xem là khoảng cách nguy hiểm.

Chỉ đến phút chót, các tàu quyết định vận động tránh né, cuối cùng, tránh va chạm với nhau. Theo lập luận của Pekin, tất cả chính xác là ngược lại - tàu tuần dương tên lửa của Mỹ bỏ qua cảnh báo dừng lại của tàu Trung Quốc. Sau đó "người Trung Quốc tiếp cận "người Mỹ" dừng lại khi hành tiến. Chỉ sau đó tàu tuần dương «Cowpens» mới rẻ sang hướng khác. Theo hầu hết các chuyên gia nhận xét, vụ việc này chính là mong muốn của hai tàu của các cường quốc cạnh tranh cho thấy ai “là chủ trên biển", toon tính nắn gân nhau.

"Trò chơi" này của hải quân hai của hai cường quốc không thể không gây ra mối quan tâm và lo lắng vì sự phát triển các sự kiện trong khu vực này của thế giới. Tình hình ở đó cho đến hôm nay vẫn vô cùng phức tạp, bởi vì không một nước nào trong số các nước láng giềng thừa nhận sự áp đặt của Trung Quốc, còn Hoa Kỳng nói chung tuyên bố rằng không đếm xỉa đến các quy định này khi các tàu của họ đi qua vùng biển. Vì vậy, bất cứ lúc nào tình hình nguy hiểm đối với hòa bình và ổn định ở khu vực cũng có thể tái diễn với những hậu quả khôn lường.

Hôm nay trong giới chính trị và báo chí của các nước Đông Nam Á đang thảo luận rộng rãi cả những thách thức an ninh khác trên biển Nam Trung Quốc. Những vấn đề liên quan đến việc khả năng Trung Quốc có thể áp đặt vùng nhận dạng phòng không mới trên biển Nam Trung Quốc sát các vùng biên giới của Việt Nam, Malaysia và Philippines, gây nên sự lo ngại đặc biệt. Họ nêu lên ý kiến rằng nếu một khu vực như vậy sẽ được áp đặt, thì về bản chất, nó sẽ lặp lại khu như vậy hiện có ở biển Đông Trung Quốc mà Trung Quốc đã xác lập vào năm 2013. Tại đó, đặc biệt bao gồm các vùng lãnh thổ xung quanh các đảo tranh chấp Senkaku (Dayyudao ) mà Pekin đang tranh cãi với Tokyo về quyền sở hữu.

Nhiều nhà quan sát ở Đông Nam Á, liên quan đến vấn đề này, cho rằng nếu ở khu vực biển Nam Trung Quốc tồn tại xung đột lãnh thổ liên quan đến những tham vọng vô căn cứ của Pekin đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa,  thì ở đây Trung Quốc có thể sớm áp đặt khu vực cấm bay. Nhưng nếu phân tích kỹ lưỡng tình hình Đông Nam Á, thì ý kiến này nhìn không phải hoàn toàn không có cơ  sở. Một điều rõ ràng - quyết định của Pekin áp đặt vùng cấm bay ở biển Nam Trung Quốc  phụ thuộc vào nhiều điều kiện, và điều quan trọng có thể tạo ra rất nhiều vấn đề rắc rối  cho Pekin.

Cần thấy rằng các cuộc xung đột ở biển Đông Trung Quốc và biển Nam Trung Quốc được giải thích tại thủ đô của CHND Trung Hoa hoàn toàn khác nhau. Tại biển Đông Trung Quốc là nói về cuộc đối đầu của Nhật Bản mà sau lưng họ là Hoa Kỳ đã có với Nhật Bản hiệp ước an ninh được ký vào năm 1960. Ngoài ra, theo quan điểm của CHND Trung Hoa, Nhật Bản chiếm đóng bất hợp pháp các đảo này trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật năm 1894 -1895 và từ chối trao trả chúng bất chấp  các quyết định của Hội nghị Potsdam về việc trao trả cho Trung Quốc tất cả các vùng lãnh thổ bị mất trong cuộc chiến tranh 1894-1895.

Tại vùng biển Nam Trung Quốc tình hình khác hẳn. Tại đây, Trung Quốc phải đối mặt với các nước ASEAN, ngoại trừ Philippines không có bất kỳ thoả thuận nào về phòng thủ chung với Hoa Kỳ. Với những quốc gia này Trung Quốc có những mối quan hệ đa dạng, khu vực thương mại tự do chung với gần 400 tỷ dollars lưu thông, và trong chính sách của họ Pekin trù tính đóng vai trò chủ đạo. Ở đây đối với Trung Quốc chẳng có ý nghĩa gì để đột ngột làm căng thẳng tình hình, hơn nữa, trong quan hệ với các nước ASEAN có khá nhiều lý do để gây xung đột, đặc biệt là liên quan đến việc Trung Quốc mới đây áp đặt vùng biển cấm mà bất kỳ tàu thuyền nào vào khu vực này đều phải được phép của chính quyền Trung Quốc.

Do đó, nếu trong vùng biển Nam Trung Quốc vẫn duy trì hiện trạng này và  tiếp tục các cuộc đàm phán quan trọng về  quy chế ứng xử chung của tất cả các nước trong vùng biển của nó, thì có ít khả năng để CHND Trung Hoa có thể bất ngờ  thay đổi tình hình. Điều này chỉ có thể xảy ra trong trường hợp nếu người Mỹ xuất hiện với các tàu của họ và diễn tập. Trung Quốc để đáp trả hoàn toàn có thể tuyên bố áp đặt khu vực nhận dạng phòng không.

Còn có thêm một quan điểm quan trọng có lợi cho khả năng thấp Trung Quốc sẽ áp đặt trong thời gian tới vùng cấm bay ở biển Nam Trung Quốc. Đủ để phân tích: Pekin đặc biệt được lợi gì từ việc áp đặt vùng này trên biển Nam Trung Quốc. Ngoài tình hình căng thẳng leo thang, sự tích cực hoạt động trong thấy của Hải quân Nhật Bản và sự xuất hiện radar quân sự của Nhật Bản trên một trong những hòn đảo nằm về phía Đông Đài Loan có khả năng theo dõi tình hình ở ngay các khu vực ven bờ biển và nằm sâu trong lãnh thổ của Trung Quốc, khó có thể nhìn thấy một chiến thắng rõ rệt. Hơn nữa, các chuyến bay của máy bay quân sự Nhật Bản và Mỹ công khai xem thường lệnh cấm của Trung Quốc tại khu vực này và được báo chí phổ biến bản  rộng rải các tuyên bố của giới quân nhân Nhật Bản rằng họ sẽ không thay đổi các kế hoạch bay của mình và không thông báo cho CHND Trung Hoa về các chuyến bay qua của mình, chắc chắn sẽ làm suy yếu sự tín nhiệm đối với Trung Quốc như cường quốc chịu trách nhiệm trước lời nói và những đe dọa của họ. Và rằng người Trung Quốc mỗi lần  đưa lực lượng không quân của họ xuất phát  khi máy bay của Mỹ và Nhật Bản bay ngang qua và nói chung không hề có phản ứng nào đối với điều này, ngoài ấn tượng về sự bất lực và do dự  của ban lãnh đạo Trung Quốc.

Về vấn đề này, không hiểu bằng việc áp đặt vùng tương tự Trung Quốc đặc biệt sẽ đạt được điều gì ở biển Nam Trung Quốc. Trung Quốc thực sự hy vọng sẽ bắn hạ ở đó  nếu thiếu sự cảnh báo của phía họ? Nhưng điều này cho đến thời điểm hôm nay là không thể cả về mặt kỹ thuật, cả về mặt chính trị. Trung Quốc cần phải tăng đáng kể sức mạnh của họ trên biển Nam Trung Quốc và cơ sở hạ tầng quân sự trước khi áp đặt vùng cấm bay. Khác đi tình hình sẽ lặp lại tình huống trên các vùng biển nơi các lực lượng của Trung Quốc không thể phong tỏa các vùng biển đã được Trung Quốc tuyên bố một cách bất hợp pháp, khi các tàu quân sự của Mỹ và Nhật Bản công khai tiến đến đó và cố tình cho thấy họ hoàn toàn coi thường các mối đe dọa của Trung Quốc.

Liên quan đến vấn đề này, tuyên bố vùng cấm bay trên vùng trời biển Nam Trung Quốc lần nữa cho thấy rằng các lực lượng vũ trang của Trung Quốc hiện tại không có khả năng hiện thực hóa các quyết định của ban lãnh đạo chính trị. Bởi vậy, dự báo hiện thực nằm ở chỗ rằng, chắc là, Trung Quốc sẽ áp đặt vùng nhận dạng phòng không ở biển Nam Trung Quốc chỉ khi họ có thể bảo vệ và kiểm soát được vùng này một cách có hiệu quả. Khả năng như vậy chỉ xuất hiện sau vài năm, khi hải và không quân Trung Quốc được tăng cường, khi xuất hiện xuất hiện các căn cứ quân sự mới trên cả quần đảo Hoàng Sa và trên cả Trường Sa.

Đồng thời nếu tình hình leo thang thực sự bắt đầu biển Nam Trung Quốc, thì không nghi ngờ gì nữa, như một cử chỉ thách thức và chủ yếu là tuyên truyền, quyết định lập vùng cấm bay sẽ được thông qua ở Pekin mà không cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng cần thiết.

Hơn nữa, ngày nay có thể giải thích rằng những thay đổi đáng kể trong địa chính trị toàn cầu, liên quan đến các sự kiện xung quanh Ucraina và sự gia tăng căng thẳng đột biến quan hệ theo trục phương Tây - Nga sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định quan trọng của Trung Quốc trong lĩnh vực này.  Vấn đề là ở chỗ rằng trong những điều kiện mới nhận thấy sự vội vàng xích lại gần nhau của Nga và Trung Quốc và Trung Quốc từ chối tham gia các biện trừng phạt chống Moscow mặc cho Hoa Kỳ gây áp lực nhất định.

Chuyến đi thăm của ngoại  trưởng Nga đến Pekin, chuẩn bị cho chuyến đi thăm “lớn” của tổng thống Nga đến thủ đô của Trung Quốc vào tháng Năm, sự sẵn sàng của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc chi 5 tỷ dollars để phát triển các dự án của Nga ở vùng Viễn Đông, và sự biết ơn của đại diện của toàn thể ban lãnh đạo Nga từ tổng thống và bộ trưởng ngoại giao cho đến bộ trưởng quốc phòng vì sự ủng hộ rõ ràng - tất cả đó là các bằng chứng cho thấy sự xích lại gần nhau quan trọng mới giữa hai cường quốc. Theo mức độ mà các lợi ích của Nga bị hạn chế ở Châu Âu, chúng tự nhiên sẽ được tăng lên ở phương Đông. Thêm vào đó, tập trung ngày càng nhiều vào Trung Quốc, cũng như Việt Nam, nơi bộ trưởng Nga cũng đã có chuyến đi thăm.

“Sự tập trung" này của chính sách Nga phần lớn được tăng cường bởi trong bối cảnh các sự kiện ở Ucraina và dưới áp lực của Hoa Kỳ đang diễn ra sự nguội lạnh nào đó trong quan hệ Nga-Nhật. Bằng chứng của điều này là phản ứng đầy cảm xúc của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, việc các công ty Nhật Bản Mitsui và Mitsubishi bất ngời từ chối tham gia vào dự án Yamal SPG, các biện pháp được chính phủ Nga tuyên bố nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trên quần đảo Kuril.

Trong “cảnh quan địa chính trị” mới đang nảy sinh đúng là ngay trước mắt chúng ta có thể xảy ra những thay đổi quan trọng trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với xung đột ở biển Nam Trung Quốc và Đông Trung Quốc . Trong điều kiện của sự xích lại ngày càng tăng với Nga và thậm chí thiếu  liên minh chính trị quân sự với nó, Trung Quốc có được nhiều sự tin tưởng hơn so với trước  ở chỗ rằng trong trường hợp tình hình phức tạp diễn biến khôn lường hoặc xung đột trong vùng cấm bay ở biển Đông Trung Quốc, họ có thể trông cậy vào sự ủng hộ của Moscow như đồng minh đáng tin cậy của mình. Thực tế mới này sẽ không nghi ngờ gì nữa bổ sung thêm chất lượng mới và sự tin tưởng vào chính sách của Trung Quốc mà nó có thể đưa Pekin đến những hành động quyết liệt hơn nhiều so với trước đây trên các vùng biển Nam Trung Quốc và biển Đông Trung Quốc.

* Dmitri Mosyakov, giáo sư, tiến sĩ khoa học lịch sử, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông-Nam Á, Úc và và Châu Đại dương của Viện Đông phương học Viện hàn lâm khoa học Nga. Bài viết riêng cho tạp chí-online “Novie Vostochnoe Obozrenie”.


Bản dịch chưa được chỉnh sửa. Các bạn tham khảo. Kichbu

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter