Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Gót chân Achilles của Trung Quốc ở biển Hoa Nam


Новость на Newsland: Ахиллесова пята Китая


Ахиллесова пята Китая в Южно-Китайском море


Аllen Carlson

Kichbu theo: inosmi.ru

Cuộc biểu tình gần đây chống Trung Quốc  diễn ra do nhưng mưu đồ không ngừng của Trung Quốc nhằm chiếm phần biển Hoa Nam (biển Đông-Việt Nam – Kichbu) mà Pekin và Hà Nội tuyên  bố có chủ quyền. Các cuộc biểu tình chống đối này là một chương mới trong cuộc lịch sử tranh chấp lâu dài Việt-Trung xung quanh các vùng lãnh hải này. Mặc dù hai nước từ lâu đã không thể đi đến ý kiến thống nhất về quy chế chủ quyền của các vùng lãnh hải này, các sự kiện gần đây đã trở thành  trường hợp đầu tiên trong thời gian gần đây khi các cuộc biểu tình mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc đã dính líu đến cuộc xung đột này.

Dưới ánh sáng của  thực tế này không có gì phải ngạc nhiên rằng các thông tin của báo chí về tầm quan trọng của các cuộc biểu tình đầy cảm tính và thậm chí phóng đại. Chẳng hạn, một số nhà báo lập luận rằng các cuộc biểu tình này đã trở thành cái cớ thuận lợi cho Pekin nhằm thôn tính khu vực này - như trong trường hợp xảy ra với Nga Crym. Những người khác cho rằng Trung Quốc, có thể, phải tham gia vào "cuộc chiến tranh bất đắc dĩ" để dạy cho Việt Nam những người dân của khi vực này một bài học hay. Tuy nhiên, những quan điểm này, chắc chắn, quá xa vời và sai lầm.

Cho dù điều này có vẻ nghịch lý thế nào đi nữa, các cuộc biểu tình này rất có thể dẫn đến sự xuống thang của cuộc xung đột giữa Trung Quốc Việt Nam, hoàn toàn không phải dẫn đến sự tăng cường đối đầu.

 

Ảnh hưởng ổn định như vậy được giải thích bởi việc rằng các cuộc biểu tình này sẽ là bằng chứng không chỉ về sức mạnh của Trung Quốc ở Đông Nam Á mà còn là điểm yếu tiềm ẩn của các vị trí của họ trong khu vực này. Mặc dù Pekin đang quản lý chỉ mỗi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhiều công dân của họ ngày càng thường xuyên xem Pekin phải có tránh nhiệm về an ninh và phúc lợi của người Trung Quốc định cư ở nước ngoài. Người Trung Quốc sinh sống ở khắp Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc cho đến nay không có đủ kinh phí để cho sự  giúp đỡ như vậy.

Khi người Trung Quốc sống ở nước ngoài bị lâm nguy, như lần này đã xảy ra ở Việt Nam, Trung Quốc có vẻ yếu ớt. Điều tương tự cũng đã xảy ra vào năm 1998, khi các cuộc nổi dậy chống Trung Quốc bắt đầu ở Indonesia thì ngay cả Pekin cũng không thể ngăn chặn chúng được. Sự bất lực như vậy gây nên những chỉ trích nhằm vào ban lãnh đạo Trung Quốc mà họ cần phải chịu trách nhiệm giải quyết tình hình. hôm nay, những lời chỉ trích, chắc chắn, sẽ tìm thấy sự đáp lại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện đang theo dõi những gì đang xảy ra tại Việt Nam.

Và những điều lo lắng này đang lớn dần lên liên quan đến việc rằng từ năm 1998 gót chân Achilles của nhà nước Trung Quốc đã tăng lên. Tâm lý  dân tộc chủ nghĩa ở một số phân khúc riêng lẽ của xã hội Trung Quốc đã được tăng cường và sự xuất hiện của các trang mạng xã hội như Weibo, đã tạo điều kiện làm chúng lây lan khá mạnh. Trong tình hình này, các cuộc tấn công vào người Trung Quốc xảy ra ở Việt Nam, chắc chắn, sẽ gây nên làn sóng yêu cầu trả đũa. Tuy nhiên, như trong trường hợp với Indonesia hơn 10 năm trước, Pekin có trong tay mình các phương tiện tương đối hạn chế. Đặc biệt điều này liên quan đến khả năng xung đột quân sự  với Việt Nam, bởi vì sự trổi dậy của những trong cậy trong cuộc xung đột với Hà Nội chỉ tăng mức độ tâm lý chống Trung Quốc tại nước Đông Nam Á này và điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng các cuộc biểu tình chống những người Trung Quốc sinh sống ở đó. Nếu điều này xảy ra, Trung Quốc sẽ phải tấn công đáp trả thậm chí còn khốc liệt hơn và dẫn đến sự xuất hiện vòng xoáy bất ổn định và mở rộng của cuộc xung đột.

Kịch bản này là có thể, nhưng xác suất nhỏ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn đang cố gắng để tránh những rủi ro, vì vậy liệu chăng họ sẽ áp dụng những hành động  mà chúng có thể dẫn đến những hậu quả không lường, nhưng đồng thời họ không muốn chấp nhận thực tế rằng, theo ý kiến của phần lớn công chúng, một sự khiêu khích từ phía Việt Nam.

Dưới ánh sang của những sự kiện này cần tạm cho rằng trong những ngày sắp tới, Trung Quốc sẽ công khai lên án các hành động của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong viễn cảnh dài hạn, các cuộc biểu tình này có thể dẫn đến sự xuống thang của cuộc xung đột và trở lại hiện trạng trước đây trong quan hệ giữa hai quốc gia châu Á này mà trong khuôn khổ của nó họ sẽ tiếp tục bảo vệ các yêu sách của mình, nhưng sẽ tránh xung đột quân sự trực tiếp trên biển Hoa Nam.



-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter