О подлинном смысле Первомая
Ivan Ovsyannikov
Kichbu theo: anticapitalist.ru
Có vẻ như nghịch lý rằng cội
nguồn của ngày đoàn kết
quốc tế những người lao
động là bi kịch xảy ra vì thiếu đoàn kết.
Đọc lịch sử của cuộc đình công nổi tiếng năm
1886 ở
Chicago thật khó thoát khỏi ý nghĩ rằng hàng năm khi kỷ niệm ngày Một tháng Năm, những người lao động của
thế giới không chỉ thể hiện lòng trung thành với truyền thống của cuộc đấu tranh giai cấp, mà còn
chuộc lỗi
một cách tượng trưng vì những thất bại mà những người bị áp bức chịu đựng vì chia
rẽ muôn đời của mình.
Khi cảnh sát và những kẻ phá bãi công đã nổ súng vào những công nhân tay không
vũ khí của nhà máy chế tạo máy gặt McCormick (chủ yếu - người Đức và Ba Lan),
một công nhân theo chủ nghĩa vô chính phủ
Agust Spises trong sự tức giận đã lao vào tòa soạn của phân ban tiếng Đức của báo "Arbeiter Zeitung" và đưa ra lời hiệu triệu nhiệt huyết đối với những công nhân của Chicago. "Hãy trả thù! Hỡi những công nhân, hãy cầm vũ khí!", - trong lời kêu gọi nói. Vào thời điểm đó
(tháng Ba), giai cấp
vô sản Mỹ đã vài ngày làm cho giai cấp tư sản khiếp sợ bởi cuộc bãi
công chưa từng có của nửa triệu người.
Nội dung tiếng Nga trên bức hình: "Nếu các người cho rằng, treo cổ chúng tôi, sẽ tiêu diệt được phong trào công nhân, thế thì hãy cứ treo cổ chúng tôi! Các ngươi dập tắt được một tia lửa, nhưng lửa sẽ bùng lên xung quang các người". Trích lời của Agusst Spies trước tòa.
Mất niềm tin vào các biện pháp ôn hòa hơn, các nghiệp đoàn non trẻ của Hoa Kỳ đã quyết
định đòi ngày làm việc 8 giờ mà không được phép. Chicago là
một trong những trung tâm của
cuộc đấu tranh này. Một vài
ngày trước khi bắn vào những người bãi công, tại đây đã diễn ra cuộc
biểu tình của 80 nghìn công nhân. Tuy nhiên, vào ngày 4
tháng Năm, chỉ có
ba nghìn người tập trung tại quảng trường Haymarket.
Không ai biết nguyên
nhân của nó là gì: hoặc là phần lớn những người công nhân đã đòi được giảm
thời gian ngày làm việc, hoặc là hầu hết
những người thiệt mạng là "người
nước ngoài chết tiệt", và có lẽ là thời tiết xấu.
Vào cuối cuộc biểu tình
trời đổ mưa xối xả, và quảng trường còn lại chỉ một nhóm thảm hại - khoảng 200 người. Tại thời điểm
này, cảnh sát kị binh đã
bao vây các
công nhân. Fielden, một công nhân theo chủ nghĩa vô chính phủ, đã kịp hô
lên: "Đây là một
cuộc biểu tình ôn hòa", trong
khi đó bom phát nổ giữa đám đông cảnh sát. Cảnh sát kị binh đã đáp lại bằng cách bắn vô tội vạ. Và không ai tìm được kẻ đánh bom. Nhiều năm sau, giả thiết rằng người đánh bom là kẻ quá
khích bị các nhà tư bản Chicago
mua chuộc, được mọi người chấp nhận.
Vụ nổ bom tại quảng trường Haymarket đã trở thành tín hiệu cho việc
săn lùng quỷ sứ. Hàng
chục người đã bị bắt và bị tra tấn , người lao động của tờ báo và các nghiệp
đoàn bị tiêu diệt. Một
vài ngày sau đoàn biểu tình của công nhân tại Milaukee đã bị bắn. Những thành quả
của cuộc bãi công vĩ đại năm 1886 trong nhiều trường hợp đã bị triệt tiêu.
Tám người phải ra
trước tòa. Họ bị kết án không phải vì chuẩn bị khủng bố, mà vì họ là thủ lĩnh của
những người công nhân, những nhà cách mạng người nước ngoài. Bốn
người vô chính phủ: Albert Parsons, Agust
Spies,
Adolph Fischer, George Engel đã bị treo cổ. Thợ mộc Louis Ling tự tử trong tù.
Đại bại? Có thể, những người tham gia trực tiếp của
thảm kịch, các công tố viên và thẩm phán đã
xem là như vậy. Nhưng đó là một trong những thất bại đã đánh thức lương
tâm của hàng triệu người. Bốn năm
trôi qua, và để tưởng nhớ về cuộc đình công vĩ đại và những người tuẫn tiết Chicago, vào ngày 1
tháng Năm năm 1890, những công nhân của toàn thế giới tư bản, từ
Havana đến Warsaw, từ New York
đến Vienna, đã đứng lên đòi "8 giờ - để làm việc, 8 giờ
- để nghỉ ngơi, 8g giờ - để ngủ".
Ngày Một tháng Năm đã trở thành biểu
tượng của những người bị chia rẽ bởi biên giới và định kiến dân tộc, bị lừa dối, thất vọng vì những thất bại, bị đè nén và
bị bốc lột vẫn có thể thoát khỏi sự
kiềm chế của những kẻ giàu và mạnh. Hàng nghìn lần bị chế giễu và bị áp
bức, giấc mơ vĩ đại này được hồi sinh từ tro tàn, một lần nữa và một lần nữa làm cho nhà giàu khiếp sợ, mang lại sức
mạnh cho
những người yếu thế và niềm tin hy vọng cho những người bị đánh bại.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét