Пять китайских систем вооружений против США
Kichbu theo: warfiles.ru
Trung Quốc đã thay thế khái
niệm "chiến tranh nhân dân", theo đó Quân đội giải phóng
nhân dân Trung Quốc dựa vào ưu thế
nhân lực và kỹ thuật, thậm chí cứ cho là lỗi thời, không có khả
năng để tiến hành chiến tranh trên phần đất liền của Trung Quốc. Hôm nay, quân đội Trung Quốc đang nhanh chóng hiện đại hóa vũ khí của họ, có khả năng
đảm bảo cho quân đội nguyên tắc quân đẳng trong khu vực "chuỗi
đảo đầu tiên", trong đó bao gồm
các quần đảo Kuril, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines và Borneo.
1. Tên lửa
chống tàu siêu âm Đông Phong-21D
Vũ khí nguy hiểm nhất đối
với các lực lượng của Hoa Kỳi khu vực
châu Á-Thái Bình Dương là tên lửa
đạn đạo chống hạm tầm trung Đông Phong-21D. Tên lửa DF-21D được thiết kế
đặc biệt để tấn công các tàu sân
bay Mỹ, nó có thể vượt qua
hệ thống phòng thủ của hẳn một cụm tàu.
Sau khi khởi động
và bay vào
các tầng
cao,
tên lửa vứt bỏ phần đầu, bay
với tốc độ Mach 10-12.
Tốc độ được phát triển và
động năng được tạo ra đồng thời, chưa tính đến tải
trọng chiến đấu của khối vận động, có thể gây ra thiệt
hại nghiêm trọng cho ngay cả
những con tàu lớn nhất.
Được lắp đặt trên khung gầm có bánh
xe, DF-21D là một tổ hợp di động, và do đó rất khó phát hiện trước khi phóng
tên lửa. Và bởi vì
blok chiến đấu của tên lửa bay với tốc độ siêu thanh, nó rất khó bị bắn hạ.
2. Máy bay tiêm
kích Chengdu J-20
Nguyên mẫu của máy bay chiến đấu thế hệ
thứ năm J-20 hiện đang trải qua
giai đoạn thử nghiệm. Máy bay hứa hẹn sẽ có tầm bay lớn, tốc độ cao và đặc
điểm tàng hình tốt, nhờ cấu trúc khác thường với cánh hình tam giác, với
bánh lái mũi phía
trước.
Có những ý kiến rằng máy bay được
trang bị hệ thống radar định vị hiện đại với lưới anten pha tích cực và với hệ thống dẫn đường điện
quang. Trong hai khoang lớn bên trong của vũ khí có thể lắp các tên lửa lớp
"không đối không", "không đối đất" và "không đối
hạm".
Nhiều khả năng, nhiệm vụ của J-20 là chiếm ưu thế trên không, đánh chặn máy bay tấn
công và máy bay
ném bom, bao gồm - máy bay ném bom tấn công F/A-18 và máy bay ném bom B-1 và B-2. Với tầm bay xa, J-20 cũng có thể tuần tra các
vùng lãnh thổ tranh chấp, bao quát cả vùng nhận dạng phòng không mà mới đây
Trung Quốc đã tuyên bố.
J-20 sẽ được trang
bị cho quân đội khoảng vào năm 2020.
3. Hệ thống chống
vệ tinh SC-19/KT-2
Trong nhiều thập kỷ, các thiết bị quân sự trên vũ trụ của Mỹ đã mang lại cho Không quân Hoa
Kỳ những ưu thế quan trọng trong giao tranh.
Trung Quốc hiện có hệ thống vũ khí chống vệ tinh
SC-19. Là một biến thể của hệ thống DF-21, tên lửa đạn đạo SC-19 được trang bị
máy bay đánh chặn KT-2. Sau khi phóng lên vũ trụ, KT-2 sẽ được hướng dẫn đến
mục tiêu bằng các cảm biến hồng ngoại. KT-2 không có đầu đạn chứa chất nổ - máy bay đánh chặn tiêu
diệt các vệ tinh bằng cách va chạm vào
chúng.
Vào năm 2007, máy bay đánh
chặn KT-2 đã phá hủy bởi một vệ tinh lỗi thời của Trung Quốc. Vào tháng Năm năm 2013, Trung
Quốc phóng tên lửa tầm cao với các thiết bị vô tuyến đo từ xa để thí
nghiệm. Tình báo Mỹ cho
rằng trên thực tế đó là các vụ thử nghiệm hệ thống chống vệ tinh SC-19/KT-2. Cho rằng tên lửa SC-19
có thể được đưa
lên quỹ đạo tầm trung gần trái đất, có nghĩa là các vệ tinh định vị của Mỹ có thể bị nguy hiểm, vì vậy vũ khí của Mỹ với hệ thống hướng dẫn đường trên cơ sở GPS có thể trở nên vô hiệu dụng.
4. Tàu-dok đổ bộ đa năng 071
Trung Quốc có ba tàu đổ bộ-dok đa năng dự án 071. Tải trọng của mỗi con tàu là 20 nghìn tấn, còn chiều dài hơn 200 mét. Con tàu này
có thể vận chuyển tới một tiểu đoàn
thủy quân lục chiến (400-800 lính) và đến 18 xe bọc thép.
Dự kiến sẽ đưa vào
hoạt động thêm ba con tàu của dự án này, cũng như sáu tàu đổ bộ khác có đương
băng với chiều dài như các tàu lớp Wasp của Mỹ.
Bong tàu đảm bảo
hoạt động đồng thời trên đó hai máy bay trực thăng W-9 để vận chuyển quân đổ
bộ. Hiện còn thêm bốn chiếc đang được bảo quản trong angar lớn. Tàu của dự án
071 có camera-dok rất dài để bảo quản và hạ thủy các thiết bị bơi đổ bộ, xuồng
cao su với khung vững chắc, cũng như bốn ca nô chạy trên đệm khí.
Ngoài việc đưa
quân đổ bộ đường biển lên bờ và các đảo, những con tàu này có thể được sử dụng
để điều khiển các lực lượng và vũ khí của hải quân trong những tình huống khẩn
cấp và hỗ trợ nhân đạo.
5. Các chiến dịch tấn công của đội quân điện tử
Rất khác với các
quan niệm tác nghiệp truyền thống, các chiến dịch tấn công mạng sẽ được sử dụng
đánh phá các mục tiêu dân sự và quân sự không phụ thuộc vào vị trí địa lý của
chúng. Đây
là vũ khí duy nhất trong danh sách mà nhờ
sự hỗ trợ của nó có thể thực hiện những cú đánh vào phần lục địa của Hoa Kỳ.
Đơn vị chính cho các hoạt động trên mạng là cục ba của bộ tổng tham mưu của quân đội Trung Quốc, được xem tương đương với NSA của Mỹ. Số
lượng quân nhân của nó có thể lên đến 130 nghìn người, được cài vào các đơn vị chiến đấu, 12 đơn vị phản ứng nhanh và ba viện nghiên cứu khoa học. Trong
thành phần của cục ba có phòng hai, được biết đến như c/h 61.398. Nhiệm vụ của nó bao
gồm các hoạt động chống lại Hoa Kỳ .
Cục
bốn của bộ tổng tham mưu, chịu trách nhiệm về chiến tranh điện tử truyền thống và tình
báo kỹ thuật radio, cũng có thể tiến hành các hoạt
động tấn công mạng. Từ khái niệm "mạng tích hợp và chiến tranh điện tử" của quân đội Trung Quốc PLA, thấy rõ ràng rằng Trung
Quốc xem xét các hành động để đè bẹp hệ thống mạng máy
tính và các thiết bị điện tử trên
chiến trường
liên quan đến nhau.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét