Власти Вьетнама и Филиппин осуждают Пекин
Kichbu theo: newsru.com
Giàn khoan di động, được Trung Quốc
đưa đến vùng lãnh hải tranh chấp của biển Hoa Nam (biển Đông-Việt Nam –Kichbu), gây bạo loạn chống Trung Quốc ở phía nam của Việt Nam và sự di tản
ồ ạt người Trưng Quốc ra khỏi Việt Nam, đã tạo ra mối đe dọa đối với an ninh trong khu vực, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại các cuộc hội đàm song phương với tổng thống
Philippines Benigno
Aquino đã nói. Hãng Reuters đưa tin về
điều này.
"Vị trí hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan của Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh trên biển và tự do hàng hải ở Hoa Nam", - thủ tướng Việt Nam thông báo. Nguyễn Tấn Dũng cũng nói thêm rằng "cả hai bên tràn đầy quyết tâm để chống lại các hành vi vi phạm của Trung Quốc và kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án hành động của Trung Quốc".
Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của Việt Nam với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế nhằm gây áp lực lên Trung Quốc trong các tranh chấp ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Trước đó, theo ITAR -TASS đưa tin, tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói rằng Trung
Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và các quy tắc ứng xử của các nước trên biển Hoa Nam.
Các phương tiện truyền thông của Azerbaijan dẫn
theo các đồng nghiệp Việt Nam cũng thông tin rằng trong chuyến đi thăm chính
thức mới đây của tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, chủ tịch của Việt Nam Trương Tấn Sang đã kêu gọi các nước SNG
quan tâm đến an ninh hàng hải ở biển Hoa Nam.
Tuy nhiên, Pekin chính thức thể hiện thái độ
lãnh đạm đối với những tuyên bố của các quốc gia láng giềng về tính bất hợp
pháp của các hoạt động thăm dò trong vùng lãnh hải tranh chấp. Chẳng hạn, người phát ngôn chính
thức của Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa Hong Lei đã tuyên bố không cho phép sự can thiệp
từ phía ASEAN, và kêu gọi tổng thư ký ASEAN giữ thái độ trung lập và tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào các
vấn đề bất đồng song
phương. "Chúng tôi cho rằng tổng thư ký của tổ chức cần tránh những phát ngôn như vậy", - ITAR-TASS dẫn lời
của nhà ngoại giao.
Dàn
khoan do Trung Quốc đưa vào vùng lãnh hải tranh chấp của biển Hoa Nam ngày 2
tháng Năm với sự hộ tống của tàu chiến đã khiến không chỉ Hà Nội chính thức
phẫn nộ. Đối đầu trên
biển đã biến thành các cuộc biểu tình tự phát ở Nam Việt Nam và kết thúc bằng các cuộc bạo loạn đẫm máu
chống Trung Quốc. Kết quả, các cuộc tấn công vào các công ty Trung Quốc làm hơn 20
người thiệt
mạng.
Theo số liệu của cảnh sát Việt Nam, hơn 100 người bị thương, gần 600 người bị bắt giữ. Theo thông tin của cảnh sát ở Campuchia, từ Việt Nam hơn 600 người Trung Quốc chạy sang đất nước của họ, còn Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa cho biết đã di tản hơn 4.000 người ra khỏi đất nước.
Như vậy, trong điện kiện của cuộc
khủng hoảng mạnh nhất của quan hệ Trung-Việt kể từ năm 1979, có những thông tin về khả năng đóng cửa các công ty Trung Quốc
trên lãnh thổ Việt Nam, và điều này đe dọa đất nước bởi
những hậu quả kinh tế nghiêm trọng, bởi vì Trung Quốc - đối tác thương mại
quan trọng nhất và là một trong những nhà đầu tư
chính trong nền kinh tế Việt Nam.
Với tất cả sự căng thẳng
của tình hình hiện nay, không phải tất cả các chuyên gia đồng ý với những dự báo bi quan về
cuộc xung đột đang leo thang. Nhà triết học
sinh thái người Canada, một trong những chuyên gia hàng đầu của thế giới về thẩm mỹ môi trường, phó giáo sư Đại học Cornell, Allen Carlson trên những trang của The
National Interest của Mỹ lập luận rằng các cuộc biểu tình chống Trung
Quốc tại Việt Nam sẽ dẫn đến sự
xuống thang của cuộc xung đột trong khu vực.
Carlson đã gọi cuộc xung đột ở biển Hoa Nam là "gót chân Achilles của Trung Quốc”, và, theo lời
của ông, những cuộc nổi
dậy cho thấy không không chỉ về
sức mạnh của Trung Quốc ở Đông Nam Á mà còn là điểm yếu tiềm ẩn trong khu vực này. Chuyên
gia lập luận quan
điểm của mình rằng khi người Trung Quốc, sống ở nước ngoài, bị áp bức ở các nước khác, Pekin cũng sẽ chẳng làm được
gì với điều này, bởi vì họ không có các công cụ thích
hợp.
Tác giả cho rằng Trung
Quốc sẽ tiếp tục kiên trì lập trường của họ về vấn đề biên giới trên biển Hoa Nam, nhưng sẽ tránh các cuộc xung đột quân
sự trực tiếp. Như vậy, hiện trạng trước
đây trong thời gian tới sẽ được phục hồi.
Xem thêm:
- Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại họp báo với Tổng
thống Philippines (TN). – Thủ tướng Việt Nam tuyên bố công khai : Trung Quốc đe dọa hòa bình (RFI). –
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: TQ ‘đe dọa nghiêm trọng’ hòa bình
(VOA). – Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Philippines (VTC). – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn Reuters (GDVN).
- TQ cảnh báo các nước Châu Á chớ thành lập liên minh quân sự
(VOA). – Trung quốc cảnh báo Mỹ xây dựng đồng minh quân sự (RFA). – Tập Cận Bình phản đối liên minh quân sự (). – Trung Quốc mượn diễn đàn khu vực cảnh báo châu Á về liên minh
quân sự (DT). Nhưng ASEAN sẽ can dự vào biển Đông (NLĐ). – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Thúc đẩy an ninh thông
qua đối thoại và hợp tác-Phản đối hy sinh lợi ích láng
giềng và hại người lợi mình (CRI). - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên
Khải trình bày lập trường của Trung Quốc về quan hệ Trung-Viêṭ, đảo Điếu Ngư và chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái
Bình Dương của Mỹ (CRI).
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét