Китайская компартия закручивает гайки в интернете
Tanhia Branigan
Kichbu theo inosmi.ru
Trong bối cảnh
chiến dịch tăng cường thắt chặt kiểm soát đối với các mạng xã hội, tạp chí có ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung
Quốc so sánh sự lan truyền những tin đồn trên Internet với " các phanh
phui" của những thời kỳ Cách mạng văn hóa, và tuyên bố cần thiết đấu tranh chống "sự phỉ báng vô
căn cứ" chính quyền.
Đồng thời, Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc đã công bố một đoạn
video mà ở đó doanh nhân Xue Manzi bị còng tay, cũng còn gọi là Charles Xue,
thú nhận rằng ông đã phát tán vô trách nhiệm những tin đồn, bởi microblog của ông
có 12 triệu người đọc đã khiến ông cảm thấy mình như "hoàng đế".
Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng để kiềm chế các mạng xã hội om sòm của
họ, tuy nhiên việc tăng cường thắt chặt
hiện nay, theo lời của một trong những nhà hoạt động Internet hàng đầu, là
chưa từng có.
"Theo quan điểm của họ, Internet bây giờ họ không được kiểm soát được
và đồng thời làm suy giảm nền tảng chính
trị của họ và phá hoại hệ tư tưởng của chính phủ - Wen Yunchao nói. - Chiến dịch hiện tại bao gồm
cuộc tấn công vào "các B lớn" (những người sử dụng microblog đã được
thẩm tra, có nhiều độc giả), cũng như tảo thanh nội bộ (của Đảng Cộng sản).
Đó là một kế hoạch độc ác và xảo quyệt... Bây giờ mọi
người thích giữ im lặng".
Các nguồn khác đã bày tỏ sự lo ngại về áp lực ngày càng tăng đối với
cộng đồng trí thức và bắt giữ một số nhà hoạt động, bao gồm luật sư Xu Zhiyong.
Tạp chí lí luận hàng đầu của Đảng Cộng "Tsyushi" ("Tìm
kiếm sự thật") viết rằng sự tự do mang lại bởi internet đôi khi được sử
dụng để "làm mất uy tín vô căn cứ và các cuộc đả kích đảng và chính phủ
... Internet đầy ắp những tin tức tiêu cực đủ các loại và chỉ trích mà nó khẳng
định rằng chính phủ chẳng làm điều gì tốt đẹp và chẳng nói điều gì đúng
đắn".
Tạp chí đã so sánh những tin đồn xuất hiện trên Internet với "datszybao"
("báo chữ lớn") - những tờ báo tường viết tay vạch mặt những người và
các tổ chức có liên quan chặt chẽ với Cách mạng văn hóa bắt đầu vào năm 1966. Sự xuất hiện datszybao thường
được dùng là màn mở đầu cho những cuộc trấn áp gay gắt hơn.
Bất chấp sự kiểm duyệt, ở Trung Quốc các trang web Internet và các mạng xã hội đã trở thành một diễn đàn quan trọng cho các cuộc thảo luận và phổ biến thông tin, bởi vì ở các phương tiện truyền thông khác các biện pháp hạn chế thậm chí còn mạnh hơn.
Nhưng bây giờ chính quyền đã chú trọng thắt chặt kiểm soát, và với đích
ngắm nhằm vào những người sử dụng nổi tiếng: theo một quyết định của tòa án gần
đây, người sử dụng Internet có thể phải đối mặt với ba năm tù giam nếu họ lan
truyền tin đồn có hơn 5.000 lượt người truy cập và 500 lượt đăng lại.
Nhà nghiên cứu độc lập từ Pekin Chen Ziming nói rằng thông thường ở Trung Quốc áp dụng "giết gà dọa khỉ" - có nghĩa là, để cảnh báo những nhân lớn, trừng phạt những nhân bé hơn.
Nhà nghiên cứu độc lập từ Pekin Chen Ziming nói rằng thông thường ở Trung Quốc áp dụng "giết gà dọa khỉ" - có nghĩa là, để cảnh báo những nhân lớn, trừng phạt những nhân bé hơn.
"Lần này, họ đã giết chết một vài con khỉ - chẳng hạn như Xue
Mantszy - để dọa gà", - ông nói.
Tháng trước cảnh sát đã bắt Hsueh vì có ý đồ thuê gái mại dâm để quan hệ tình dục nhóm, nhưng những người ủng hộ của ông xem đó là sự trả thù đối với những phát ngôn công khai của ông.
Tháng trước cảnh sát đã bắt Hsueh vì có ý đồ thuê gái mại dâm để quan hệ tình dục nhóm, nhưng những người ủng hộ của ông xem đó là sự trả thù đối với những phát ngôn công khai của ông.
Hôm thứ Bảy, phiên bản tiếng Anh của báo Global Times thuộc nhà nước đã
cáo buộc những người chỉ trích rằng họ xem những nhà tự do bất kỳ nào bị ra tòa
là nạn nhân của "truy tróc chính trị". "Thậm chí vụ bê bối liên quan đến bê bối mại dâm xung quanh nhà
đầu tư Mỹ-Trung Charles Xue được họ hiểu như "cuộc tấn công của nhà nước vào
tự do ngôn luận", - trong bài báo nói.
Ngày hôm sau, Xue xuất hiện - theo ý chí của riêng mình, nhưng những
người dẫn chương trình truyền hình nhấn mạnh, - trong chương trình tin tức phổ
biến để nói về trách nhiệm của người sử dụng Internet. "Tự do ngôn luận không
cho phép xem thường pháp luật", - ông ta nói với người xem.
Thoạt đầu kênh truyền hình đầu cho thấy những hình ảnh của một nhà tư
bản trong những thời kỳ thành công - cười tươi trên trang bìa của tạp chí - và
sau đó trên một khuôn hình chính ông xuất hiện: bị còng tay, một bộ đồng phục
tù nhân màu xanh và với mái tóc và râu ria bù xù bờm xờm.
Tuần trước, thêm một doanh nhân danh tiếng với những tuyên bố táo bạo trên Internet - ông trùm xây dựng Pan Shiyi - cũng xuất hiện trên truyền hình và nhấn mạnh rằng người dùng internet cần phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Khán giả đã bị kinh ngạc bởi doanh nhân thường là người hùng biện, bây giờ rõ ràng đang nói lắp ba lắp bắp. Sau này ông viết trong microblog, rằng ông rất căng thẳng trước phỏng vấn.
Nhà sử học nổi tiếng Zhang Lifan dự đoán rằng, mặc dù các biện pháp kiểm soát này có thể có hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới, các nhà chức trách vì họ có nguy cơ đánh mất mối liên hệ với công luận.
Tuần trước, thêm một doanh nhân danh tiếng với những tuyên bố táo bạo trên Internet - ông trùm xây dựng Pan Shiyi - cũng xuất hiện trên truyền hình và nhấn mạnh rằng người dùng internet cần phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Khán giả đã bị kinh ngạc bởi doanh nhân thường là người hùng biện, bây giờ rõ ràng đang nói lắp ba lắp bắp. Sau này ông viết trong microblog, rằng ông rất căng thẳng trước phỏng vấn.
Nhà sử học nổi tiếng Zhang Lifan dự đoán rằng, mặc dù các biện pháp kiểm soát này có thể có hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới, các nhà chức trách vì họ có nguy cơ đánh mất mối liên hệ với công luận.
"Khi ai đó nói rằng, điều
này đảm bảo bảo hiểm nhất định, và nếu tất cả sẽ im lặng, thì sớm hay muộn núi
lửa sẽ phun trào, không ai có thể kiểm soát điều này. Những người cai trị không
hiểu điều này - và họ biến những người chỉ trích thành đối thủ", - ông
nói.
Nhà chính trị học tại Đại học Thanh Hoa Wu Qiang cho rằng việc tăng
cường kiểm soát đối với xã hội dân sự đã bắt trước khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền - ngay
từ hồi dưới thời Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo.
Tuy nhiên, ông nói thêm: "Chính phủ thực sự đau đầu. Hoạt động của những người bất đồng chính kiến ôn hòa như Xu Zhiyong và Wang Gongquan, chính phủ xem đây là dấu hiệu tăng lên của lực lượng đối lập chính trị. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh chính trị nội bộ sau khi chuyển giao quyền lực đã không dừng lại và bây giờ tiếp tục tiến triển... Hội nghị trung ương thứ ba sắp khai mạc, và chính quyền cần phải không cho phép các yếu tố bên ngoài tác động đến cuộc đấu tranh nội bộ này".
Tuy nhiên, ông nói thêm: "Chính phủ thực sự đau đầu. Hoạt động của những người bất đồng chính kiến ôn hòa như Xu Zhiyong và Wang Gongquan, chính phủ xem đây là dấu hiệu tăng lên của lực lượng đối lập chính trị. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh chính trị nội bộ sau khi chuyển giao quyền lực đã không dừng lại và bây giờ tiếp tục tiến triển... Hội nghị trung ương thứ ba sắp khai mạc, và chính quyền cần phải không cho phép các yếu tố bên ngoài tác động đến cuộc đấu tranh nội bộ này".
Sự kiện này có ý nghĩa biểu tượng - chính tại hội nghị lần thứ ba của
Ủy ban Trung ương vào năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã giới thiệu chương trình của
ông về cải cách kinh tế và mở cửa.
Nguồn tiếng Anh: Chinese Communist party intensifies online crackdown
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét