Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Chiến dịch Syria không được lòng Quốc hội Hoa Kỳ


Новость на Newsland: Сирийская операция не по душе Конгрессу

Сирийская операция не по душе Конгрессу


Yuri Dzigalkin

Kichbu theo svoboda.org



Barack Obama đã  phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi cố gắng thuyết phục các nhà lập pháp Hoa Kỳ chuẩn nhận chiến dịch quân sự tại Syria. Theo những dự báo ban đầu  của các phương tiện truyền thông Mỹ, đa số các thành viên của Hạ viện có thể bỏ phiếu chống lại nghị quyết cho phép một chiến dịch không kích  hạn chế ở Syria. Các nhà bình luận Mỹ đã bắt đầu đặt câu hỏi: Nhà Trắng sẽ hành động như thế nào trong trường hợp  Quốc hội từ chối chấp thuận chiến dịch quân sự?

Tổng thống Obama hôm thứ Sáu trở về Hoa Kỳ mà không đạt được mong muốn: sự hỗ trợ mạnh mẽ cho kế hoạch của chiến dịch  không kích ở Syria từ những thủ đô lớn trên thế giới. Mười một quốc gia đã ký vào kết tuyên bố ủng hộ những nỗ lực nhằm "tăng cường" lệnh cấm sử dụng vũ khí hóa học, tuy nhiên tổng thống Obama không đạt được cả sự cô lập Nga là quốc gia mà Hoa Kỳ cáo buộc hỗ trợ vô điều kiện cho chế độ Syria, cũng như không  tìm được cả những đồng minh để tiến hành chiến dịch quân sự.


Барак Обама поднимается на борт президентского самолета в аэропорту Пулково

Barack Obama bước lên cầu thang máy bay của tổng thống tại sân bay Pulkovo


Sự trở về của tổng thống từ  St Petersburg đã được hãng tin AP và tờ báo The Washington Post «lưu ý" bằng việc công bố những tính toán của mình, theo đó đa số thành viên của Hạ viện sẽ bỏ phiếu chống lại nghị quyết cho phép tiến hành chiến dịch quân sự tại Syria. Các chuyên gia đã phân tích các tuyên bố của tất cả 433 thành viên Hạ viện của Quốc hội và thấy rằng hơn một nửa trong số họ hoặc phản đối mạnh mẽ chống các cuộc tấn công ở Syria, hoặc có thể từ chối ủng hộ chiến dịch này.

Nhà Trắng thông báo rằng Tổng thống Obama sẽ có thông điệp trên truyền hình hôm thứ Ba cho đất nước và cố gắng gây ảnh hưởng dư luận xã hội ủng hộ có lợi cho chiến dịch. Các nhà lãnh đạo của đảng Dân chủ trong Quốc hội nói rằng phần lớn các nhà lập pháp vẫn chưa có cơ hội để lắng nghe những lập luận của chính quyền, minh họa bằng các dữ liệu bí mật của tình báo Mỹ. Trong những ngày tới, họ sẽ có cơ hội như vậy. Các đại diện của chính quyền sẵn sàng gặp gỡ  với mỗi nhà lập pháp đang nghi ngờ và trả lời các câu hỏi của người đó. Nancy Pelosi, người đứng đầu nhóm thiểu số Dân chủ tại Hạ viện, hứa hẹn đảm bảo sự ủng hộ chiến dịch từ phía đảng Dân chủ, nhưng các đảng viên Cộng hòa sẽ không thể đưa ra những cam kết như vậy. Theo ước tính của hãng tin AP, 148 đảng viên Cộng hòa có ý định bỏ phiếu chống nghị quyết này, và chỉ có 9 - đồng ý. Trong chừng mực nào đấy, những trạng thái cá nhân của phái cực đoan của đảng Cộng hòa đại diện cho phong trào bữa tiệc trà, phần nào -sự mất  lòng tin đối với tổng thống Obama và sự thiếu tin tưởng vào khả năng của Nhà Trắng đưa chiến dịch quân sự ở Syria đến thành công.  Daniel Gurau, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, cho rằng, ở mức độ nào đó lý do cho điều này là quan điểm  của chính Barack Obama:

- Nhiều đảng viên Cộng hòa bây giờ nghi ngờ về động cơ những hành động của chính quyền Obama, nhiều người bác bỏ chính sách đối ngoại của tổng thống, nhiều người không tin rằng chính phủ sẽ có khả năng sử dụng một cách thông minh những quyền hạn tương đối rộng lớn trao cho nó. Ngoại trưởng Kerry trong những thông điệp cảm động của mình nhằm đến các nhà lập pháp, tôi cảm giác, đã đưa lại những lập luận có sức thuyết phục, logic ủng hộ tiến hành chiến dịch, mà mục đích của nó cần phá hủy tiềm năng quân sự của chế độ Syria. Nhưng các tuyên bố của tổng thống Obama nghe được sắc thái khác. Có cảm giác rằng ông đang cố gắng đùn đẩy trách nhiệm cho hành động từ Hợp chúng quốc sang cộng đồng quốc tế. Ông nói, ví dụ, hôm thứ Tư rằng không phải ông đã vạch "lằn giới đỏ", mà thế giới. Những phát biểu như vậy liệu có thể gây nên sự hưởng ứng nhiệt tình ở những người Cộng hòa: tại sao Hoa Kỳ phải bảo vệ lợi ích không xác định của cộng đồng quốc tế? Cá nhân tôi nghĩ rằng tổng thống Obama không rất buồn, khi không nhận được sự phê chuẩn cho việc tiến hành chiến dịch. Tôi thậm chí sẵn sàng dự đoán rằng trong trường hợp này, tổng thống sẽ không hành động.

Báo The Christian Science Monitor đặt ra câu hỏi điều gì có thể xảy ra trong trường Quốc hội bác bỏ ủng hộ các cuộc không kích ở Syria. Trước hết, liệu tổng thống có quyết định ra lệnh không kích khi khẳng định rằng ông, như một tổng tư lệnh, có quyền năng tiến hành chiến dịch quân sự hạn chế mà không có sự chấp thuận của Quốc hội? Chính tổng thống đã lảng tránh trả lời câu hỏi này. Nhưng phó cố vấn an ninh quốc gia Tony Blinken, trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài phát thanh, về bản chất, đã loại trừ phương án hành động như vậy: "tổng thống cũng  không có mong muốn và cũng không có ý định" hành động trong trường hợp không có sự đồng thuận của các đại biểu quốc hội. Một nguồn tin giấu tên của  báo The New York Times ở Nhà Trắng xem quyết định duy nhất cá nhân của tổng thống tiến hành chiến dịch là "gần như không thể tưởng tượng được" và đã đưa ra một  lập luận hoàn toàn bất ngờ để biện minh cho thái độ bất động của tổng thống: nếu Barack Obama ra lệnh bắt đầu chiến dịch bất chấp quyết định của Quốc hội, thì các đại biểu quốc hội sẽ buộc ông trọng tội. Nhưng, như The Christian Science Monitor nhấn mạnh, sự bác bỏ có thể có của Quốc hội cho phép hành động quân sự ở Syria và các hành động tiếp theo của tổng thống cần thiết phải được xem xét trong bối cảnh của cuộc xung đột xung quanh chương trình hạt nhân của Iran. Liệu Washington xem xét sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân trong tay của Tehran như mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ? Liệu tổng thống và Quốc hội sẽ sẵn sàng hành động trong trường hợp Iran?

Hiện tại, xét theo các thông tin của báo chí Mỹ, việc chuẩn bị tiến hành các cuộc không kích đang tiếp tục. Hôm thứ Sáu, đã có lệnh sơ tán một phần  nhân viên ngoại giao của sứ quán Hoa Kỳ ở Leban và phía nam Thổ Nhĩ Kỳ. Dự kiến, rằng các đoàn ngoại giao sẽ trở thành mục tiêu tấn công của các đồng minh của chế độ Syria. Các cơ quan tình báo Mỹ có những chứng cho thấy rằng Iran đã ra lệnh cho các nhóm Hồi giáo ở Irag chuẩn bị cho các cuộc tấn công vào đại sứ quán Mỹ tại Baghdad và các cơ sở khác của Mỹ trong trường hợp bắt đầu chiến dịch quân sự tại Syria.

*

Xem thêm:
Ngoại trưởng Mỹ cố thuyết phục châu Âu ủng hộ việc oanh kích Syria (RFI). - Đánh Syria : Obama khó thuyết phục dư luận Mỹ. - Đức Giáo hoàng tổ chức Ngày cầu nguyện cho Syria.- Ngoại trưởng Kerry tìm kiếm sự ủng hộ của EU về vấn đề Syria (VOA). - Tổng thống Mỹ mất dần sự ủng hộ về kế hoạch tấn công Syria.  - Tổng thống Obama hô hào cho một vụ tấn công ‘có giới hạn’ ở Syria.  - TT Nga khước đề nghị của Mỹ về việc tấn công Syria.  - Phe nổi dậy Syria rút khỏi thị trấn Kitô giáo cổ.- Tòa Bạch Ốc tìm kiếm sự ủng hộ cho việc tấn công Syria.    - Hạ viện quay lưng với ông Obama? (NLĐ).   - Mỹ – Nga tiếp tục bất đồng về Syria (BBC).  - Nếu oanh kích quân Syria: Mỹ sẽ bị trả đũa thế nào? (DV). - Các nước lớn không tìm được đồng thuận trừng phạt Syria.  - Chiến tranh buộc nhiều trẻ em Syria bỏ học.   - Giáo hoàng nhịn ăn cầu nguyện cho hòa bình tại Syria (ĐV).

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter