Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Số lượng người có tín ngưỡng tăng lên trong đội ngũ đảng viên Trung Quốc

vesti.ru

СМИ: в рядах китайских коммунистов растет число верующих

Kichbu theo: rosbalt.ru

Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lo ngại bởi sự gia tăng  sự sùng tôn giáo trong các đảng viên thường.

Các quan chức đảng đã đe dọa kỷ luật những người cộng sản có tín đồ, cho rằng tư cách đảng viên  trong đội ngũ của đảng và tôn giáo - bất tương dung, "Blagovest-info" viết.

Nếu những người Trung Quốc ngoài đảng được phép tin tưởng, thì các đảng viên của đảng - “những chiến sĩ đấu tranh vì ý thức hệ cộng sản” - không được hưởng điều này”, trong văn bản của Ủy ban kiểm tra-kỷ luật trung ường của CPC nói.

Trong CPC có 87, 6 triệu người. Theo ước tính của các chuyên gia hơn 10% những người cộng sán thường xuyên đi nhà thờ.

Chính quyền CHND Trung Hoa chính thức công nhận Đạo giáo, Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Hồi giáo.

-----
--> Read more..

Nga khai trương bảo tàng Solzhenitsyn đầu tiên

Александр Солженицын, 2000 год

Аlexander Solzhnitsyn, năm 2000

Photo: Paven Kassin/Commersant

В России открылся первый музей Солженицына


Kichbu theo Lenta.ru

Tại Kislovodsk diễn ra lễ khai trươngtrọng thể bảo tàng đầu tiên Nga của nhà văn Alexander Solzhenitsyn. «Intefax» đưa tin về điều này.

Đặc biệt,  bà quả phụ của nhà văn đạt giải Nobel Natalia Solzhenitsyna và đạo diễn Stanislav Govorukhin đã hiện diện tại buổi lễ.

"Tôi mong làm sao để bảo tàng hữu ích cho thế hệ trẻ của cư dân của Kislovodsk, Bắc Cavcaz, bởi gốc gác của Solzhenitsyn đây ... Và hạnh phúc thay, khai trương bảo tàng này trùng với ngày lễ của Thánh Ba Ngôi, của một trong những ngày lễ yêu thích của ông (của nhà văn)", -Natalia Solzhenitsyna nói.
 Александр Солженицын

Govorukhin, đến lượt mình, nói rằng việc khai trương bảo tàng là thêm một bằng chứng nữa cho thấy Solzhenitsyn trở về quê hương.

Bảo tàng đặt tại ngôi nhà mà nhà văn đã sống những năm tuổi thơ của mình. Vào năm 2008, theo sắc lệnh của tổng thống Nga, biệt thự được công bố là di sản văn hóa cấp liên bang, và vào năm 2009 đã trở thành một chi nhánh của Bảo tàng văn học quốc gia.

Solzhenitsyn đã được sinh ra tại Kislovodsk vào năm 1918, sáu năm sau, gia đình ông chuyển đến Rostov-on-Don.

-----
--> Read more..

PLA không loại trừ thiết lập hệ thống nhận dạng phòng không tại khu vực biển Hoa Nam

НОАК не исключает создание системы ПВО в районе Южно-Китайского моря

НОАК не исключает создание системы ПВО в районе Южно-Китайского моря


Kichbu theo topwar.ru

Chính quyền Trung Quốc không loại trừ rằng trong tương lai gần sẽ xem xét khả năng thiết lập khu vực nhận dạng phòng không trên vùng biển Hoa Nam (biển Đông-Việt Nam - Kichbu), Phó tổng tham mưu trưởng PLA Sun Jianguo tại diễn đàn về vấn đề an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói.

"Sẽ xem xét các yếu tố khác nhau. Nếu xuất hiện các dấu hiệu đe dọa an ninh hàng không và hàng hải, cũng như nhiều điều kiện khác vấn đề này sẽ được xem xét", - ТАSS trích lời đô đốc.

Vào cuối năm 2014, các chuyên gia độc lập đã ghi nhận sự hiện diện của Peking kế hoạch "thiết lập vùng nhận dạng trên các quần đảo tranh chấp Parasel/Hoàng Sa Spratly/Trường Sa mà ở mức độ khác nhau các nước Brunei, Việt Nam, Malaysia, Philippines" cũng tuyên bố chủ quyền đối với chúng, hãng tin cho biết.

Thoạt đầu các chính khách Trung Quốc phủ nhận tất cả, những sau thông qua các phát ngôn/nói miệng của Bộ Ngoại giao nói rằng "đó là quyền chủ quyền của các quốc gia, mà Trung Quốc cũng sở hữu".

Đáp lại chỉ trích của Washington, đô đốc nhấn mạnh rằng "Trung Quốc, tranh chấp với các nước láng giềng về quyền sở hữu lãnh thổ của các đảo, luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc của việc tôn trọng an toàn hàng hải, luôn luôn tuân thủ đường lối kiềm chế và góp phần vào việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, cũng như trên thế giới".

 Новость на Newsland: Китай намерен использовать искусственные острова в мирных целях

Mới đây, người đứng đầu Pentagon Ashton Carter bày tỏ "lo ngại  về những công trình của CHND Trung Hoa xây dựng những vùng lãnh thổ nhân tạo dẫn đến sự leo thang căng thẳng". Theo lời ông, "Hoa Kỳ phản đối việc quân sự hóa những vùng lãnh thổ này". "Giải pháp quân sự cho vấn đề này không tồn tại, cần thiết tìm kiếm các phương pháp ngoại giao", - ông nói thêm.

Trả lời câu hỏi của các đại diện Trung Quốc từ khán phòng, những hành động của Các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tại biển Hoa Nam tạo ra cơ hội giải quyết hòa bình vấn đề bằng cách nào", Carter đã nói rằng "các chuyến bay quân sự, cũng như tuần tra không gian biển không phải là tin tức gì mới đối với mọi người, bởi vậy liên kết các yếu tố này lại với nhau là hoàn toàn không thích hợp".

Còn các hành động của CHND Trung Hoa "đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng lãnh thổ nhân tạo, thực sự, là tin tức mới và gây bất an", - ông nói.

Liên quan đến Hoa Kỳ, thì họ "sẽ tiếp tục tuần tra khu vực này cả từ trên biển, cả từ trên không", bằng các đó đảm bảo "tự do hàng hải".

-----


--> Read more..

Phó Tổng tham mưu trưởng PLA hội đàm với Thứ trưởng quốc phòng Việt Nam


Сунь Цзяньго встретился с заместителем министра обороны Вьетнама

Kichbu theo russian.people.com

SINGAPORE, ngày 29 tháng Năm /Tân Hoa Xã/ - Phó Tổng tham mưu trưởng PLA Sun Jianguo ngày hôm nay trong buổi chiều tại hội nghị "Đối thoại Shangri-La" đã gặp gỡ với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh.

Sun Jianguo nói rằng kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao 65 năm trước giữa Trung Quốc và Việt Nam hợp tác trong mọi lĩnh vực không ngừng được mở rộng và tăng cường, phát triển của quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược toàn diện tích cự lên. Trung Quốc sẵn sàng cùng với Việt Nam tiếp tục tạo nên những xung lực mới cho sự phát triển quan hệ giữa các lực lượng vũ trang quốc gia. Sun Jianguo bày tỏ hy vọng rằng Việt Nam,  xuất phát từ tình hình chung trong quan hệ của các quân đội quốc gia, sẽ giữ một cái nhìn tỉnh táo về những đầu cơ ác ý và can thiệp của một số quốc gia ngoài khu vực vào tình hình xung quanh biển Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu), và sẽ đáp ứng đối với họ từ quan điểm xây dựng. Sun Jianguo cũng bày tỏ tin tưởng rằng thông qua những nỗ lực chung,  các bên có thể giải quyết những tranh chấp trên biển Hoa Nam.

Đáp lại, Nguyễn Chí Vịnh nói rằng Việt Nam đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của quan hệ hữu nghị với Trung Quốc,   mối quan hệ giữa hai quân đội là  những trụ cột quan trọng của quan hệ liên chính phủ. Bắt đầu từ năm nay, nhận thấy hiệu quả đáng kể  hợp tác của quân đội Việt Nam và CHND Trung Hoa về bảo vệ biên giới. Việt Nam dự định trên cơ sở các nguyên tắc tình đồng chí trao đổi ý kiến với Trung Quốc về tình hình biển Hoa Nam, thông qua tham vấn hòa bình để giải quyết những bất đồng đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.

-----
--> Read more..

CHDCND Triều Tiên xem lực lượng hạt nhân là cách thức ngăn chặn chiến tranh với Hoa Kỳ


В КНДР назвали ядерные силы средством предотвращения войны с США


Kichbu theo Lenta.ru

Tăng cường lực lượng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là  cách thức ngăn chặn chiến tranh với Hoa Kỳ vì thiếu tin cậy giữa hai nước. Điều này được nêu trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên do Hãng thông tấn quốc gia của đất nước (KCNA) đang tải.

"Vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là lực lượng răn đe phòng thủ để chống lại đe dọa hạt nhân của Hoa Kỳ và đe dọa xâm lược mà chúng tôi luôn nhận thấy", - trong tuyên bố nói. Đồng thời, Bình Nhưỡng cho rằng Washington đang thật sự chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Bắc Triều Tiên, vì thế họ sẽ triển khai ở Nam Triều Tiên  tổ hợp chống tên lửa THAAD.

Ngoài ra, chính quyền Bắc Triều Tiên đã phủ nhận tuyên bố của Washington rằng Bình Nhưỡng từ chối đàm phán về vấn đề hạt nhân. Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên cho rằng chính Hoa Kỳ, đặt ra những điều kiện tiên quyết khác nhau, cản trở sự khởi đầu của đối thoại. Bộ Ngoại giao cũng nhấn mạnh rằng Washington "không có quyền chỉ trích Bình Nhưỡng vì tăng cường tiềm lực quân sự vì mục đích tự vệ".

Ngày 27 tháng Năm tại Seoul đã tổ chức tham vấn của đại diện các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc về vấn đề hạt nhân, ТАSS đưa tin. Các bên nhất trí tăng cường sức ép và trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên để thuyết phục Bình Nhưỡng nối lại đàm phán sáu bên. Họ cho rằng "khả năng hạt nhân nghiêm trọng của Bình Nhưỡng đòi hỏi phản ứng ngay lập tức".

Trước đó, chính quyền Bắc Triều Tiên đã thông báo rằng họ đã phát triển  công nghệ cho phép làm giảm đáng kể kích thước của đầu đạn hạt nhân đặt trên tên lửa. Đại diện của Ủy ban Quốc phòng quốc gia của CHDCND Triều Tiên nói rằng các phương tiện chiến đấu hiện đất nước đang sở hữu là "nhỏ gọn và đa dạng". Theo ông, "không ai có thể ngăn chặn Bắc Triều Tiên bảo vệ chính mình bằng vũ khí hạt nhân".

Hiện các biện pháp trừng phạt đang được áp đặt đối với Bắc Triều Tiên vì chế tạo vũ khí hạt nhân mà đất nước này đang thực hiện. Trong năm 2013, LHQ đã siết chặt cơ chế trừng phạt sau khi Bình Nhưỡng tiến hành những vụ thử hạt nhân tiếp theo.

Vào tháng Hai năm 2005, CHDCND Triều Tiên lần đầu tiên công khai tuyên bố chế tạo vũ khí loại này. Một năm sau đó, Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ nổ hạt nhân đầu tiên. Trong năm 2012, Hiến pháp của đất nước đã được bổ sung sửa đổi về  vị thế hạt nhân.
-----
--> Read more..

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Liên minh kinh tế Á-Âu mở cửa cho Việt Nam

Фото пресс-службы председателя правительства РФ

ЕАЭС открывается для Вьетнама


Irina Dzorbenadze

Kichbu theo: rosbalt.ru

Sau hai năm đàm phán, Việt Nam đã trở thành thành viên của Khu vực Thương mại Tự do (FTA) của Liên minh kinh tế Á-Âu. Đây là lần đầu tiên, nhưng. có lẽ, không phải là nước cuối cùng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhằm hội nhập kinh tế thực sự với EAEC.

Sự tham gia của Việt Nam trong dự án này nói  lên nhiều điều, đặc biệt rằng EAEC, khác với CIS, cần thiết ở cấp quốc tế, và có triển vọng phát triển rất lớn. Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Mông Cổ, Israel, Ai Cập và các nước khác cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc xây dựng khu vực thương mại tự do với Liên minh Âu-Á.

Khu vực thương mại tự do sẽ thực sự mang lại điều gì cho các bên? Trước hết, sự gia tăng lưu thông hàng hóa song phương, bởi cơ chế FTA dự kiến tự do hóa thuế quan, giảm hoặc không đánh thuế nhập khẩu đối với nhiều chủng loại hàng hoá. Nhưng đồng thời các nước tham gia FTA giữ bảo hộ thuế quan đối vị thế hàng hóa để bảo vệ các nhà sản xuất của riêng mình. Theo các chuyên gia, trong điều kiện của FTA lưu thông hàng hóa giữa Việt Nam và các quốc gia Liên minh Á-Âu trong năm 2020 sẽ tăng từ 3,7 tỷ lên đến 10 tỷ dollars.

Có lẽ, hy vọng rằng về thương mại và các dự án đầu tư trong khuôn khổ FTA Việt Nam sẽ hợp tác với Nga quy mô lớn hơn so với các quốc gia khác của EAEC. Theo thông tin ban đầu, tổng giá trị được tạo ra bởi gói đầu tư Nga-Việt của 17 dự án ước tính 20 tỷ dollars. Đặc biệt khi nói về xây dựng nhà máy nhiệt điện bởi ОАО "Inter RАО UES" ở Việt Nam, liên kết xây dựng các nhà máy sản xuất toa xe, các dự án dầu khí ở khu vực ngoài khơi của Nga và Việt Nam, và vân vân…

Ưu tiên hợp tác với Nga được xác định bởi một loạt yếu tố. Thứ nhất, Việt Nam từ lâu đã phát triển các quan hệ kinh tế và thương mại với Nga, và Nga thường xuyên xuất khẩu sang Việt Nam nhiên liệu và nguyên thiên nhiên, vũ khí và nhiều sản phẩm khác. Việt Nam chủ yếu bán các thiết bị điện tử và thực phẩm.

Thứ hai, người khổng lồ dầu mỏ và khí đốt của Nga "Gazprom" và "Rosneft" đã hoạt động tại thị trường Việt Nam ngay cả trước khi xây dựng FTA, còn "Rosatom" dự kiến xây dựng tại đất nước này nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Và đây chưa phải là danh sách đầy đủ hợp tác Nga-Việt cho đến ngày hôm nay.

Vâng, và thứ ba, rõ ràng rằng thị trường Nga lớn hơn so với các đối tác khác của EAEC.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng rồi cả các quốc gia khác trong Liên hiệp Âu-Á cũng sẽ không thua kém. Xuất khẩu của Việt Nam vào Kazakhstan ngày nay chủ yếu là các loại thuốc y tế, trà, thiết bị cho ngành công nghiệp thực phẩm, hải sản, máy tính và phụ kiện của chúng. Danh sách này có thể được mở rộng bằng nguyên liệu chế biến bánh kẹo và ngành công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, mà chúng sẽ được nhập khẩu từ Việt Nam rẻ hơn so với từ Trung Quốc. Còn từ Kazakhstan, Việt Nam nhập amiăng, cán phẩm thép, thiết bị giao thông vận tải. Nhưng ở đây tiềm năng xuất khẩu khá lớn - từ uranium cho năng lượng hạt nhân cho đến lông thú và thiết bị cho ngành công nghiệp khai thác mỏ.

Liên quan đến thêm một quốc gia khác của EAEC - Belarus, thì trong bối cảnh của FTA với Việt Nam hợp tác sản xuất được xem đầy hứa hẹn - các bên có kinh nghiệm tương ứng trong lĩnh vực này thông qua ví dụ  lắp ráp ô tô "MAZ" tại Việt Nam. Về triển vọng của Armenia và Kyrgyzstan, hiện tại thật khó nhận xét.

Việt Nam trong điều kiện của FTA với Liên minh Âu-Á, đáp ứng cho 170 triệu người tiêu dùng, sẽ mở rộng đáng kể thị trường xuất khẩu của mình. Ngoài ra, thương mại tự do với EAEC sẽ giúp cho Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào các nước khác và  bảo vệ nền kinh tế tránh những rủi ro bên ngoài.

Còn đối với Nga và EAEC,  FTA với Việt Nam là cơ hội thương mại và hợp tác mới ngay chính tại Việt Nam, cũng như toàn bộ Đông-Nam Á. Nghĩa là, Việt Nam đang trở thành một loại bàn đạp cho việc thúc đẩy các lợi ích kinh tế và chính trị của Liên minh Âu-Á vào khu vực Đông Nam Á. Và chính đất nước này được xem là thuận lợi cho đầu tư - hiện đang chiếm vị trí thứ 9 trong số 164 quốc gia  trên thế giới về mức độ hấp dẫn đối với  đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Nền kinh tế của đất nước không phải chịu những bất ổn chính trị, phát triển năng động. Chỉ cần lưu ý rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý I năm nay lên tới hơn 6%.


Nhân thể, như thủ tướng Nga Dmitry Medvedev mới đây nói, Liên bang Nga và Việt Nam có thể chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia. Ông nhắc lại rằng Nga và Việt Nam gần mười năm trước đây đã thảo luận về khả năng sử dụng  thanh toán với nhau bằng đồng ruble và đồng Việt Nam, mặc dù sáng kiến này thực tế chưa được triển khai. Có lẽ, trong điều kiện của FTA nó sẽ được xem xét nghiêm túc hơn bởi vì lưu thông hàng hóa giữa các bên sẽ gia tăng rõ rệt, và tích lũy các nguồn dự trữ bằng đồng tiền Nga và Việt Nam sẽ có lợi hơn.


Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông thuộc Viện khoa học Nga Vladimir Mazyrin cũng hoàn toàn cho rằng việc gia nhập của Việt Nam vào FTA của EAEC là "hiện tượng có tính đột phá". "Việt Nam - đối tác chủ yếu và quan trọng nhất đối với Nga trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam còn là một trong những thành viên được tôn trọng và có ảnh hưởng nhất của ASEAN. Đây là tổ chức then chốt trong khu vực. Hôm nay, chúng tôi đã trở lại đây và, rõ ràng, sẽ nhanh chóng chóng tăng cường hợp tác", - ông nói trên Radio Sputnik.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng Việt Nam đã "chọc"  vào khu vực thương mại tự do với EAEC là hơi sớm, bởi vì giữa các nước thành viên của nó luôn luôn xuất hiện những bất đồng liên quan đến cả vấn đề thương mại. Ngoài ra, tình hình kinh tế xấu đi ở Nga đã tác động đến cả các đối tác trong Liên minh Á-Âu, bây giờ làm cho nó kém hấp dẫn hơn. Nhưng đó, có lẽ,  là "nhưng" duy nhất, hơn nữa, đó là chỗ yếu (nếu có chỗ yếu) chỉ đối với Việt Nam.

Trong bối cảnh của chính sách, xây dựng FTA với Việt Nam, Liên minh Âu-Á, đặc biệt là Nga "đã đánh dấu" cho mình thêm một vị trí nữa trong không gian kinh tế-chính trị của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà thái độ đối với Moscow vẫn còn mập mờ. Ví dụ, Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc không tham gia các biện pháp trừng phạt chống Nga, trong khi Nhật Bản đã thực hiện điều đó bất chấp nhiều dự án liên doanh với LB Nga.

Việc xây dựng FTA với Việt Nam có lợi cho Moscow khi Nga dự định tiếp tục con đường của mình vào cái gọi là "Đại Châu Á" thông qua một quốc gia tương đối nhỏ, tuy vậy, là một dạng "cửa ngõ" vào ASEAN. Mà với tổ chức này Moscow đang tìm cách xây dựng hợp tác.


Đồng thời nó sẽ là sai lầm khi cho rằng sẽ dễ dàng quyến dỗ Việt Nam chỉ bởi một cực chính trị - Hà Nội "đang xếp trứng vào những chiếc giỏ khác nhau" một cách thận trọng, và đặc biệt,  vị thế thành viên của nó trong FTA với EAEC khẳng định cả hợp tác song song với Mỹ, EU ASEAN và vân vân… Tức là, tính đa phương của chính sách đối ngoại hoàn toàn cho phép Hà Nội bảo vệ chủ quyền và độc lập.

Dĩ nhiên, có vấn đề, Trung Quốc, mà không chỉ một mình họ,  phản ứng với tất cả điều này như thế nào. Chắc gì Hoa Kỳ đang tìm cách gây ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam mong muốn với sự xích lại gần nhau của nó với EAEC. Thật vậy, cho dù lập trường chủ quyền của Việt Nam như thế nào, về bình diện địa chính trị Việt Nam đang nằm giữa hai "lò lửa": các đồng minh của Hoa Kỳ - Nhật Bản và Hàn Quốc và Trung Quốc. FTA với Liên minh Âu-Á, một mặt, dĩ nhiên, làm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào cả  Trung Quốc, và vào cả Hoa Kỳ, mặt khác - có thể đặt đối tác đầu tiên của EAEC dưới một đòn chính trị. Nhưng đây cũng là " vấn đề nhức đầu" cho chính Việt Nam.

-----
--> Read more..

Việt Nam quan tâm đến lô hàng thứ hai hải phòng hạm "Gepart3.9" từ LB Nga


Мистахов: Вьетнам интересует новая партия корветов "Гепард 3.9" из РФ


Kichbu theo vpk.name

KAZAN, 26 tháng Năm- RIA Novosti. Việt Nam quan tâm đến việc mua lô hàng bổ sung các chiến hạm của Nga Project 11.661 (tên xuất khẩu - "Gepard 3.9"), hôm thứ Ba tổng giám đốc Renat Mistakhov của nhà máy Zelenodolsk  mang tên A.M. Gorky cho hãng tin RIA Novosti biết.

Trong năm 2011, LB Nga đã cung cấp cho Việt Nam hai chiến hạm như vậy. Thêm hai hải phòng hạm "Gepart" chế tạo cho Hải quân Việt Nam tại thời điểm này đang nằm tại nhà máy Zelenodolsk và đang được lắp đặt các hệ thống vũ khí.

"Những chiến hạm mà chúng tôi đã xây dựng xong, hiện nay là kỳ hạm của Việt Nam. Hiện nay phía Việt Nam đang quan tâm đến việc xây dựng những con tàu mới. Tôi nghĩ rằng sẽ thúc đẩy với việc cung cấp lô hàng chiến hạm thứ hai", - nguồn tin của hãng nói.

Theo lời ông, khi nào sẽ tiến hành bàn giao lô hàng hạm tàu thứ hai, "sẽ theo luận lô hàng tiếp theo".

Hiện tại RIA Novosti không có những bình luận của chính quyền Việt Nam.

Tàu tuần tra project 11.661(mã "Gepart", theo code của NATO - Gepard) - loại tàu tuần tra ( theo phân loại của NATO - hạm tàu) của Hải quân Nga Việt Nam. Tàu chỉ huy - "Tatarstan". Vào năm 2003 đã được phân loại lại thành tàu tên lửa.
Photo: Hạm tàu project 11.661 "Gepart" cho Hải quân Việt Nam

-----
--> Read more..

McCain yêu cầu Hoa Kỳ bắt đầu cung cấp vũ khí cho Việt Nam


Маккейн потребовал от США начать поставки оружия во Вьетнам


Kichbu theo: riafan.ru

WASHINGTON, 30 tháng Năm. Mỹ phải đảm bảo cho Việt Nam một số lượng lớn vũ khí,  John McCain nói và nhắc về gia tăng va chạm tại khu vực Châu Á, nơi Trung Quốc tiếp tục tăng cường sự hiện diện của họ tại khu vực các quần đảo tranh chấp biển Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu).

Tại thời điểm này, Hoa Kỳ cung cấp cho Hà Nội một danh sách hạn chế vũ khí hàng hải được phép sau khi  gần đây nới lỏng lệnh cấm cung cấp vũ khí cho Việt Nam.

Theo một đại diện cấp cao của chính phủ Mỹ, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter sẽ gặp gỡ với chính quyền Việt Nam và thảo luận về các vấn đề cung cấp vũ khí. Hiện bộ trưởng quốc phòng đang ở thăm HÀ Nội, nơi ông đã có bài phát biểu về các vấn đề an ninh tại một hội nghị quốc tế.

McCain cương quyết đòi từng bước gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí và yêu cầu Washington bắt đầu cung cấp cho Việt Nam vũ khí bổ sung để có thể được sử dụng trong trường hợp xung đột với Trung Quốc. Theo thượng nghị sĩ nói, chỉ nên cấm những vũ khí có thể dùng để giải tán những người biểu tình.

Nhắc lại rằng vào tháng Mười năm ngoái Hoa Kỳ đã từng bước gỡ bỏ lệnh cấm cung cấp vũ khí cho Việt Nam để Hà Nội có khả năng bảo vệ mình trong trường hợp xung đột ở biển Hoa Nam.

-----


--> Read more..

Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế phản ứng trước việc CHND Trung Hoa triển khai pháo binh tại biển Hoa Nam


Вьетнам призвал отреагировать на артиллерию КНР в Южно-Китайском море


Kichbu theo ria.ru

Tại biển Hoa Nam Trung Quốc đang tranh chấp với một loạt quốc gia, trong đó có Malaysia, Việt Nam và Philippines, về sở hữu của quần đảo Trường Sa. Căng thẳng đã gia tăng trong thời gian gần đây từ việc Trung Quốc bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo.

MOSCOW, 30 tháng Năm - RIA Novosti. Thứ trưởng quốc phòng Việt Nam, tướng Nguyễn Chí Vịnh đã cảnh báo rằng việc Trung Quốc bố trí các khẩu đội pháo trên đảo nhân tạo thuộc vùng biển tranh chấp ở biển Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu) sẽ dẫn đến làm mất ổn định trong khu vực, và kêu gọi cộng đồng quốc tế  áp dụng các biện pháp.

Giới quân sự oa Kỳ hôm thứ Sáu  đã công bố thông tin tình báo từ các bức không ảnh, trên đó, theo Pentagon xác định, thấy rõ hai bệ pháp di động tại một trong những hòn đảo thuộc khu vực tranh chấp. Các nhà phân tích chỉ ra rằng khẩu đội có thể đe dọa các căn cứ quân sự của Việt Nam ở gần đó.
 


"Nếu điều này thực sự diễn ra, thì đây là dấu hiệu xấu trong tình hình phức tạp ở biển Hoa Nam", - tướng Vịnh nói khi trả lời phỏng vấn hãng Reuters bên lề diễn đàn an ninh ở Singapore. Tướng cũng bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ có biện pháp để ngăn chặn các hành động khiêu khích Trung Quốc. "Tôi luôn luôn hy vọng rằng cộng đồng quốc tế có trách nhiệm cho hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và không bỏ qua những vi phạm luật pháp quốc tế", - Vịnh nhấn mạnh.


Tại biển Hoa Nam Trung Quốc đang tranh chấp với một loạt quốc gia, trong đó có Malaysia, Việt Nam và Philippines, về sở hữu của quần đảo Trường Sa. Căng thẳng đã gia tăng trong thời gian gần đây từ việc Trung Quốc bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo.

Hoa Kỳ đã lên án những hành động của Trung Quốc, bà đang tìm cách tăng cường liên minh chiến lược với các nước tranh chấp với Peking. Còn Trung Quốc cáo buộc Hợp chúng quốc gây tình hình căng thẳng.
Hình minh họa

-----
--> Read more..

Steps


Flag Counter