Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Liên minh kinh tế Á-Âu mở cửa cho Việt Nam

Фото пресс-службы председателя правительства РФ

ЕАЭС открывается для Вьетнама


Irina Dzorbenadze

Kichbu theo: rosbalt.ru

Sau hai năm đàm phán, Việt Nam đã trở thành thành viên của Khu vực Thương mại Tự do (FTA) của Liên minh kinh tế Á-Âu. Đây là lần đầu tiên, nhưng. có lẽ, không phải là nước cuối cùng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhằm hội nhập kinh tế thực sự với EAEC.

Sự tham gia của Việt Nam trong dự án này nói  lên nhiều điều, đặc biệt rằng EAEC, khác với CIS, cần thiết ở cấp quốc tế, và có triển vọng phát triển rất lớn. Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Mông Cổ, Israel, Ai Cập và các nước khác cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc xây dựng khu vực thương mại tự do với Liên minh Âu-Á.

Khu vực thương mại tự do sẽ thực sự mang lại điều gì cho các bên? Trước hết, sự gia tăng lưu thông hàng hóa song phương, bởi cơ chế FTA dự kiến tự do hóa thuế quan, giảm hoặc không đánh thuế nhập khẩu đối với nhiều chủng loại hàng hoá. Nhưng đồng thời các nước tham gia FTA giữ bảo hộ thuế quan đối vị thế hàng hóa để bảo vệ các nhà sản xuất của riêng mình. Theo các chuyên gia, trong điều kiện của FTA lưu thông hàng hóa giữa Việt Nam và các quốc gia Liên minh Á-Âu trong năm 2020 sẽ tăng từ 3,7 tỷ lên đến 10 tỷ dollars.

Có lẽ, hy vọng rằng về thương mại và các dự án đầu tư trong khuôn khổ FTA Việt Nam sẽ hợp tác với Nga quy mô lớn hơn so với các quốc gia khác của EAEC. Theo thông tin ban đầu, tổng giá trị được tạo ra bởi gói đầu tư Nga-Việt của 17 dự án ước tính 20 tỷ dollars. Đặc biệt khi nói về xây dựng nhà máy nhiệt điện bởi ОАО "Inter RАО UES" ở Việt Nam, liên kết xây dựng các nhà máy sản xuất toa xe, các dự án dầu khí ở khu vực ngoài khơi của Nga và Việt Nam, và vân vân…

Ưu tiên hợp tác với Nga được xác định bởi một loạt yếu tố. Thứ nhất, Việt Nam từ lâu đã phát triển các quan hệ kinh tế và thương mại với Nga, và Nga thường xuyên xuất khẩu sang Việt Nam nhiên liệu và nguyên thiên nhiên, vũ khí và nhiều sản phẩm khác. Việt Nam chủ yếu bán các thiết bị điện tử và thực phẩm.

Thứ hai, người khổng lồ dầu mỏ và khí đốt của Nga "Gazprom" và "Rosneft" đã hoạt động tại thị trường Việt Nam ngay cả trước khi xây dựng FTA, còn "Rosatom" dự kiến xây dựng tại đất nước này nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Và đây chưa phải là danh sách đầy đủ hợp tác Nga-Việt cho đến ngày hôm nay.

Vâng, và thứ ba, rõ ràng rằng thị trường Nga lớn hơn so với các đối tác khác của EAEC.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng rồi cả các quốc gia khác trong Liên hiệp Âu-Á cũng sẽ không thua kém. Xuất khẩu của Việt Nam vào Kazakhstan ngày nay chủ yếu là các loại thuốc y tế, trà, thiết bị cho ngành công nghiệp thực phẩm, hải sản, máy tính và phụ kiện của chúng. Danh sách này có thể được mở rộng bằng nguyên liệu chế biến bánh kẹo và ngành công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, mà chúng sẽ được nhập khẩu từ Việt Nam rẻ hơn so với từ Trung Quốc. Còn từ Kazakhstan, Việt Nam nhập amiăng, cán phẩm thép, thiết bị giao thông vận tải. Nhưng ở đây tiềm năng xuất khẩu khá lớn - từ uranium cho năng lượng hạt nhân cho đến lông thú và thiết bị cho ngành công nghiệp khai thác mỏ.

Liên quan đến thêm một quốc gia khác của EAEC - Belarus, thì trong bối cảnh của FTA với Việt Nam hợp tác sản xuất được xem đầy hứa hẹn - các bên có kinh nghiệm tương ứng trong lĩnh vực này thông qua ví dụ  lắp ráp ô tô "MAZ" tại Việt Nam. Về triển vọng của Armenia và Kyrgyzstan, hiện tại thật khó nhận xét.

Việt Nam trong điều kiện của FTA với Liên minh Âu-Á, đáp ứng cho 170 triệu người tiêu dùng, sẽ mở rộng đáng kể thị trường xuất khẩu của mình. Ngoài ra, thương mại tự do với EAEC sẽ giúp cho Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào các nước khác và  bảo vệ nền kinh tế tránh những rủi ro bên ngoài.

Còn đối với Nga và EAEC,  FTA với Việt Nam là cơ hội thương mại và hợp tác mới ngay chính tại Việt Nam, cũng như toàn bộ Đông-Nam Á. Nghĩa là, Việt Nam đang trở thành một loại bàn đạp cho việc thúc đẩy các lợi ích kinh tế và chính trị của Liên minh Âu-Á vào khu vực Đông Nam Á. Và chính đất nước này được xem là thuận lợi cho đầu tư - hiện đang chiếm vị trí thứ 9 trong số 164 quốc gia  trên thế giới về mức độ hấp dẫn đối với  đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Nền kinh tế của đất nước không phải chịu những bất ổn chính trị, phát triển năng động. Chỉ cần lưu ý rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý I năm nay lên tới hơn 6%.


Nhân thể, như thủ tướng Nga Dmitry Medvedev mới đây nói, Liên bang Nga và Việt Nam có thể chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia. Ông nhắc lại rằng Nga và Việt Nam gần mười năm trước đây đã thảo luận về khả năng sử dụng  thanh toán với nhau bằng đồng ruble và đồng Việt Nam, mặc dù sáng kiến này thực tế chưa được triển khai. Có lẽ, trong điều kiện của FTA nó sẽ được xem xét nghiêm túc hơn bởi vì lưu thông hàng hóa giữa các bên sẽ gia tăng rõ rệt, và tích lũy các nguồn dự trữ bằng đồng tiền Nga và Việt Nam sẽ có lợi hơn.


Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông thuộc Viện khoa học Nga Vladimir Mazyrin cũng hoàn toàn cho rằng việc gia nhập của Việt Nam vào FTA của EAEC là "hiện tượng có tính đột phá". "Việt Nam - đối tác chủ yếu và quan trọng nhất đối với Nga trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam còn là một trong những thành viên được tôn trọng và có ảnh hưởng nhất của ASEAN. Đây là tổ chức then chốt trong khu vực. Hôm nay, chúng tôi đã trở lại đây và, rõ ràng, sẽ nhanh chóng chóng tăng cường hợp tác", - ông nói trên Radio Sputnik.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng Việt Nam đã "chọc"  vào khu vực thương mại tự do với EAEC là hơi sớm, bởi vì giữa các nước thành viên của nó luôn luôn xuất hiện những bất đồng liên quan đến cả vấn đề thương mại. Ngoài ra, tình hình kinh tế xấu đi ở Nga đã tác động đến cả các đối tác trong Liên minh Á-Âu, bây giờ làm cho nó kém hấp dẫn hơn. Nhưng đó, có lẽ,  là "nhưng" duy nhất, hơn nữa, đó là chỗ yếu (nếu có chỗ yếu) chỉ đối với Việt Nam.

Trong bối cảnh của chính sách, xây dựng FTA với Việt Nam, Liên minh Âu-Á, đặc biệt là Nga "đã đánh dấu" cho mình thêm một vị trí nữa trong không gian kinh tế-chính trị của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà thái độ đối với Moscow vẫn còn mập mờ. Ví dụ, Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc không tham gia các biện pháp trừng phạt chống Nga, trong khi Nhật Bản đã thực hiện điều đó bất chấp nhiều dự án liên doanh với LB Nga.

Việc xây dựng FTA với Việt Nam có lợi cho Moscow khi Nga dự định tiếp tục con đường của mình vào cái gọi là "Đại Châu Á" thông qua một quốc gia tương đối nhỏ, tuy vậy, là một dạng "cửa ngõ" vào ASEAN. Mà với tổ chức này Moscow đang tìm cách xây dựng hợp tác.


Đồng thời nó sẽ là sai lầm khi cho rằng sẽ dễ dàng quyến dỗ Việt Nam chỉ bởi một cực chính trị - Hà Nội "đang xếp trứng vào những chiếc giỏ khác nhau" một cách thận trọng, và đặc biệt,  vị thế thành viên của nó trong FTA với EAEC khẳng định cả hợp tác song song với Mỹ, EU ASEAN và vân vân… Tức là, tính đa phương của chính sách đối ngoại hoàn toàn cho phép Hà Nội bảo vệ chủ quyền và độc lập.

Dĩ nhiên, có vấn đề, Trung Quốc, mà không chỉ một mình họ,  phản ứng với tất cả điều này như thế nào. Chắc gì Hoa Kỳ đang tìm cách gây ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam mong muốn với sự xích lại gần nhau của nó với EAEC. Thật vậy, cho dù lập trường chủ quyền của Việt Nam như thế nào, về bình diện địa chính trị Việt Nam đang nằm giữa hai "lò lửa": các đồng minh của Hoa Kỳ - Nhật Bản và Hàn Quốc và Trung Quốc. FTA với Liên minh Âu-Á, một mặt, dĩ nhiên, làm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào cả  Trung Quốc, và vào cả Hoa Kỳ, mặt khác - có thể đặt đối tác đầu tiên của EAEC dưới một đòn chính trị. Nhưng đây cũng là " vấn đề nhức đầu" cho chính Việt Nam.

-----

2 nhận xét:

  1. Việt Nam đã trở thành thành viên của Khu vực Thương mại Tự do của Liên minh kinh tế Á-Âu là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta cũng cần chủ động trong việc đảm bảo những lợi thế cũng như khó khăn khi hội nhập. Tránh dẫn đến sự sụp đổ của một số ngành nghề

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tóm lại là cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn khi gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu...

      Xóa

Steps


Flag Counter