Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

40 năm Sài Gòn sụp đổ: cựu binh Liên Xô nói về Việt Nam



 Ветераны Вьетнама
Georgy Yefremov với một trong những chỉ huy sở tại. Việt Nam.1966. (Photo lưu trữ cá nhân)

40 лет падению Сайгона: советские ветераны о Вьетнаме


Kichbu theo: bbc.co.uk

Sự sụp đ của Sài Gòn ngày 30 tháng tư năm 1975 đã dẫn đến thống nhất của Bắc và Nam Việt Nam, và  các chuyên gia quân sự Liên Xô  được phái đến giúp đ người miền Bắc đóng vai trò to lớn trong việc này.

Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã dành cho Việt Nam dân chủ cộng hòa (Bắc Việt Nam) sự viện trợ quân sự quy mô lớn, bao gồm tổ hợp tên lửa phòng không (SAM) S-75.

Tuy nhiên, theo một đại tá về hưu Georgi Efremov, chuyến đi công tác Việt Nam đối với các cố vấn quân sự Liên Xô không được công bố, bởi vậy tại cơ quan lưu trữ của bộ quốc phòng họ đã từ chối cấp giấy chứng nhận  cựu chiến binh cho ông.

Georgy Yefremov, chỉ huy khẩu đội kỹ thuật vô tuyến, phục vụ tại Việt Nam trong những năm 1966-1967s.

Vào tháng Mười hai năm 1965, tôi được cử làm chỉ huy tại Việt Nam trong biên chế của trung tâm huấn luyện gồm hai trăm người.

Khi đến nơi, chúng tôi được điều đến cánh rừng, nơi chúng tôi huấn luyện trong suốt ba tháng (binh lính Việt Nam) sử dụng các hệ thống tên lửa phòng không S-75 (SAM sản xuất hàng loạt đầu tiên, và trang bị cho quân đội ở Liên - bbc).

Sau đó chúng tôi được đưa đến vị trí chiến đấu, 30 km về phía bắc của Hà Nội. Vào tháng Sáu, năm 66 là những cơn mưa xối xả và chúng tôi không lập tức trở lại, đã thực hiện điều này chỉ trong vòng 10 ngày.

Chúng tôi ở dãy Tam Đảo, bởi vì máy bay Mỹ xuất hiện từ đó và bắt đầu ném bom Hà Nội.

Tiểu đoàn S-75 canh giữ 32 nòng. Ngay khi chúng tôi vừa chiếm lĩnh trận địa, ba tốp máy bay Mỹ lướt trên đầu chúng tôi.

"Bộ đội phòng không" bắn hạ một máy bay,phát nổ cách chúng tôi 400 m. Phi công Mỹ nhảy dù, làm bị thương hai sĩ quan Việt Nam, họ đánh đập phi công và đưa về nhà từ ở Hà Nội.

Sau mỗi lần bắn, chúng tôi phải di chuyển vị trí, bởi vì ngày hôm sau người Mỹ bay đến ném bom vào vị trí này.

Chẳng bao lâu chúng tôi được điều đến vùng núi gần với Thái Lan hơn, nơi tiểu đoàn chúng tôi đã bắn rơi hai máy bay "Phantom" của Mỹ (máy bay tiêm kích-ném bom F-4 - bbc).

Chúng tôi quan sát bốn phi công Mỹ đã đáp đất như thế nào, muốn đánh họ như  người Việt Nam, nhưng chúng tôi không được phép tiếp xúc nói chung với người Mỹ. Đó là công việc của người Việt Nam.

Những người mà chúng tôi huấn luyện có trình độ văn hóa lớp 8 hoặc chưa tốt nghiệp đại học. Họ nghiên cứu kỹ thuật thật tuyệt vời, với sự kiên trì như vậy tất cả siêng năng hoàn thành.

Chúng tôi một nguyên tắc: nếu họ ba lần thực hiện bắn thành công, có thể tin tưởng trao cho họ (tên lửa), và chúng tôi tin tưởng họ.

Khi chúng tôi kiểm tra người Việt Nam, ba lần đầu tiên chúng tôi chiến đấu, họ ở sau quan sát xem bắn như thế nào, sau đó chúng tôi đổi vị trí cho nhau. Khi họ đã học được cách bắn, học được cách bắn hạ máy bay, chúng tôi được sử dụng thuần túy như chuyên gia.


"Tôi không tham gia chiến đấu"

Chúng tôi có vai trò lớn nhất (trong chiến tranh Việt Nam). Nói bất thành văn rằng bằng những tên lửa phòng không này đã bắn rơi khoảng 6000 máy bay, sau đó thông báo rằng một nghìn rưỡi.

Dù sao tên lửa của chúng tôi đã bắn rơi một nghìn rưỡi máy bay Mỹ. Chúng tôi luôn luôn di chuyển quanh Hà Nội, không có mảnh đất nhỏ bé nào mà không có hố bom, người Mỹ liên tục ném bom.

Nhưng họ cũng mất mát nhiều người, hơn một trăm nghìn, sau đó họ  buộc phải rút khỏi Việt Nam. Người Mỹ hiểu rằng Việt Nam được bảo vệ.

Đối với chúng tôi, đây là sự giúp đỡ cho nước cộng hòa dân chủ, chỉ là giúp đỡ. Về cuộc chiến tranh trước đây cũng như bây giờ không một lời nói đến cho dù bất kỳ ở đâu.

Tôi đã đến cơ quan lưu trữ của bộ quốc phòng, muốn có được giấy chứng nhận cựu chiến binh, nhưng ở đó nói rằng "ông không (tham gia) chiến đấu".

Chính thức điều này không được tính đến bất kỳ ở đâu. Giúp đỡ - đó là tất cả! Ở đó họ trả cho chúng tôi khá hậu. Vợi tôi ở Bryansk, bởi tôi phục vụ trong trung đoàn Bryansk.

Vợ tôi nhận 220 ruble, còn tôi ở Việt Nam nhận 470 ruble. Từ đó tôi mang (tiền) về.

Tôi bay đến Việt Nam với hàm đại úy, còn ở đó tôi được tiến cử về phòng  tham mưu của quân khu phòng thủ Moscow. Cao hơn hàm thiếu tá trong tiểu đoàn chắc không đến. Như vậy, tôi lập tức vượt đến ba cấp.

Về sự sụp đổ của Sài Gòn, tôi biết được qua báo chí. Suy nghĩ đầu tiên của tôi là tôi làm đã thúc đẩy cho sự thống nhất của Việt Nam, đóng góp một phần nào đó. Đó đất nước anh em đối với chúng tôi.

Tôi đã tham gia 48 lần tiệc chiêu đãi tại Đại sứ quán Việt Nam, nơi chúng tôi thường gặp gỡ với các đồng chí. Với sự giúp đỡ của chúng tôi, Sài Gòn thống nhất với Hà Nội, tức là, phía nam với Bắc Việt Nam. Liên Xô đã cứu Việt Nam, và bây giờ đất nước này đang trên đà phát triển, thậm chí vượt cả  chúng tôi.

Valery Georgievich Nekrasov, kỹ sư-đo lường học, phục vụ tại Việt Nam trong những năm 1968-1969s.

Tôi đã yêu cầu chỉ huy phái tôi đến Việt Nam, đó là nguyện vọng của tôi. Tôi đến đó vào năm 68 và ở đó gần một năm.

Bay đến vào tháng Ba, thời tiết rất ẩm ướt và lạnh, chúng tôi mặc áo ấm, áo sơ mi flannel, áo len và áo cổ cao. Luôn có ai đó bay đi, có ai đó bay đến.

Họ bố trí tôi tại khu B, cách Hà Nội khoảng 20 km. Chúng tôi làm việc trong các đơn vị phòng không, tôi giải quyết các vấn đề đo lường, lắp đặt các thiết bị để chúng cho biết tất cả đều đúng, chúng tôi sửa chữa và sửa đổi các tên lửa phòng không đã bắn hạ (máy bay Mỹ).

Chúng tôi đi khắp các trung đoàn, tiểu đoàn. Có lần chúng tôi đến một trung đoàn, chia nhau đến các cabin, tiến hành kiểm tra, sau đó họp lại và mỗi người báo cáo quan sát của mình về kỹ thuật.

Mọi người hiểu rằng tên lửa (SAM) không sẵn sàng chiến đấu, nghĩa là không thể bắn chúng, và trưởng nhóm của chúng tôi đã nói cho chỉ huy tiểu đoàn về điều đó.

Nhưng vị chỉ huy trả lời: "Tôi hiểu rằng tên lửa chưa sẵn sàng chiến đấu, nhưng tối qua chúng tôi đã bắn hạ người Mỹ".

Những yêu cầu thực tiễn và kỹ thuật của chúng tôi đã không phù hợp như vậy, nếu xét theo tất cả các quy tắc lý thuyết, tên lửa chưa sẵn sàng để bắn, nhưng nó đã có thể bắn và bắn hạ.

Khi tôi bay đến, ở đó đúng  là thời kỳ tên lửa của chúng tôi bắt đầu bị rơi, bởi người Mỹ đã bắt đầu gây nhiễu kênh phản hồi.

Điều này hoạt động như thế nào? Trạm phát đi xung lực, còn tên lửa đáp lại và cho thấy "tôi ở đây". Và họ đã đặt nhiễu theo kênh này, tên lửa không nhận thấy trạm, vì thế nó bị rơi.

Người của chúng tôi bắt đầu điều chỉnh kênh  phản hồi theo tần số. Mãi đến mùa hè từ Liên Xô mới gửi đến các thiết bị cần thiết, tôi đã đi khắp Việt Nam và điều chỉnh lại.
 Участники войны во Вьетнаме

Binh sĩ Liên Xô và Việt Nam trao đổi ảnh cho nhau. Còn bây giờ họ luôn đến thăm nhau

"Phi công của chúng ta đã ở đó"

Chúng tôi không mang theo mình bất kỳ vũ khí nào. Tại mỗi trung đoàn có nhóm biên chế cấp trung đoàn 10 người với những chuyên gia ngành nghề khác nhau.

Người Việt Nam - rất dũng cảm, họ biết cách làm việc, nhưng họ cần sự giúp đỡ của chúng tôi. Người dân địa phương xử sự với binh lính Xô Viết rất thân thiện.

Nếu không có những người lính của chúng tôi, chắc họ không có những kết quả này. Bắn rơi đến ngần ấy máy bay bằng tên lửa, pháo cao xạ, là không thể, còn phi công dù sao không tốt lắm. Buộc họ phải ăn thịt, bởi vì trên máy bay rất căng thẳng và họ bị ngất.

Người của chúng tôi đã bay ở đó, nhưng tôi không biết, tôi không tiếp xúc với họ, với những phi công của chúng tôi, nhưng họ đã ở đó. Tôi không biết, họ ở đó với tư cách nào, nhưng không phải là người lính.

Cho dù không phải là người lính, chúng tôi như chuyên gia. Tôi, chẳng hạn, là cố vấn trực thuộc chỉ huy bộ phận đo lường của Việt Nam

Người của chúng tôi bắn rơi những máy bay đầu tiên. Các trung đoàn hoàn chỉnh của chúng tôi được điều đến đó, và người Việt Nam đứng bên cạnh và xem, sau đó người Việt Nam ngồi vào vị trí chiến đấu, còn chúng tôi đứng phía sau và nhắc nhở.

Sau đó số lượng (bính sĩ Liên Xô) giảm dần, và đến mức mỗi trung đoàn chỉ còn lại  mười người của chúng tôi. Thực tế chúng tôi không tham chiến, mà giúp đỡ chiến đấu, và bị ném bom.

Tôi không báo giờ tiếc nuối đã đến Việt Nam, mặc dù rất muốn về nhà.

Khi tôi trở về, tôi được điều đến ban đặc biệt 01, nghiên cứ các vấn đề áp dụng chiến đấu, huấn luyện chiến đấu và sử dụng tên lửa phòng không xuất khẩu ra nước ngoài.

Việt Nam, Đức, Ba Lan, Romania, Nam Tư, Indonesia, Ấn Độ - đến tất cả các nước nơi có vũ khí của chúng tôi. Cung cấp SAM cho Việt Nam tăng lên, sau đó chuyển cả tên lửa  S-125, loại nhỏ, bắn tầm thấp.

Những người Trung Quốc muốn cho thấy tên lửa của Liên Xô khiếm  khuyết đã thọc gậy bánh xe.

Vào năm 1975, vào thời điểm sụp đổ của Sài Gòn, tôi phục vụ tại quân khu phòng không Moscow. Bây giờ khi chủ tịch Việt Nam thăm Nga, chúng tôi luôn được mời đến đại sứ quán, nói về vai trò to lớn của Liên bang Xô Viết trong những sự kiện đó.


-----

1 nhận xét:

  1. Tình cảm của các bạn quốc tế giành cho Việt Nam, nó cũng giống như tình cảm của Việt Nam giảnh cho 2 nước đông dương còn lại. Đó là tình anh em, tình đồng chí, tình đồng hữu và chung lý tưởng

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter