Тихие американцы
Аnton Stvetov
Kichbu theo: Lenta.ru
Không thể giành chiến
thắng với Việt Nam bằng bom đạn và napalm, Hoa Kỳ đã trở lại đầu tư và viện trợ quân sự.
Năm nay đánh dấu 40 năm kết thúc Chiến tranh Việt
Nam. Trong thời gian này, quan hệ giữa Washington và Hà Nội đã có bước ngoặt
lớn. Các cựu thù từng không ngại sử dụng bất kỳ phương tiện nào trên chiến
trường, bây giờ nhìn nhau như những đồng
minh. Trong mức độ nào đó việc gia tăng sức mạnh của Trung Quốc là nước mà cả
Việt Nam và Hoa Kỳ lo ngại đã thúc đẩy đến tình hình như vậy. Tuy nhiên, cũng
có những yếu tố khác cho phép quan hệ Mỹ-Việt có tư cách chính thức của một
"quan hệ đối tác toàn diện".
Ngày 26 tháng Mười năm 1967, tên lửa
của Việt Nam bắn rơi một máy bay ném bom của Mỹ do thiếu tá Hải quân Mỹ John
McCain điều khiển. Nhảy dù ra khỏi cabin, ông bị gãy cả hai tay và không thể
đưa tay lên đầu. Năm năm rưỡi tiếp theo ông là tù binh, bạc cả tóc và hai lần toan
tự tử và ký vào một số tuyên bố chống Mỹ.
John McCain tù binh Việt Nam. Năm 1967. Photo: AP
20 năm sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, John McCain cùng với một cựu
chiến binh khác của cuộc chiến tranh đó, John Kerry trở thành một trong những cha
đẻ cho bình thường hóa quan
hệ của Washington và Hà Nội. Và 20 năm
sau, 19 tháng Năm năm 2015, tại phòng họp của Thượng viện, ông bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất cá da trơn của
Việt Nam, chống những người vận động hành lang từ phía Nam của Mỹ. Thật kỳ là
sau 40 năm, Việt Nam và Hoa Kỳ từ là những kẻ thù không đội trời chung, không
tiếc bất kỳ phương tiện nào trên chiến trường và trong tù ngục, gần như biến
thành một cặp đôi thú vị nhất ở phía tây Thái Bình Dương. Hôm nay, toàn bộ khu
vực chăm chú dõi theo điệu nhảy của họ.
Trong khi Liên Xô suy yếu và sụp đổ, và cùng với nó là toàn bộ Khối Đông Âu, đảng Cộng sản cầm
quyền ở Việt Nam nhận ra rằng đất nước
không thể tồn tại đơn độc. Năm 1990, quan hệ ngoại giao bị phá vỡ sau chiến tranh biên giới năm 1979
đã được nối lại với Trung Quốc, và vào năm 1995 đến lượt Hoa Kỳ. Các cuộc tiếp
xúc theo hướng khắc phục di sản nặng nề của chiến tranh đóng vai trò không nhỏ
trong quá trình bình thường hóa quan hệ: đó là việc tìm kiếm hài cốt của những
người lính tử trận, thu thập và trao đổi thông tin về tù nhân chiến tranh và
người mất tích.
Từ một xuất
phát điểm thấp giữa những năm 1990s, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát
triển rất nhanh, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Sự xích lại bền vững với
Washington đã giúp Hà Nội tốt hết chỗ nói - tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và định hướng xuất
khẩu đòi hỏi tiếp cận thị trường tiêu thụ, hỗ trợ phát triển và hội nhập nhanh
chóng vào các chuỗi sản xuất toàn cầu.
Nhưng những thay đổi về chất bắt đầu xảy ra trong năm năm gần đây. Quan ngại bởi sự phát triển nhanh chóng của Trung
Quốc, từ đầu những năm 2010s, Hoa Kỳ đã bắt đầu tái cân bằng chính sách đối
ngoại của mình, ngày càng chú ý nhiều hơn vào khu vực Đông-Nam. Trong
bối cảnh rất khó khăn về ngân sách, "những bàn tay cuả kẻ khác" - những đối tác truyền thống và mới của người
Mỹ gần như đang đóng vai trò chính trong quá trình này. Sự ủng hộ của các đối
thủ cạnh tranh của CHND Trung Hoa cho phép ít phải làm Peking khó chịu hơn bởi
sự hiện diện quân sự trực tiếp, và gián tiếp tiết kiệm được sức lực và kinh
phí.
Hơn nữa, Việt Nam một người bạn mới trong bố cảnh của hai người bạn cũ -
Thái Lan và Philippines - trông có lợi hơn. Năm 2014 cho thấy tình hình chính
trị Thái, có lẽ, quá tự do. Các cuộc đảo chính nhà nước thường xuyên làm cho
Bangkok trở thành đối tác khó tiên đoán, nhưng vì giới quân sự đang nắm quyền,
quan hệ hữu nghị của Hoa Kỳ và Thailand trở nên không được thuận lợi về mặt
danh tính. Tại Philippines, tình hình chính trị rõ ràng ổn định hơn nhiều,
nhưng vị trí của quốc đảo, khả năng
phòng thủ thấp, và gần như hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chiến đấu làm giảm đáng
kể tầm quan trọng chiến lược. Đừng quên rằng Manila và Bangkok vẫn chưa thể
giải quyết các vấn đề của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trên lãnh thổ của họ.
Ngược lại, những lợi thế của Việt Nam thật ấn tượng. Một đội quân lớn và
giàu kinh nghiệm được kiểm soát tốt bởi chính phủ dân sự và đảng. Vị trí đất
liền giáp giới với các khu vực phát triển nhất của Trung Quốc. Chiều dài bời
biển với những cảng nước sâu, trông ra biển Hoa Nam (biển Đông-Việt Nam - Kichbu), mà hơn một nửa buôn bán hàng hải
quốc tế đi qua đó. Môi trường chính trị và xã hội ổn định. Triển vọng tươi sáng
cho sự phát triển kinh tế. Vì tất cả những điều này, phía Mỹ đã sẵn sàng bỏ qua
sự độc quyền chính trị của đảng CS, hạn chế tự do ngôn luận, hội họp, tín
ngưỡng và sự thiếu phát triển của các quy định về cơ chế thị trường.
Dĩ nhiên, Hà Nội lấy làm hài lòng với sự quan tâm
như vậy của Washington. Việt Nam đang bước vào nột giai đoạn phát triển, khi những thành công của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cần được
cũng cố bằng những bước nhảy về chất trong mô hình quản lý để không bị mắc vào cái bẫy phát triển trung
bình. Hơn nữa, sự cần thiết để
đảm bảo tăng cường ảnh hưởng chính trị khu vực
hợp lý và bảo vệ chống
lại những tham vọng tiềm năng từ gả hàng xóm không lồ phía bắc.
Trong tình hình này, sự xích lại gần nhau với Hoa
Kỳ mang lại cho Việt Nam rất nhiều điều. Sau một loạt bê bối lớn hé lộ ra rằng
các tập đoàn nhà nước của Việt Nam đã đầu tư tiền vay giá rẻ và các vào các tài sản ngoài ngành. Cùng với tham nhũng điều này đã dẫn
đến những lãng phí nghiêm trọng và kém hiệu quả - hai phần ba đầu tư của nhà
nước cho khu vực công, và đồng thời nó chỉ sản xuất được phột phần ba GDP. Phương
pháp cơ bản để giải quyết vấn đề - tư nhân hóa các công ty như vậy, nhưng thị
trường vốn trong nước ở Việt Nam là quá nhỏ để đảm bảo doanh nghiệp hóa thành
công, đặc biệt xét đến tình trạng bấp bệnh của nhiều tập đoàn. Thiếu nguồn vốn
nước ngoài sẽ rất khó khăn để bán cho các công ty tư nhân những tập đoàn như
Vinalines - người hậu cần khổng lồ, trong trị giá tiền tỷ của nó nợ chiếm hơn
560 triệu dollars.
Nhưng thú vị nhất là sự xích lại gần nhau của Hoa Kỳ và Việt Nam trong lĩnh vực quân
sự-chính trị. Cùng với Philippines, Việt Nam - một trong các bên tham gia tích
cực nhất trong các tranh chấp lãnh thổ với CHND
Quốc Hoa ở biển Hoa Nam (hoặc,
người Việt Nam gọi "Biển Đông"). Trong những năm gần đây, Peking, xem
vùng biển này là khu "lợi ích căn
bản" riêng của họ và bắt đầu ráo riết thể hiện quyền chủ quyền của họ bằng
những động thái rộng khoát và khiêu khích lớn. Chẳng hạn, họ áp dụng lệnh cấp
đánh bắt cá tại vịnh Bắc Bộ/Donkin, ra lệnh cho cảnh sát biển phạt và bắt giữ
tàu thuyền đánh cá của bất kỳ quốc gia nào. Hoặc gài đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam giàn
khoan và bảo vệ nó bằng cả một phi đội tàu bè. Năm nay, cách thức tao nhã hơn
của CHND Trung Hoa để xác định ảnh hưởng của họ tại biển Hoa Nam đã thu hút sự
quan tâm đặc biệt: việc xây dựng và củng cố các công trình nhân tạo trên các
hòn đảo và rạn san hô. Người ta cho rằng sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng cần
thiết, Trung Quốc có thể thiết lập khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên
các căn cứ này, tương tự như ở biển Hoa Đông.
Binh lính Hải quân Hoa Kỳ đang nghiên cứu dữ liệu liên quan việc Trung Quốc xây dựng trên đảo đá ngầm Cross Fire. Photo: US Navy / Reuters 1/2
Trên thực tế, không ai có thể nói chính xác các
nguồn tại nguyên thiên nhiên ở biển Hoa Nam nhiều như thế nào - lập luận này
dần dần được gác lại phía sau. Nhưng về tầm quan trọng về mặt logistic của vùng
biển này thì ít ai nghi ngờ. Chỉ kẻ lười nhác mới không nhận ra rằng một nửa thương mại hàng hải quốc tế và hai phần ba các
nguồn cung cấp năng lượng đi qua những con đường giao thông này. Không chắc,
trong trường hợp chiến thắng "giả định", CHND Trung Hoa sẽ đóng cửa
biển này, - cuối cùng, chính Trung Quốc cũng cần một phần lớn hàng cung cấp.
Người Mỹ lo ngại điều khác. Washington giải thích tự do hàng hải là cơ hội tàu
thuyền tự do đi lại kể cả tàu quân sự, đi qua các khu đặc quyền kinh tế của các
quốc gia khác. Peking, hiện tại không "hạm đổi biển mở" phát triển,
thích tự do như thế, nói nhẹ, là không chặt chẽ.
Các tiếp cần của
Hoa Kỳ tại
Biển Đông - một yếu tố quan trọng nhằm kiềm chế CHND Trung Hoa. Nếu biển này có
thể với cách gọi phổ biến hiện nay có
quyền được xem là "sân sau" của Trung Quốc, thì đối với Việt Nam
đó - cổng trước. Dĩ nhiên, nói về khả
năng của Hà Nội đối đầu với Peking trong trường hợp xung đột quân sự công khai
không xảy ra, Nhưng để nâng cao những chi phí của Trung Quốc, Việt Nam hoàn
toàn có khả năng. Và chính xác là Hoa Kỳ có thể hỗ trợ để khắc phục vấn đề này.
Sự tham gia tích cực của Washington trong chủ đề biển Hoa Nam bắt đầu vào
năm 2010 khi Hillary Clinton tuyên bố rằng tự do hàng hải, cũng như an ninh và
ổn định trong khu vực này thuộc về nhóm những lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Tuy
nhiên, cần thiết phải nói rõ thêm: Hợp
chúng quốc một bên nào đơn phương trong tranh chấp về quyền sở hữu các quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự quan tâm qua lại của Hoa Kỳ và Việt Nam góp
phần thúc đẩy tăng tốc xích lại gần giữa hai nước. Trong năm 2013, mối quan hệ
của họ đã nhận được vị thế "quan hệ đối tác toàn diện". Ở cấp độ diễn
đàn, điều này có nghĩa rằng không có lĩnh vực nào đóng cửa đối với tương tác
của họ. Trong năm 2014, đột phá đã được thực hiện trong các lĩnh vực chiến
lược: rút bớt lệnh cấm vận cung cấp vũ khí chiến đấu Việt Nam và hiệp định cho
phép các tập đoàn của Mỹ bán thiết bị cho nhà
máy điện hạt nhân được chấp thuận bởi Ủy ban liên quan của Thượng viện. Tuy vậy phía Việt Nam trươc hết yêu cầu
dỡ bỏ hoàn toàn lện cấm vận quân sự, - bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh cho
rằng, quan hệ giữa hai nước không thể được xem là bình thường, trong khi lệnh
cấm còn hiệu lực.
Trong năm 2015, thêm một sự kiện quan trọng trong quan hệ song phương sẽ diễn ra: chuyến thăm dự kiến tới
Washington của tổng bí thư Ủy ban trung ương Đảng
CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Đây sẽ là lần đầu tiên một tổng bí thư của Việt Nam sẽ đến Hoa Kỳ.
Hiện tại chưa rõ vấn đề lễ tân sẽ được giải quyết như thế nào:
Barack Obama không
hoàn toàn thuận tiện để tiếp tại Nhà Trắng một người mà theo khái niệm của Mỹ không phải là
người đứng đầu nhà nước, mà chỉ là lãnh đạo của
một đảng.
Nhà lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, 18 tháng Năm 2015. Photo: Kham/Reuters
Trở ngại hình thức này - chỉ là đỉnh tảng băng trôi của
các vấn đề đang tồn tại hiện nay trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Các nhà
hoạt động nhân quyền tại Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam đang chuyển động quá chậm
trên con đường phát triển dân chủ và tôn
trọng nhân quyền, và không phải khuyến khích nó bằng mở rộng hợp tác. Những cái
đầu nóng đôi kho đề xuất đặt vấn đề phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự phụ
thuộc trực tiếp vào tiến bộ của ban lãnh
đạo Việt Nam trong lĩnh vực nhạy cảm này.
Phương pháp này không thể không gây nên mối quan ngại ngay cả trong hàng
ngũ của ĐCS Việt Nam. Những người được xem là bảo thủ cho rằng mục đích chiến
lược của những hành động của Washington (hoặc, ít nhất, là nhiệm vụ trước mắt) trong quan hệ với Biệt Mam là xóa bỏ
sự động quyền của ĐCS Việt Nam về quyền lực và "diễn biến hòa bình"
của chế độ chính trị tiếp theo trong nước. Những nhóm ảnh hưởng này lo sợ sự
xích lại gần nhau với Hoa Kỳ làm Trung Quốc tức giận, là nước hiện đang là đối
tác gần gũi nhất cảu Việt Nam.
Không mong muốn của cả Hà Nội và Washington
cãi cọ với Peking - một hạn chế lớn cho tái
lập quan hệ Việt-Mỹ. Đồng
thời, nên hiểu rằng ngay cả khi không có "yếu tố Trung Quốc"
cũng có những nguyên nhân mà vì chúng không mootjj bên nào sẵn sàng hòa nhập
thành đồng minh. Hoa Kỳ không cần thêm một liên minh
quân sự, có khả năng lôi kéo họ vào xung đột quân sự khu vực, còn đối
với Hà Nội, tăng cường quan hệ với Washington - chủ yếu là một cách
để kiếm tiền và nâng cao vị thế
của mình trong các cuộc đàm phán
với Trung Quốc, kiếm
một số lượng tối đa các con bài.
Tất cả điều này nhắc lại sơ đồ kinh điển cân bằng quyền lực. Việt Nam chỉ có thể duy
trì (hoặc tìm kiếm) một đường
lối ngoại giao độc lập nếu có quan hệ
chính trị và kinh tế với cả CHND Trung Hoa và với cả Hoa Kỳ. Chỉ có như thế
Việt Nam mới có thể mặc cả lợi thế của mình đối với cả hai bên. Ai đó gọi điều
này là buôn bán, còn người khác - tính thực dụng, mà thiếu nó những quốc gia
nhỏ đơn giản không thể tồn tại.
Vì vậy, chẳng có gì phải ngạc nhiên khi thoạt nhìn váo sự xích lại gần nhau bất
thường như vậy của Việt Nam và Hoa
Kỳ?
Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai
là một hiện tượng
tiêu biểu trong nửa sau của thế
kỷ XX - cuộc
đụng độ đẫm máu một ý thức hệ này chống lại ý thức hệ
khác. Sự phát triển hiện nay của quan hệ đối tác Mỹ-Việt - đó là cách thể hiện tiêu biểu ít nhiều
của một thế giới đa cực đang hình thành trong mắt chúng ta. Không có gì hiện
đại hơn lợi ích quân tộc, và không có gì cổ xưa hơn tìn hữu nghị và sự thù địch.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét