Попытки США и Китая избежать войны зашли в тупик
Kichbu theo: fondsk.ru
Cùng tồn tại không
xung đột của một Trung Quốc hùng
mạnh
và Hoa
Kỳ đang tìm kiếm ưu
thế vĩnh viễn tại châu Á đang là một vấn đề lớn; các siêu cường đang phải đối mặt với những thời kỳ rất khó khăn, nhà bình luận của tạp chí Financial Times Philip Stephens
cho hay.
Hình thái trật tự thế giới của
thế kỷ XXI, nhà phân tích
cho biết, đa phần sẽ phụ
thuộc vào bản chất của mối quan hệ qua
lại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nguyên
tắc quyết định của nó là tam đoạn - hợp tác, cạnh tranh và xung đột. Hai giai đoạn đầu
tiên mâu thuẫn với nhau, nó dẫn đến giai đoạn thứ ba mà trước đó
không được nhiều chuyên gia xem xét nghiêm túc - xung đột.
Peking tuyên bố rằng trong thị kiến trật tự thế giới của họ không có chỗ
cho những ý đồ xâm lược, nhà bình luận của FT viết. Một trong những nhiệm vụ của Trung Quốc - xác định
các thông số của an ninh khu vực. Điều này không có nghĩa rằng Trung Quốc có kế
hoạch đánh bật Hoa Kỳ ra
khỏi khu vực Đông Á trong năm nay hoặc năm tới, nhưng Peking đang cố gắng thu
hút sự chú ý đến việc rằng
các quan điểm của Washington, mà
trên cơ sở đó Hoa Kỳ xây
dựng chính sách ở châu Á, đã lỗi thời.
Theo nhà phân
tích, sẽ đến lúc khi châu Á có
chủ quyền hơn trong việc giải quyết các vấn đề địa chính trị, và, có lẻ, Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng nhất ở đây. Washington trong tư cách là một trong những đối thủ chủ chốt trong khu
vực sẽ phải từ bỏ "tư duy cũ", cụ thể là mô hình thiết lập các liên minh song phương đang diễn ra ngay từ thời chiến tranh
lạnh.
"Washington từ bỏ xem một Trung Quốc đang trổi dậy như một đối
thủ tương sức", - Stevens cho biết. Bằng chứng cho luận điểm này là một nghiên cứu của Hội đồng về quan hệ quốc tế có uy tín của Hoa Kỳ, trong đó
các nhà phân tích mô tả tổng
quát chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Á và
nhấn mạnh mục đích
chính của Washington - ủng hộ ưu thế của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Á, điều
này không có nghĩa bình đẳng với Trung Quốc trong vấn đề địa chính trị
trong khu vực. Tính chính
danh “ưu thế” của Hoa Kỳ trong khu vực Thái Bình Dương bị
chi phối bởi mong muốn của một
số nước duy trì vị thế của
Washington trong sự đối trọng
với Trung Quốc. Đồng thời nhiều đối thủ trong khu vực muốn
xem Trung Quốc là một siêu cường châu Á duy nhất đáp ứng các lợi ích kinh tế của họ.
"Hoa Kỳ, đang tìm kiếm
ưu
thế vĩnh viễn, có thể dẫn đến một cuộc đụng độ (với Trung Quốc). <...> Phukidid,
chắc là, sẽ có thể nói rằng tất cả
điều này chắc chắn sẽ dẫn đến
xung đột. Các nước
còn lại có thể hy vọng rằng lịch sử đã từ
bỏ xu hướng thiết yếu ngay từ thời chiến tranh Peloponnesian. Hiện nay không một bên nào trong các
bên muốn "chiến tranh lạnh", đó là chưa nói đến các
vụ đụng độ
vũ trang. Tuy nhiên, thời gian khó khăn sẽ đến. Lối thoát tốt nhất ở đây có thể là một
nền hòa bình tương đối lạnh", - nhà bình luận của Financial Times tổng kết.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét