Забытые реалии Второй мировой войны
Victor Davis Hanson
Kichbu theo: inosmi.ru
Bảy mươi năm trước đây, ngày 8 tháng Năm, Chiến tranh thế giới II đã kết thúc ở châu Âu - một cuộc xung đột
khủng khiếp, mà về nó các nhà sử học vẫn còn tranh cãi đến khản cả tiếng.
Hơn 60 triệu người
chết. Trong số đó gần 50 triệu ở Đông Âu, Liên Xô và Trung Quốc.
Quốc
gia Liên Xô
trước chiến tranh trong những năm 20s và 30s của thế kỷ trước đã tiêu
diệt khoảng
20 triệu dân của mình do những cuộc thanh trừng, lưu đày, tập thể hóa, "các nạn đói" và các
tội án. Sau đó, họ mất gần 25 triệu
binh sĩ và thường dân trong cuộc chiến chống lại quân đội Đức trên mặt trận
phía Đông. Nước Đức Hitler vào cuối năm 1942 chiếm đóng gần một triệu dặm vuông
lãnh thổ Liên Xô.
Cuối cùng, ba
phần tư tổn thất của Đức trong Chiến tranh thế giới
II - vì Hồng
quân Liên Xô, nhưng vì điều này đã phải trả khoảng chín triệu mạng sống của những người
lính của mình. Tuy nhiên, sự thất bại của các nước liên minh Hitler bởi các
nước đồng minh có uẩn khúc phức tạp hơn
nhiều so với sự hy sinh anh dũng của người lính Xô Viết
có giá trị lịch sử lâu dài.
Chiến tranh thế giới II bắt đầu phần lớn
vì rằng Liên Xô
đã cam kết với Hitler rằng hai cường
quốc có thể chia Ba Lan theo cách đối tác. Sau khi Hitler đảm bảo an ninh hậu
phương của mình, ông rảnh tay để tiến hành cuộc đấu tranh trên
một mặt trận chống lại các nền dân chủ Tây Âu.
Liên Xô tham
chiến vào tháng Sáu năm 1941 chỉ
sau khi bị Hitler khéo léo
đánh lừa. Trước cuộc xâm lược bất
ngờ của Đức, Liên Xô đã cung cấp cho Đức một số lượng lớn nhiên liệu, thực phẩm và kim loại để giúp Đức ném bom vào Anh và buộc Anh phải đầu hàng. Với quan điểm hoàn toàn thực tiển, Nga là
đồng minh hữu ích nhất của phát xít Đức.
Nhà độc tài Xô Viết lá mặt lá
trái Joseph Stalin vừa đánh vừa
ký hiệp ước không tấn công với mỗi nước trong Trục các nước - Đức, Italia và Nhật
Bản. Ngược lại, Hoa Kỳ - cường quốc quân sự mạnh duy nhất không tham chiến cho đến
khi chưa bị tấn công công trực tiếp.
Cuộc chiến tranh ở châu Âu đã giành chiến thắng không chỉ nhờ máu đổ của những người lính Xô Viết. Khi Chiến tranh thế giới II bắt đầu, Hoa Kỳ theo đuổi lập trường biệt lập, trong khi Liên Xô - hợp tác với địch. Sau sự sụp đổ của Pháp vào tháng Sáu năm 1940, Vương quốc Anh cho đến tháng Sáu năm 1941 vẫn một mình chống chọi với một đế quốc Quốc xã rộng lớn trải dài từ Bắc cực tới sa mạc Sahara. Nhờ nhà lãnh đạo kiên cường của mình, thủ tướng Vương quốc Anh Winston Churchill, nhờ lực lượng không quân và hải quân xuất sắc, thậm chí trước một kẻ thù số lượng vượt trội, bị cô lập và bị ném bom, Anh quốc vẫn bất khả chiến bại.
Cuộc chiến tranh ở châu Âu đã giành chiến thắng không chỉ nhờ máu đổ của những người lính Xô Viết. Khi Chiến tranh thế giới II bắt đầu, Hoa Kỳ theo đuổi lập trường biệt lập, trong khi Liên Xô - hợp tác với địch. Sau sự sụp đổ của Pháp vào tháng Sáu năm 1940, Vương quốc Anh cho đến tháng Sáu năm 1941 vẫn một mình chống chọi với một đế quốc Quốc xã rộng lớn trải dài từ Bắc cực tới sa mạc Sahara. Nhờ nhà lãnh đạo kiên cường của mình, thủ tướng Vương quốc Anh Winston Churchill, nhờ lực lượng không quân và hải quân xuất sắc, thậm chí trước một kẻ thù số lượng vượt trội, bị cô lập và bị ném bom, Anh quốc vẫn bất khả chiến bại.
Hợp chủng quốc tham chiến ngay sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng, liên minh Trục
của các nước đã chịu thất bại ở mức độ đáng kể. Mỹ đã huy động 12 triệu công
dân của mình nhập ngũ - Liên Xô cũng kêu gọi khoảng cùng một số lượng như vậy,
mặc dù dân số Hoa Kỳ lúc đó ít hơn khoảng 40 triệu người.
Sản xuất quân sự ở Hoa Kỳ đã đạt hiệu suất đáng kinh ngạc. Tại một nhà máy lớn ở bang Michigan sản lượng sản xuất đã đạt kết quả rất lớn - một máy bay ném bom hạng nặng B-24 mỗi giờ. Một nhà máy đóng tàu có thể sản xuất hàng loạt tàu buôn đại dương Liberty - một đơn vị - từ số không đến trạng thái sẵn sàng hoàn chỉnh trong một tuần.
Chỉ trong bốn năm Hoa Kỳ đã tổ chức sản xuất được số máy bay nhiều hơn tất cả các cường quốc lớn tham gia chiến tranh gộp lại. Đức, Nhật Bản, Italia và Liên Xô không thể chế tạo được một phiên bản thành công của máy bay ném bom hạng nặng bốn động cơ. Người Mỹ, ngược lại, đã sản xuất được 34 nghìn máy bay B-17, B-24 và B-29 tuyệt vời.
Sản xuất quân sự ở Hoa Kỳ đã đạt hiệu suất đáng kinh ngạc. Tại một nhà máy lớn ở bang Michigan sản lượng sản xuất đã đạt kết quả rất lớn - một máy bay ném bom hạng nặng B-24 mỗi giờ. Một nhà máy đóng tàu có thể sản xuất hàng loạt tàu buôn đại dương Liberty - một đơn vị - từ số không đến trạng thái sẵn sàng hoàn chỉnh trong một tuần.
Chỉ trong bốn năm Hoa Kỳ đã tổ chức sản xuất được số máy bay nhiều hơn tất cả các cường quốc lớn tham gia chiến tranh gộp lại. Đức, Nhật Bản, Italia và Liên Xô không thể chế tạo được một phiên bản thành công của máy bay ném bom hạng nặng bốn động cơ. Người Mỹ, ngược lại, đã sản xuất được 34 nghìn máy bay B-17, B-24 và B-29 tuyệt vời.
Đến
năm 1944,
Hải quân Hoa Kỳ trở thành lớn nhất trong lịch sử
của nền văn minh. Số tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ đã vượt quá 6 nghìn đơn vị.
Chương trình chế tạo máy bay ném bom hạng nặng B-29 và bom nguyên tử đầu tiên
(Dự án Manhattan) với tổng trị giá hơn 50 tỷ dollar theo thời giá hiện nay.
Mỹ đưa quân đến
tất cả các đảo ở Thái Bình Dương,
cũng như đến Bắc Phi, Italia và Tây Âu. Hợp chúng quốc tiến hành đồng thời hai chiến
dịch ném bom Đức và Nhật Bản,
và tại cùng một
thời điểm tiến hành trận đánh trên và dưới nước chống
lại tất cả các
cường quốc của phe Trục.
Đồng thời, Hợp
chúng quốc đã cung cấp cho Liên Xô 400 nghìn xe tải cỡ lớn, 2 nghìn đầu máy xe lửa, 11 nghìn toa xe, cũng như máy bay, xe tăng, quần áo và
các nguồn lực chiến lược quan trọng khác
trị giá hàng tỷ dollars. Đến giai
đoạn 1943-1944, khoảng 20% đạn dược của Vương quốc Anh được đảm bảo bằng nguồn cung cấp từ Hoa Kỳ.
Nếu mức độ của một thành công quân sự được xác định bởi chiến thắng nhanh chóng và tiêu diệt kẻ thù với tổn thất về người và vật chất-kỹ thuật ít nhất, thì Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh thành công.
Nếu mức độ của một thành công quân sự được xác định bởi chiến thắng nhanh chóng và tiêu diệt kẻ thù với tổn thất về người và vật chất-kỹ thuật ít nhất, thì Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh thành công.
Trong số các cường quốc chỉ có Hoa Kỳ không bị
ném bom thường xuyên. Lãnh thổ
của họ trong chiến tranh không
bao giờ bị xâm chiếm. Tuy nhiên,
các 400 nghìn người chết là cái giá
khủng khiếp của chiến thắng.
Hợp chúng quốc đã mất tỷ lệ phần trăm dân số nhỏ nhất trong số tất cả
các cường quốc lớn.
Đến cuối năm 1944,
súng trường M1
của Mỹ, máy
bay ném bom hạng nặng B-29, máy bay chiến đấu P-51 Mustang, các tàu ngầm lớp "Gato" tàu sân
bay Essex-class và thiết
giáp hạm Iowa là tốt nhất
về chủng loại này.
Mỹ sẽ không thể
chiến thắng trong Chiến tranh thế giới II một cách đơn độc. Nhưng thiếu Hoa Kỳ,
chiến tranh chống liên minh phát xít đã có thể thua cuộc.
Victor Davis Hanson
- nhà sử học tại Học
viện Hoover thuộc Đại học Stanford
Nguồn tiếng Anh: The forgotten realities of World War II
Nguồn tiếng Anh: The forgotten realities of World War II
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét