Китай готов вместе с РФ защищать историю Второй мировой
Kichbu theo: vz.ru
Trung Quốc và Nga "với tất cả quyết tâm và tất cả những nỗ lực, cùng với tất
cả các nước yêu chuộng hòa bình và
dân tộc" đấu tranh chống những mưu toan xuyên tạc và viết lại lịch sử của Chiến tranh thế giới II, chủ tịch CHND Trung
Hoa Tập
Cận Bình nói.
"Nga đã là chiến trường chính của Chiến
tranh thế giới II ở châu Âu. Để chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, nhân dân Nga và các
dân tộc anh em khác đã phải chịu tổn thất to lớn -
27 triệu người hy sinh ,"- trong thông điệp gửi nhân dân Nga được công bố trên “Rossyiskaya
gazeta” nói.
"Lãng quên lịch sử là phản bội. Nhân
dân Trung
Quốc và Nga sẵn sàng với tất cả quyết tâm và tất cả những nỗ lực, cùng với tất
cả các nước yêu chuộng hòa bình và các dân tộc đấu tranh chống bất kỳ những hành động và những mưu
toan phủ nhận, xuyên tạc và viết lại lịch sử Chiến tranh thế giới II”, - Tập Cận Bình tin tưởng chắc
chắn.
"Nhân dân Trung Quốc và
nhân dân Nga ủng hộ nhau, giúp đỡ nhau, họ/chúng ta là chiến hữu trong cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt, chúng ta đã củng cố tình hữu nghị chiến đấu của mình bằng máu và tính mạng. Trong
thời điểm khó khăn nhất của Chiến tranh
Vệ quốc vĩ đại, nhiều con trai và con gái ưu tú của nhân dân Trung Quốc đã tham
gia cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít Đức. (...)
Điều này đã mang lại tinh thần vững vàng cho quân đội và
nhân dân hai nước, nâng cao quyết tâm chiến đấu đến cùng của họ để đi đến chiến thắng hoàn toàn", - nhà lãnh đạo Trung Quốc viết.
"Nhân dân Nga đã dành cho nhân dân Trung Quốc sự hỗ trợ
chính trị và tinh thần quý giá trong cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Nhật Bản. Để
giúp đỡ đã gửi đến Trung Quốc một lượng lớn nguyên liệu và
vũ khí. Hơn
2 nghìn phi công Liên Xô đã đăng ký vào các đơn vị không quân giúp đỡ nhân dân
Trung Quốc và tham gia các trận không chiến ở Trung Quốc. Trong
số họ, hơn 200 người đã hy sinh trên đất Trung Quốc", - trong thông điệp
nói.
"Trong giai đoạn cuối của chiến tranh, Hồng
quân Liên Xô đã được điều động đến vùng đông bắc Trung Quốc. Họ
cùng với quân đội và nhân dân Trung Quốc chiến đấu chống lại
quân phiệt Nhật Bản, đó là một sự trợ giúp mạnh mẽ cho người dân Trung Quốc giành chiến thắng cuối
cùng. Nhân dân Trung Quốc sẽ mãi
mãi ghi nhớ những người Nga, cả binh sĩ, cả công dân,
những người cống hiến cuộc đời mình vì độc lập và giải phóng dân tộc Trung Hoa", - nhà lãnh đạo Trung Quốc viết.
Theo ông, bây giờ “nhân loại có những cơ hội tốt đẹp hơn bao giờ hết" cho sự hình thành quan hệ
quốc tế kiểu mới trên tinh thần hợp tác
và cùng thắng. "Đoàn kết - đó là sức mạnh, còn tự cô lập - suy
yếu. Hợp
tác và cùng thắng cần được xem là định hướng cơ bản chính
sách của tất cả các nước trong những vấn đề quốc tế, - ông nhấn mạnh.
Tập Cận Bình đã kêu
gọi kết hợp các lợi ích của riêng của mình với với lợi ích chung của tất cả các
nước, tìm kiếm và mở rộng những điểm
tương đồng lợi ích của các bên, xây dựng và xác định một quan niệm mới. "Luôn
luôn sẵn sàng chìa tay giúp đỡ nhau trong
những lúc khó khăn, cũng nhau sử dụng các quyền và lợi ích và cùng nhau chịu
trách nhiệm, bằng sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề toàn cầu đang nổi
lên như
biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh mạng, thiên tai nặng nề", - ông viết.
"Nhân dân Trung Quốc và nhân dân Nga - những dân tộc vĩ đại. Trong những năm
đau thương và sóng gió, tình bạn chiến đấu
không gì phá vỡ của
chúng ta được gắn bó bằng máu. Hôm nay các
dân tộc của Trung Quốc và Nga sẽ kề vai sát cánh bảo vệ hòa bình, thúc đẩy phát
triển và đóng góp phần mình vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình vũng chắc trên hành
tinh và tiến bộ của toàn thể loài người", - trong thông điệp của Tập Cận Bình nói.
Vào cuối tháng Tư, tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi
tích cực chống lại sự xuyên tạc lịch sử, nhấn mạnh rằng hiện nay những điều thiêng liêng nhất đang
trở thành đối tượng đầu
cơ, và biến
những người giải phóng thành quân xâm lược.
Vào tháng Ba, Putin nói rằng sự dối trá vô liêm sĩ về Chiến tranh Vệ
quốc vĩ đại và những mưu toan bôi đen nó không liên quan đến sự thật và được sử
dụng hoàn toàn cho các mục đích chính trị.
Xem thêm:
-----
bản thân tôi cũng phản đối việc viết lại lịch sử chiến tranh thế giới thứ II. Lần đầu viết không vì mục đích và thời gina gần kề chắc chắn sẽ chính xác hơn. Có chăng là cần giải thích lại những câu chuyện, sự kiện còn bí ẩn thì nên làm thôi.
Trả lờiXóa