Cтоит ли бояться Ким Чен Ына?
Fred Kaplan
Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 25.03.2013
Nếu
Bắc Triều Tiên là một đất nước bình thường (hoặc ít nhất là chế độ độc tài bình
thường), những thủ thuật và các mối đe dọa của nhà lãnh đạo phi lý Kim Jong Un sẽ không gây bất kỳ ở ai sự quan
tâm đặc biệt nào. Tuy nhiên, ngay cả từ quan điểm hoạt động, Bắc Triều Tiên không
thể được gọi là một đất nước bình thường.
Tác
động của nó thực tế hoàn toàn dựa vào khả năng không thể tiên đoán. Trong ngoại
giao, nó thường xuyên xảy tại chính các giới hạn của điều chấp nhận được trong
chính trị quốc tế. Chế độ độc tài tàn bạo và áp bức nhân dân ở Bắc Triều Tiên được
biện minh bởi việc duy trì tình trạng khẩn cấp. Thêm vào đó là một kho vũ khí
hạt nhân nhỏ và một chính quyền mới
không hiểu được thông qua đại diện là hoàng tử trẻ tuổi, mà tính chính danh của
ông được xác nhận chỉ do thừa kế triều đại, và bạn sẽ hiểu được những nguyên
nhân của sự bùng phát căng thẳng thường xuyên.
Dù thế nào đi chăng nữa, sự kiện mới đây nguy hiểm hơn bình thường. Thế nhưng điều lo ngại nhất trong tất vấn đề này – hoàn toàn không phải là những lời thề thốt của Kim Jong Un đã hứa sẽ biến Seoul thành 'biển lửa' (những nhận xét như vậy, nếu tôi có thể nói, đã trở thành một phần của từ ngữ thông tục của triều đại nhà Kim). Và không phải là tuyên bố của ông về "sự mất hiệu lực" của hiệp ước đình chiến năm 1953 (cha của ông Kim Jong Il và và ông nội Kim Il Sung, hai nhà lãnh đạo tiền nhiệm và duy nhất của Bắc Triều Tiên, đã nhiều lần nói về điều đó). Và thậm chí không phải là mệnh lệnh của ông huy động quân đội và sự sẵn sàng sơ tán của dân chúng (tất cả điều này - việc bình thường đối với các nhà độc tài).
Khó hiều Kim Jong Un
Không.
Các chính trị gia và các quan sát toát mồ hôi lạnh vì sự kết hợp của tất cả
những hiện tượng này với nhân cách của Kim Jong Un, người lên nắm quyền chưa
đầymột năm trước, một người vào tuổi 29 của mình đối với tất cả là con người-bí
ẩn. Cha của ông, Kim Jong Il đã trở
thành nhà lãnh đạo đất nước ở độ tuổi 52. Ông gần một phần tư thế kỷ chuẩn bị cho
sự thăng tiến đến đỉnh cao của quyền lực nhà nước và giữ một số chức vụ chủ
chốt trong bộ máy của đảng.
Kim
Jong Un, đến lượt mình, không một mảy may tí kinh nghiệm chính trịu hoặc quân
sự nào khi nắm quyền kiểm soát quân đội, đảng và đất nước. Kim nghiên cứu tất
cả chân tơ kẻ tóc của chính sách đối nội và đối ngoại ở một bậc thấy đích thực,
người cha của mình. Các nhà khoa học và ngoại giao phân tích chế độ Bắc Triều
Tiên nhận thấy hình thức nhất định của sự kế vị giữa những phương pháp của hai
nhà lãnh đạo. Ngoại trưởng Hoa Kỳ thời Bill Clinton, Madeleine Albright đã có
cuộc đàm phán lâu dài với Kim Jong Il về dự án cấm tên lửa, và, nếu tin những
chuyện kể của các trợ lý có mặt tại cuộc đàm phán, người Triều Tiên biết rất rõ
mình nói gì.
Đối
với Kim Jong Un, thì ông có rất ít thời gian để học được điều gì đó. Bởi vậy,
hành xử của ông trong trường hợp tốt nhất cũng không rõ ràng và đôi khi gây luống cuống.
Chẳng
hạn thế này, ngày 29 tháng 2 năm 2012, trong một nỗ lực để làm rõ ý định của nhà lãnh
đạo mới, tổng thống Obama đề nghị gửi cho Bắc Triều Tiên 240.000 tấn lương thực
để đổi lấy việc chấm dứt thử nghiệm hạt nhân và tên lửa. Bình Nhưỡng đã đồng ý.
Tuy nhiên, ngày 13 tháng 4, tức là, trước khi hàng hóa đã hứa được gửi đến, Bắc
Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa.
Kết quả, Obama đã từ bỏ hỗ trợ đã hứa và trình cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nghị quyết, trong đó mô tả thử nghiệm này như là một "vi phạm nghiêm trọng" luật pháp quốc tế. Kim Jong Un đáp lại chính thức nói rằng thử nghiệm tên lửa như bằng chứng của “ưu thế quân sự” của Bắc Triều Tiên và nhấn mạnh mong muốn khăng khăng chống lại “áp lực của bọn đế quốc”. Bình Nhưỡng sau đó đã phóng thành công vệ tinh vào vũ trụ và tiến hành hai thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất, gây ra một làn sóng mới chỉ trích trong Hội đồng Bảo an.
Những quy tắc
trò chơi gia đình
Nói
chung, thực tế ở đây không có gì mới. Hai nhà Kim trước cũng chống lại Liên Hợp Quốc và các
cường quốc nước ngoài khác, khi lối hành xử như vậy đáp ứng các lợi ích của họ.
Tiện thể nói thêm, họ trong chừng mực nào đấy đã hành động như vậy bởi vì họ
biết rằng có thể dựa vào láng giềng Trung Quốc để tiếp tục buôn bán và nhận viện
trợ quốc tế. Mới đây, ban lãnh đạo Trung Quốc đã lên án mạnh mẽ mánh lới của
Bình Nhưỡng, nhưng không nhiều hơn thế.
Tuy nhiên, cha và ông nội của nhà lãnh đạo hiện nay là các bậc thầy thực sự trong việc làm cho kẻ thù của họ khiếp sợ. Họ đã lên tiếng đe dọa và chờ đợi cho đến khi kẻ thù (Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Liên Hiệp Quốc, hoặc tất cả cùng gộp lại) không đề nghị cho họ một hợp đồng mới để đối lấy sự yên bình. Thường thường, họ chấp nhận các đề nghị và im lặng. Tuy nhiên, trong trường hợp được mô tả ở trên, Kim mới đã đồng ý với thỏa thuận này, nhưng đe dọa không thực hiện, thậm chí không nhận lời hứa, mặc dù đất nước của ông đang đói và cần lương thực. Họ chơi trò chơi như thế nào?
Đây là câu hỏi mà bây giờ tất cả các chính khách và các nhà phân tích đưa ra: Kim Jong Un biết các quy tắc trò chơi gia đình? Đó là trò chơi tệ hại, nhưng vào thời của cha và ông nội của ông, nó luôn luôn kết thúc bằng hòa bình (mặc dù không phải là lâu dài), trong khi phương Tây đã sẵn sàng cho trò chơi. Các nhà ngoại giao Mỹ bằng phương pháp đúng và sai đã học được cách chơi đó dưới thời các tổng thống George Bush-bố và Bill Clinton, nhưng chỉ vài người trong số họ hoàn toàn nắm được quy tắc trò chơi (mặc dù quá muộn) trong hai năm cầm quyền cuối cùng của Bush-con.
Tuy
nhiên, bây giờ không thể nói xác định điều gì về những diện mạo của sân chơi. Kim
Jong Un thực sự tin những tuyên bố vô lý của mình? Hoặc ông ta, giống như người
tiền nhiệm của mình, muốn làm một động thái chiến thuật nào đó, nhưng xử sự quá
thô thiển? Cho dù điều gì xảy ra thế nào chăng nữa, rõ ràng, ông nghiêm túc đánh
giá lại những át chủ bài hiện có của mình. Và đang tính toán không chính xác. (Ông
ta làm sao, thực sự nghĩ rằng một cuộc trò chuyện với Dennis Rodman sẽ cho phép
ông tiếp xúc với hào quang của cầu thủ bóng rổ vĩ đại này? Ai biết được ...).
Nhưng vấn đề thực tế nằm ở chỗ rằng, như thường xảy ra trong lịch sử, những
tính toán sai lầm như vậy thường dẫn đến chiến tranh.
Sự phân chia chiến lược đang thay đổi
Các
yếu tố khác tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình. Để đáp lại với trò ma mãnh
của Kim Jong Un, tổng thống Hàn Quốc Park Hye Kyn cho biết bà không chỉ đáp lại
một cách mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động xâm lược nào, mà còn sẽ tấn công phủ
đầu về phía bắc, nếu tình hình đòi hỏi điều đó. Ngoài ra, một số vật có ảnh
hưởng của Hàn Quốc đã công khai nêu vấn đề rằng đã đến lúc tự mình Seoul bổ sung kho vũ khí bằng
vũ khí hạt nhân.
Trong
vài năm qua các lực lượng hải quân của hai miền Triều Tiên đã nhiều lần đụng độ
tại khu vực biên giới biển, được biết đến với tên gọi là đường ranh giới phía
Bắc: tất cả những điều này đã dẫn đến
cái chết của 300 người ở cả hai bên. Việc gần đây nhất kết thúc bằng vụ chìm
tàu Hàn Quốc với 46 thủy thủ trên bong. Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định trấn
an, và cuộc xung đột dần dần lắng xuống. Nhưng nếu một điều gì tương tự sẽ xảy
ra hôm nay, tổng thống Park Hye Kyn có thể xem sử dụng các biện pháp vũ lực là
cần thết, và Kim Jong Un, về phía mình, có thể leo thang. Kết quả - cuộc xung đột căng
thằng thêm.
Những động cơ của Kim Jong Un nhìn còn khó hiểu hơn vì cuộc khủng hoảng nội bộ giả định đang diễn ra trong nước. Bắc Triều Tiên, có thể, đúng là đất nước khép kín nhất trên thế giới, nhưng bây giờ ranh giới của nó không còn đóng kín, như trước đây. Trong mười năm qua, chúng ta đã thấy những thí nghiệm với thị trường và thương mại, tuy hạn chế về quy mô, nhưng rất phổ biến, và cũng như sự mở rộng các mối quan hệ với Trung Quốc.
Những
người vượt biên đã kể với các quan chức Mỹ rằng nhân dân Bắc Triều Tiên (có lẽ
những người này không phải là số đông, nhưng số lượng người này không ngừng
tăng lên) nhận thức được khoảng cách giữa
điều kiện sống trong đất nước của mình và phần còn lại của thế giới. Lo
sợ bạo loạn, chế độ toàn trị có thể buộc phải mở cửa biên giới hơn nữa (và quá
trình này thường dẫn đến sụp đổ, như đã xảy ra với Liên Xô), hoặc cố gắng thuyết
phục dân chúng rằng tồn tại một mối đe dọa của nước ngoài và, có thể, tấn công
“phủ đầu” vào kẻ thù.
Một
số chuyên gia nghi ngờ rằng Kim Jong Un sẽ có những hành động xâm lược nào đó
trong vài tuần sắp đến: tại thời điểm này trong khu vực đanng tiến hành những
cuộc tập trận chung quy mô lớn hàng năm của quân đội Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên:
Foal Eagle (10 nghìn binh sĩ Mỹ, đa số họ đến từ các khu vực đồn trú khác) và
Key Resolve (tập trận hải quân với sự tham gia của 3 nghìn binh sĩ Mỹ). Bắc
Triều Tiên luôn được mời làm quan sát viên, nhưng mỗi lần như vậy, nó từ chối
và tiến hành những cuộc tập trận của riêng mình cũng khoảng vào thời gian đó.
Mỗi
bên đang làm hết sức mình để tránh sự leo thang. Đó là nói về sự thể hiện tình
đoàn kết và những cơ hội quân sự: không ai muốn để tất cả biến thành một cuộc
xung đột quân sự. Nhưng ít nhất, thường là không mong muốn. Nhưng ai mà biết được những gì đang xảy ra trong cái đầu của Kim Jong Un trên
thực tế?
Daniel Snyder từ đại học Stanford đưa ra sự phân tích tình hình như thế này: "Các hành động gây hấn của Bắc Triều Tiên được tính toán rất chính xác. Chúng thường chấm dứt ngay trước khi một sự kiện mà nó có thể dẫn đến một sự leo thang nghiêm trọng”. Dù thế nào đi nữa, nội dung của hành động khiêu khích (không chắc chắn về lý do cơ sở của chúng và hậu quả tiềm tàng) thay đổi một cách cơ bản toàn bộ sự phân bố. "Lời nói thường hiếu chiến hơn hành động, tuy nhiên những nguyên nhân cho sự bất an vẫn còn đó," – Schneider nhận xét.
Cũng nên cảnh giác cao với một thằng điên và một dân tộc...cừu.
Trả lờiXóaNgười bị tâm thần thường hay có những hành động không kiểm sóat.
Trả lờiXóa