А.Меснянко: Наука побеждать. Китайскую армию научат добиваться победы в любой войне
Anton Mesnyako
Nguồn:
topwar.ru
Kichbu
posted on 17.03.2013
Nhà lãnh đạo mới của đảng CSTQ vạch rõ vector
phát triển đối với các lực lượng vũ trang quốc gia. Quân đội, theo học
thuyết của ông, sẽ trở thành hoàn hảo, vững chắc và bách chiến bách thắng. Sự
trung thành tuyệt đối với đảng và ngân sách quốc phòng rộng rãi sẽ giúp đỡ quân
đội đạt được những mục đích đặt ra.
Vào
giữa kỳ họp thường kỳ của quốc hội Trung Quốc, người đứng đầu nhà nước Tập Cận
Bình đã tiến hành cuộc tranh luận cởi mở với đoàn đại biểu của Quân đội giải
phóng nhân dân Trung Quốc. Đồng chí Tập, người mùa thu năm ngoái đã trở thành
tổng bí thư của đảng Cộng sản, đồng thời lãnh đạo Hội đồng quân sự của Ủy ban
trung ương ĐCSTQ. Bởi vậy tất cả những điều nhà lãnh đạo mới đưa ra tại cuộc
gặp gỡ với các đại diện của quân đội thực tế có giá trị như mệnh lệnh trực
tiếp.
Trao đổi với các đại biểu, Tập Cận Bình nói rằng, theo ý kiến của ông, các lực lượng vũ trang cần phải trở nên như thế nào. Trước hết, theo lời ông, cần "nâng cao trình độ khả năng phòng thủ của đất nước và phát triển quân sự". "Quân đội cần phải hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu để đảm bảo chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào", - Tập Cận Bình nhấn mạnh.
Để trở nên bất khả chiến bại, bính sĩ và tướng lĩnh Trung Quốc cần chấp hành kỷ luật và tuyệt đối trung thành với đảng cầm quyền. Ngoài ra, người lính thực thụ của tương lai, theo ý kiến của chính khách, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được làm mất danh dự của quân đội và bảo vệ uy tín của các lực lượng vũ trang đã hình thành trong nhiều năm năm qua. Binh sĩ cần phải là người tiết kiệm và không chấp nhận sự lãng phí. Những đức tính tốt đẹp chủ yếu của người lính đất nước Thiên tử là "hoàn hảo và khả tín".
Quân
đội là thao trường thử nghiệm đối với chương trình cải cách chính trị do người
đứng đầu đất nước đề ra. Tập Cận Bình còn phải dành được uy tín của một nhà
lãnh đạo quốc gia thực sự. Trên con đường từ nhà kỹ trị đến đỉnh cao quyền lực,
tổng bí thư ĐCSTQ cần sự ủng hộ vô điều kiện của quân đội, bởi vậy nhà lãnh đạo
đảng đã quyết định thăm dò tinh thần trong giới quân nhân.
Quyết định được phê chuẩn mới đây tăng chi phí quốc phòng trong năm 2013 đã tăng thêm trọng lượng to lớn cho những lời nói của tổng bí thư. Các khoản chi phí cho quốc phòng tăng lên 10, 7% so với năm ngoái và là 114,3 tỷ dollars Hoa Kỳ. Đó là lớn gấp đôi so với ngân sách chi phí vào năm 2008 và gấp ba lần so với ngân sách năm 2005. Nguyên nhân chính tăng chi phí trong các văn kiện chính thức ghi "cải thiện mức sống của binh sĩ, duy trì khả năng phòng thủ đất nước ở mức độ thích đáng và hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, bao gồm cả lĩnh vực thông tin". Giới quân nhân đã nhận được những gì họ yêu cầu. Đổi lại Tập Cận Bình có được quyền về tinh thần yêu cầu lòng trung thành cá nhân của mỗi binh lính đất nước Thiên tử.
Đồng thời các chuyên gia quân sự nói về sự sai lệnh của phân tích các con số tuyệt đối nếu thiếu so sánh với các chỉ số khác. Chẳng hạn, mặc dù chi phí quân sự tăng lên, tỷ lệ chi phí quốc phòng của Trung Quốc chiếm 1,7% GDP. Các nước cạnh tranh toàn cầu với CHND Trung Hoa những con số này cao hơn đáng kể: Hoa Kỳ chi cho quốc phòng 4,8% GDP, Nga - 3,9%, Vương quốc Anh - 2,6%. Thêm vào đó nếu chia tổng số chi phí cho số lượng binh lính (ở Trung Quốc trong thời bình đó là 2,2 triệu người - kỷ lục thế giới), thì hoàn toàn không phải là tổng số ngoài giới hạn tính cho mỗi người lính.
Dù thế nào đi nữa, những tuyên bố hiếu chiến của ban lãnh đạo Trung Quốc và sự gia tăng mạnh mẽ chi phí quốc phòng gây nên mối lo ngại của các nước láng giềng trong khu vực và cả Hoa Kỳ. Tokyo và Washington không bao giờ tin tưởng và tính xác thực của các con số nêu ra chính thức và cho rằng chúng cần phải chỉnh sửa theo hướng tăng lên. Sự không minh bạch các chi phí quân sự của Pekin là vấn đề liên quan đến điều này. Ở nước ngoài không phải là năm đầu tiên thể hiện sự bất bình đặc điểm này.
CHND Trung Hoa hiện nằm trong trạng thái xung đột lãnh thổ với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Cho đến nay vị thế của Đài Loan vẫn còn là vấn đề chưa xác định được đến tận cùng. Đặc biệt nhấn mạnh Pekin không mong muốn nhượng bộ thậm chí trong cuộc xung đột quốc tế nhỏ nhất, chính quyền đất nước Thiên tử đưa ra dấu hiệu cho đối phương: không nên mong đợi bất kỳ ân huệ nào từ phía Trung Quốc.
Đối với người Mỹ, sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc có nghĩa là nhu cầu cấp bách tăng cường biên chế hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở Châu Á. Chính thức Washington bảo vệ bản thân và các đồng minh của mình - Nhật Bản và Hàn Quốc - trách mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên cuộc sống hình thành theo cách rằng chính nhằm kiềm chế Pekin, chứ không phải chống Bình Nhưỡng đối với người Mỹ hiện nay là vấn đề số một trong khu vực.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét