Новости сотрудничества с Вьетнамом
Nguồn:
topwar.ru
Kichbu
posted on 09.03.2013
Vào ngay đầu tuần này,
phái đoàn của bộ quốc phòng Nga do bộ trưởng Sergei Shoigu dẫn đầu đã
đến thăm Việt Nam.
Trong các cuộc đàm phán đã thảo luận một số vấn đề hợp tác quân sự-kỹ thuật
giữa hai nước, và ngoài ra, bộ trưởng đã thông báo một số tin tức thú vị. Từ
lời nói của ông thấy rằng sự hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Nga và Việt Nam trong tương
lai không chỉ sẽ không dừng lại, mà còn sẽ tăng lên. Các phát biểu của bộ
trưởng quốc phòng Việt Nam
hoàn toàn xác nhận việc tiếp tục hợp tác cùng có lợi.
Người
đứng đầu bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói rằng sự hợp tác
tiếp tục, và đất nước của ông từ này về sau sẽ tiếp tục mua vũ khí và thiết bị
quân sự của Nga. Đồng thời mối quan hệ hai bên cùng có lợi sẽ không giới hạn
chỉ cung cấp vũ khí. Một trong những vấn đề được thảo luận trong các cuộc đàm
phán là đào tạo quân nhân Việt Nam
trong các trường học Nga. Có lẽ ở Nga sẽ đào tạo không chỉ các sĩ quan, mà còn
các tướng lĩnh của lực lượng vũ trang Việt Nam. Dự kiến rằng điều này sẽ góp
phần quan trọng nâng cao trong thấy kỹ năng của họ, và cuối cùng, tác động tích
cực đến tình trạng của toàn bộ quân đội Việt Nam.
Về các thiết bị quân sự mới, thì trong lĩnh vực này, ưu tiên cao nhất đối với Việt Nam hiện nay là xây dựng và phát triển hạm đội tàu ngầm hoàn chỉnh. Khoảng ba năm trước, lãnh đạo của các bộ quốc phòng Nga và Việt Nam đã đi đến một thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực này. Các chuyên gia Nga cần xây dựng ở Việt Nam các căn cứ tàu ngầm. Việc xây dựng này cũng như lắp ráp các tàu ngầm mới sẽ nhờ khoản tín dụng của Nga. Không lâu trước khi công bố các kế hoạch xây dựng các căn cứ, Nga và Việt Nam đã ký một hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm điện-diesel project 636 "Varshavyanka". Sắp đến chính chúng sẽ trở thành hạt nhân của hạm đội tàu ngầm Việt Nam.
Về các thiết bị quân sự mới, thì trong lĩnh vực này, ưu tiên cao nhất đối với Việt Nam hiện nay là xây dựng và phát triển hạm đội tàu ngầm hoàn chỉnh. Khoảng ba năm trước, lãnh đạo của các bộ quốc phòng Nga và Việt Nam đã đi đến một thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực này. Các chuyên gia Nga cần xây dựng ở Việt Nam các căn cứ tàu ngầm. Việc xây dựng này cũng như lắp ráp các tàu ngầm mới sẽ nhờ khoản tín dụng của Nga. Không lâu trước khi công bố các kế hoạch xây dựng các căn cứ, Nga và Việt Nam đã ký một hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm điện-diesel project 636 "Varshavyanka". Sắp đến chính chúng sẽ trở thành hạt nhân của hạm đội tàu ngầm Việt Nam.
Tàu ngầm đầu tiên trong số đó, được gọi là "Hà Nội", vào tháng Mười Hai năm ngoái đã chạy thử nghiệm. Nếu không có bất kỳ những vấn đề khó khăn nào, thì bên đặt hàng sẽ tiếp nhận nó vào đầu mùa thu năm nay. Tàu ngầm cuối cùng trong số các tàu ngầm "Varshavyanka" đã được đặt hàng sẽ đi vào hoạt động vào năm 2018-19. Cho đến nay, Việt Nam không có tàu ngầm và bây giờ với con tàu mới lớp này sẽ có thể nâng cao rõ rệt tiềm năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang của mình. Trong bối cảnh của xu hướng gần đây của lực lượng vũ trang các nước Đông Nam-Á các tàu ngầm mới chắc chắn sẽ không thừa.
Còn một vấn đề hợp tác quốc tế liên quan đến các căn
cứ hải quân, gần như đã được giải quyết và trong tương lai gần sẽ được khẳng
định bởi hợp đồng. Trong năm nay, bộ quốc phòng của Nga và Việt Nam có ý định ký
thỏa thuận, theo đó các tàu chiến của Nga sẽ ghé cảng Việt Nam tiếp nhiên liệu, bổ sung lương thực và v.v … Do
đó, các cảng của Việt Nam sẽ thực hiện một loạt chức năng chủ yếu đảm bảo hậu
cần. Nhắc lại, trước đây, trong một vài thập kỷ, căn cứ như vậy đã hoạt động
tại Cam Ranh, nhưng sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, nó bị suy giảm, và vào
đầu những năm của thế kỷ XX, đã bị đóng cửa hoàn toàn. Cùng với cơ sở hậu cần của
hải quân, Nga bị mất cả căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài. Bây giờ những điều
kiện trước đây, rõ ràng, sẽ dần dần được phục hồi. Liệu trong vài năm tới tại
Việt Nam
sẽ xuất hiện một căn cứ quân sự hoàn chỉnh của Nga, nhưng các thủy thủ của
chúng ta trong mong vào sự hỗ trợ hậu cần này.
Điều đáng chú ý, rằng ngay cả khi thiếu cơ sở của một căn cứ quân sự mới, người Nga sẽ có thể đến thăm Việt Nam. Trong những năm gần đây, bộ quốc phòng Việt Nam thường xuyên tổ chức các tour du lịch cho các cựu chiến binh Nga của chiến tranh Việt Nam. Như bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh nói, bằng điều đó đất nước của ông thể hiện lòng biết ơn và cám ơn sự giúp đỡ của họ, và ngoài ra cho thấy sinh động rằng những nỗ lực của các cựu cố vấn và các chuyên gia quân sự của Nga đã mang lại điều gì.
Điều đáng chú ý, rằng ngay cả khi thiếu cơ sở của một căn cứ quân sự mới, người Nga sẽ có thể đến thăm Việt Nam. Trong những năm gần đây, bộ quốc phòng Việt Nam thường xuyên tổ chức các tour du lịch cho các cựu chiến binh Nga của chiến tranh Việt Nam. Như bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh nói, bằng điều đó đất nước của ông thể hiện lòng biết ơn và cám ơn sự giúp đỡ của họ, và ngoài ra cho thấy sinh động rằng những nỗ lực của các cựu cố vấn và các chuyên gia quân sự của Nga đã mang lại điều gì.
Không
khó khăn để nhận thấy rằng hầu hết những tin tức về sự hợp tác Việt-Nga liên
quan đến Hải quân. Trong những năm gần đây, các nước đã cùng nhau tích cực hoạt
động theo phương hướng này và đã đạt được những thành công nhất định. Chẳng
hạn, trong năm 2011, hai tàu tuần tiễu
đầu tiên dự án 11.661 đã được bổ sung vào biên chế của Hải quân Việt Nam. Theo các
thông tin hiện có, chỉ vài tháng sau khi đưa vào vận hành chiếc thứ hai trong
số đó, bộ quốc phòng Việt Nam
thể hiện mong muốn mạnh mẽ mua thêm chiếc hai tàu như vậy. Năm ngoái, Hải quân đã
được bổ sung hai tàu tuần tiễu dự án TT400TP, được xây dựng tại Việt Nam với sự hỗ
trợ tích cực của các chuyên gia Nga. Sắp đến, có thể, sẽ chế tạo thêm một số
tàu chiến như thế.
Nhìn chung, tất cả các tin tức mới nhất từ Việt Nam khẳng định rằng sự hợp tác với đất nước này là một trong những khuynh hướng ưu tiên hàng đầu đối với Nga. Trong suốt nửa thế kỷ, Việt Nam là đồng minh có lợi cho Liên Xô và Nga, và, chắc chắn, sẽ vẫn như vậy trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét