Nguồn:
tienphong.vn
Kichbu
postet on 05.03.2013
Đừng
nghĩ rằng cái giá mà Matxcơva phải chịu đựng trong cuộc diễn tập bắn đạn thật
năm 1979 là nhỏ. Tổn thất về cơ sở vật chất quả thực là khổng lồ.
Cuộc
diễn tập khổng lồ
Nếu
chỉ xét riêng xe tăng, trong cuộc diễn tập này, tham gia tác chiến là 2600 xe
tăng. Nhiên liệu cấp cho một xe là gần một tấn dầu, nhưng ngay cả trong điều
kiện đường tốt nhất chỉ có thể hành quân được từ 400 – 450 km. Tiêu hao dầu
trên xe khi hành tiến chiến đấu tiến công (diễn tập) tăng thêm khoảng 30%.
Trong đợt diễn tập mỗi xe đã vượt qua khoảng 1500 km. Chỉ một phép tính toán
nhỏ cũng thấy được, chỉ riêng lực lượng tăng thiết giáp lượng tiêu hao dầu, mỡ,
cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật có giá trị vô cùng lớn.
Với
phương tiện cơ động cần tính cả 13,000 xe công trình kỹ thuật, hậu cần vận tải,
mỗi xe cũng chạy khoảng 1400 km, lực lượng không quân tiêu hao xăng dầu, cơ sở
vật chất còn tốn hơn rất nhiều lần. Do đó, dự trữ xăng dầu cho sẵn sàng chiến
đấu, Bộ quốc phòng phải bổ sung lại trong vòng 2 năm. Lượng tiêu hao cơ sở vật chất
khi quay về căn cứ còn tốn hơn rất nhiều lần, đến nỗi, hai sư đoàn BBCG từ quân
khu Zabaical, theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên
Xô, đã đóng quân lại Mông cổ. Để lại ở đó để xây dựng căn cứ rẻ hơn rất nhiều
lần, so với việc đưa trở về nơi đóng quân cũ.
Cuộc
diễn tập khổng lồ với quân số và phương tiện chiến đấu, không gian rộng lớn của
chiến trường, phương án tác chiến hiện đại, các cấp chỉ huy trên thực tế đã
phải điều hành, chỉ huy thật sự một số lượng rất lớn các đơn vị binh chủng hợp
thành, các phân đội quân binh chủng và các chiến hạm của hạm đội khi thực hiện
những nhiệm vụ được giao trong điều kiện tình huống phức tạp, đồng thời cho
phép kiểm tra thực tế những phân tích, tính toán logic hoạt động tác chiến cấp
chiến dịch của các đơn vị quân binh chủng. Cuộc diễn tập chiến đấu, trên thực
tế là một cuộc diễn tập thật sự chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thật sự với
một đối tượng cụ thể, rõ ràng.
Những
kinh nghiệm quý giá
Trong
quá trình diễn tập, hàng loạt những điểm yếu trong thực binh, ẩn khuất trong
điều kiện thời bình, trong các hoạt động hàng ngày của các quân binh chủng. Số
lượng phương tiện chiến đấu, bao gồm xe ô tô, xe máy công trình và tăng thiết
giáp hỏng hóc trong ngày chiếm đến 2% số lượng trang thiết bị tham chiến, trên
thực tế đã cao hơn chuẩn đặt ra đối với phương tiện chiến đấu.
Số
lượng xe hỏng hóc chiếm top đầu, đó là xe BTR-60pb. Xe BTR trong quá trình khai
thác xử dụng rất phức tạp, yêu cầu có sự chuẩn bị kỹ càng của lái xe và kíp xe
đồng thời cũng đòi hỏi rất cao của lực lượng sửa chữa. Sẽ rất khó tin có kết
quả tốt đẹp nếu như ngồi sau tay lái của xe thiết giáp này là một lái xe – dự
bị động viên với kinh ngiệm lái xe GAZ-51 (53).
Trong
vòng 36 giờ xe BTR phải vượt qua một quãng đường dài đến 2000 km. Đồng bộ hóa
hoạt động của 2 động cơ, hai hộp số, hai hộp giảm tốc đòi hỏi độ chính xác rất
cao khi hiệu chỉnh, đấy là vấn đề mà không phải bất cứ sĩ quan chỉ huy nào, tốt
nghiệp trường sĩ quan binh chủng hợp thành, có thể thực hiện hoàn hảo được công
việc hiệu chỉnh. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên, khi các xe BTR chiếm vị
trí hàng đầu của sự cố. Trong thời gian cơ động, hơn 30 % các xe đã bị loại
khỏi cuộc hành quân. Trong những năm sau này, trên chiến trường Afganixtan xuất
hiện lịa xe BTR-80, sử dụng động cơ diesel, được coi là những xe tốt nhất cho
đến ngày nay.
Một
yếu tố rất cần phải để tâm suy nghĩ, đó là 30% số lượng xe ô tô, được động viên
từ các cơ sở sản xuất nông nghiệp (nông trang - nông trại) nhưng chỉ có 5%
trong số đó không đáp ứng được những yêu cầu tác chiến được đặt ra (vận tải và
cơ động hành quân chiến đấu).
Cùng
với những điểm yếu của xe thiết giáp, phát hiện thêm một yếu điểm rất lớn trong
quá trình khai thác sử dụng phương tiện chiến đấu trên tất cả các cấp độ quản
lý khai thác, bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa. Thực tế là thiếu nghiêm trọng các
thợ kỹ thuật các cấp bậc. Thật đáng ngạc nhiên đối với một nền công nghiệp quốc
phòng phát triển, nhưng bài toán đó vẫn tồn tại thậm chí cho đến tận ngày nay.
Vấn đề trang thiết bị, phương tiện tác chiến bị lão hóa hoặc hỏng hóc do lỗi kỹ
thuật đã bị bỏ qua không tính đến. Trong các trung đoàn và sư đoàn đến tận ngày
nay, số lượng các chuyên gia kỹ thuật, các kỹ thuật viên trình độ cao vẫn chưa
được chuẩn hóa và không được tăng cường thêm.
Một số
lượng rất lớn các trang thiết bị, phương tiện chiến đấu, theo nguyên tắc đáng
nhẽ phải được nâng cấp và hiện đại hóa trong chế độ sửa chữa lớn và khai thác
sử dụng, cũng như cần phải trải qua quá trình tiêu tẩy y tế trong giai đoạn mới
của tác chiến hiện đại thì lại bị đưa vào danh sách thanh lý và thải loại.
Chương trình đào tạo và huấn luyện các chuyên gia kỹ thuật trình độ cao trong
giai đoạn vừa qua không đi theo chiều hướng tốt hơn mà vẫn hoàn toàn không thay
đổi. Rất tiếc, những vấn đề được kể trên lại xuất hiện trong cuộc chiến đấu chống
khủng bố ở vùng Bắc Kavkaz. Có cảm giác rằng, những vấn đề thuộc về xương máu
của quân nhân đang chìm xuồng.
Ví dụ
điển hình: Năm 1979, để tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho
các đơn vị chuyển quân từ Siberia đến vùng phía Đông, thực hiện mệnh lệnh động
viên công nghiệp đã điều chuyển hơn 50 máy kéo từ các vùng nông nghiệp và triển
khai vào các đơn vị sửa chữa và cứu kéo. Nhưng kết quả là gì? Các đơn vị đảm
bảo kỹ thuật đến được khu vực tập trung cho diễn tập chậm từ 5 – 6 ngày so với
ngày “D” bắt đầu nổ súng và không thể tham gia vào bất kỳ hoạt động nào trong công
tác bảm bảo kỹ thuật và sửa chữa trang thiết bị, các đơn vị có phương tiện
chiến đấu phải tự xoay xở một mình.
Kết
quả là, cấp độ bức thiết nhất cần được xác định là các yêu cầu "cơ bản
thay đổi trong cách đánh giá và hiểu rõ vai trò của kỹ thuật - công nghệ trong
chiến đấu, tăng cường năng lực hiểu biết về kỹ thuật và trình độ nhận thức,
hiểu sâu về hành quân cơ động chiến đấu của các cấp chỉ huy đơn vị và đội ngũ
cán bộ tham mưu tác chiến, tăng cường phương tiện, trang bị và đặc biệt là cán
bộ kỹ thuật sửa chữa, bảo trì, và chú trọng khâu then chốt là cứu kéo các
phương tiện cũng như công tác quản lý, điều hành cứu hộ các phương tiện chiến đấu.
Những
khiếm khuyết và yếu điểm trong đợt diễn tập mang tính chính trị - quân sự rất
cao trên đây thời điểm đó đã được xác định bởi các cấp lãnh đạo chỉ huy cao
nhất, Bộ Quốc phòng Liên bang Xô viết và Bộ tổng tham mưu. Quyết định được đưa
ra là trong 3 năm tiếp theo, các ban ngành và các cơ sở khoa học và đào tạo,
cũng như các đơn vị phải khắc phục. Nhưng rất tiếc, kinh nghiệm đắt giá này
theo những làn sóng chính trị đã đi vào quên lãng.
Thật
sự rất khó nói, điều gì sẽ xảy ra nếu như ngày hôm nay, chuyển trạng thái sẵn
sàng chiến đấu của một đơn vị (một sư đoàn BBCG – Tăng) từ thường xuyên lên
toàn bộ, cơ động bằng phương tiện chiến đấu của mình trên chiều dài 2000 km,
triển khai đội hình tác chiến cùng với tất cả các trang thiết bị, phương tiện
tác chiến tăng cường. Nếu như 2, 3 sư đoàn thì sao??
Ví dụ:
vào nửa đầu của thập kỷ 1990-x, từ một sư đoàn thường trực chiến đấu với sự
tăng cường năng lực tác chiến của quân khu, sự hỗ trợ của Trung tâm – Bộ tổng
tham mưu, với những (nỗ lực quá sức) của cán bộ chỉ huy, chật vật cùng với rất
nhiều sự cố lớn, mới đưa được một tiểu đoàn tăng cường đến vùng Bắc Kapkaz.
Nhưng khi tiểu đoàn đến được vị trí tập trung, triển khai đội hình chiến đấu,
mới phát hiện ra rằng, một nửa cơ sở vật chất của tiểu đoàn chưa sẵn sàng cho
sử dụng theo mục đích tác chiến.
Cuộc
diễn tập của quân đội Xô viết năm 1979, thực tế là một bài học kinh nghiệm rất
lớn, không chỉ trong lĩnh vực đối ngoại chính trị, gìn giữ hòa bình, mà còn là
bài học sâu sắc về diễn tập thực binh, thực hành các hoạt động tác chiến cấp
chiến dịch - chiến lược.
-----
Tư liệu lịch sử của Liên xô về cuộc chiến 1979.
Trả lờiXóahttp://rudocs.exdat.com/docs/index-511944.html?page=19
http://sposobny.narod.ru/k_viet79.htm
Cám ơn Mr. Khoằm nhé.
XóaNếu có bài nào, nhờ Khoằm giới thiệu cho Kichbu với.
Tác giả bản dịch trên và báo Tiền Phong, rất tiếc, không dẫn nguồn..:)