Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Nga trang bị vũ khí cho Trung Quốc


Ein russisches Su-35-Flugzeug bei einem Testflug
Su-35. Foto: picture alliance / dpa

Россия вооружает Китай


Julia Smirrnova

Nguồn: inosmi.ru

Kichbu posted on 27.03.2012



Theo các nguồn tin của Trung Quốc, Nga và Trung Quốc đã ký kết một hợp đồng cung cấp 24 máy bay chiến đấu và bốn tàu ngầm. Đây là thỏa thuận song phương lớn nhất kiểu này trongvòng thập kỷ qua.

 Владимир Путин и Си Цзиньпин на подписании совместного заявления о взаимовыгодном сотрудничестве и углублении отношений, всеобъемлющего партнерства и стратегического взаимодействия.

Sau chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Moscow, các  phương tiện truyền thông của chính phủ Trung Quốc thông báo về một thỏa thuận quân sự mới giữa Moscow và Pekin. Kênh truyền hình nhà nước CCTV cho biết về thỏa thuận cung cấp 24 máy bay tiêm kích hiện đại như Su-35 và bốn tàu ngầm "Lada" (“Lada” trong tiếng Nga cổ có nghĩa “Cô gái xinh đep” – Kichbu). Trung Quốc lần đầu tiên trong mười năm qua mua của Nga công nghệ quân sự hạng nặng. Theo thông tin của kênh truyền hình, thỏa thuận đã được ký kết không lâu trước chuyến công du của Tập đến Moscow.

Về các kế hoạch của Nga và Trung Quốc liên quan đến liên doanh chế tạo tàu ngầm đã được thông báo ngay từ thàng Mười hai năm ngoái. Đó nói là về bốn tàu ngầm diesel Amur-1650. Đây là một trong những loại tàu ngầm hiện đại nhất hiện có của Hải quân Nga. Hai trong số đó sẽ được xây dựng ở Trung Quốc và hai ở Nga.

Báo Nga "Kommersant" vào tháng Mười Hai đưa tin rằng thỏa thuận khung đầu tiên về tàu ngầm đã được ký kết vào tháng Tám năm 2012. Trong những tháng tới dự kiến ​​sẽ ký một thỏa thuận bổ sung về bắt đầu giai đoạn đầu tiên của sự hợp tác. Phiên bản cuối cùng của hợp đồng sẽ được ký kết, nhưng không phải trước năm 2015. Theo đánh giá của tờ báo này, giá trị của hợp đồng là hai tỷ dollars (1,5 tỉ euro).


Hiệp định về sở hữu trí tuệ

Các cuộc đàm phán về việc cung cấp  Su-35, Nga và Trung Quốc đã tiến hành tương đối lâu và không thể nào đạt được sự thỏa thuận. Trung Quốc lần đầu tiên thể hiện sự quan tâm vào năm 2010. Su-35 - máy bay siêu hiện đại thế hệ 4 + +. Cho đến nay, Nga đã không xuất khẩu máy bay Su-35. Các cuộc đàm phán kéo dài, bởi vì Nga, đã học được kinh nghiệm thất bại của những năm trước đây, không muốn đánh mất công nghệ của riêng mình.

Năm 1995, Trung Quốc đã mua giấy phép sản xuất 200 máy bay chiến đấu Su-27. Chúng được lắp ráp tại Trung Quốc dưới tên gọi J-11 từ các linh kiện của Nga. Nhưng vào năm 2003, người Trung Quốc phá vỡ hợp đồng sau khi chế tạo đến  gần 100 máy bay. Sau đó, việc sản xuất J-11 được tiến hành mà không có sự tham gia của người Nga. Điều này đã dẫn đến sự nguội lạnh các hiệp định song phương, kéo dài đến những mười năm.

Vào lúc bắt đầu các cuộc đàm phán, Nga lên kế hoạch để bán Trung Quốc từ 70 đến 75 máy bay chiến đấu. Người Trung Quốc, về phía mình, chỉ muốn mua mười hay mười hai máy bay, nhà báo Nga Konstantin Bogdanov, chuyên về các vấn đề quân sự, viết. Vào tháng Ba năm 2012, "Kommersant"  viết rằng Trung Quốc và Nga hầu như thỏa thuận 48 máy bay. Nhưng bây giờ, dường như,  người Trung Quốcđã cắt giảm một nửa số lượng này.

Dưới áp lực từ phía Nga, năm ngoái đã ký một thỏa thuận giải quyết vấn đề sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ quân sự. Nhiều loại vũ khí của Trung Quốc, đã xuất khẩu thành công, trên thực tế là các bản sao các mô hình Nga hoặc Liên Xô.

Bắt đầu làn sóng mới?

Theo các số liệu của TV Trung Quốc, Pekin dự kiến  sắp tới mua mua vũ khí  và thiết bị quân sự của Nga, bao gồm cả tên lửa tầm xa S-400, động cơ hạng nặng 117C cho Su-35 và máy bay vận tải IL-476 mới nhất và máy bay tiếp niên liệu trên không Il- 78M. Trung Quốc đã quan tâm đến các công nghệ này từ lâu trong quá khứ.

Hiệp định mà về nó được TV Trung Quốc loan báo là lớn nhất kể từ năm 2003. Có thể, nó đánh dấu sự khởi đầu của một làn sóng mới xuất khẩu vũ khí của Nga sang Trung Quốc. Sau khi Chiến tranh thế giới II, Liên Xô đã đóng một vai trò quyết định trong sự phát triển ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc. Trong những năm 1990s, Trung Quốc và Nga đã ký những hợp đồng tiền tỷ, bao gồm cả việc cung cấp các máy bay tiêm kích Su-27 và Su-30, các tàu ngầm  project 636 và các tên lửa tầm xa S-300.

TV Trung Quốc cam đoan sự hợp tác quân sự với Moscow "không nhằm chống lại các nước thứ ba và sẽ phục vụ mục đích hòa bình và ổn định trên thế giới và khu vực”. Tuy nhiên, do một sự trùng hợp kỳ lạ, thông tin này đã được công bố vào giai đoạn căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản vì nhóm đảo tranh chấp ở Biển Đông Trung Quốc.

12 nhận xét:

  1. Tiếng nói nước Nga bảo là "tin vịt" mà Kichbu, hóa ra Tiếng nói nước Nga là "vịt" à?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Inosmi (Báo chí nước ngoài) dịch lại từ "Kampfjets und U-Boote – Russland rüstet China auf" Link:
      http://www.welt.de/politik/ausland/article114764272/Kampfjets-und-U-Boote-Russland-ruestet-China-auf.html

      Xóa
    2. Xin bạn lưu ý: "Tuy nhiên, do một sự trùng hợp kỳ lạ, thông tin này đã được công bố vào giai đoạn căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản vì nhóm đảo tranh chấp ở Biển Đông Trung Quốc."

      Xóa
  2. Nga trang bị vũ khí cho Trung Quốc
    Nghe câu này ngán quá KB ơi

    Trả lờiXóa
  3. Việt Nam mới có Su-30, tầu ngầm mới có lớp kilo.
    Trong khi đó Trung Quốc chiếm dẫn các đảo ở Trường sa, bắn hạ các tầu cá của Việt Nam.
    Cài gì sẽ tới .... haizzz...

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Kichbu hoàn toàn không đồng ý với các còm của nguoi lon do choi ở đây. Nếu còn chút tự trọng, xin đừng bao giờ vào trang Kichbu nữa! (Lần thứ 2 rồi đấy)

    Trả lờiXóa
  6. Thằng Nga ngố đang đói nên bày trò bán vũ khí lấy ăn. Nhưng cái thâm ý của nó là bán cho bọn Tàu vũ khí tinh vi để trả thù Mỹ. Nó định lấy hơn một tỷ thịt thằng Tàu để đánh Mỹ đây mà...?

    Trả lờiXóa
  7. Tin vịt hoặc không, các bạn có thể tham khảo thêm

    SU-35 VÀ LADA HẤP DẪN TRUNG QUỐC BỞI ĐIỀU GÌ? (Tiếng Nga)
    Чем привлекают Китай Су-35 и Лада?

    http://russian.china.org.cn/exclusive/txt/2013-03/29/content_28399937.htm

    Mới đây Nga và Trung Quốc đã ký hai hiệp định quan trọng về kỹ thuật quân sự. Hai nước sẽ cùng chế tạo 4 tàu ngầm tiên tiến AIP lớp Lada và sẽ bán cho Trung Quốc, và Trung Quốc sẽ mua 24 máy bay tiêm kích S-35. Đây là thương vụ đầu tiên sau 10 năm Trung Quốc mua trang thiết bị kỹ thuật quân sự quan trong của Nga.

    Hai tàu ngầm sẽ được chế tạo tại Trung Quốc

    Như đã biết, tàu ngầm AIP lớp Lada được Nga bán lần này có những đặc trưng ưu việt về không tiếng động. Bốn tàu ngầm theo công thức "2+2" sẽ cùng được Nga và Trung Quốc chế tạo, trong số đó 2 chiếc sẽ được chế tạo tại Nga và hai chiếc còn lại - ở Trung Quốc. Lớp Lada - thế hệ tàu ngầm thứ tư chạy bằng diezel và điện. Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ đã chế tạo thế hệ đầu tiên tàu ngầm chạy bằng diezel và điện. So với lớp Kirov, Lada đã có sự phát triển to lớn. Chính thức ở Nga nói rằng lớp tàu ngầm này đã áp dụng hệ thống AIP (hệ thống động cơ, tách biệt với không khí). Ngoài ra, nó được trang bị hệ thống chiến đấu tự động cao, kết quả biên chế thủy thủ đoàn giảm bớt đến 35 người.
    Máy bay Su-35 mới Trung Quốc mua ở Nga là máy bay tiêm kích thế hệ thứ tư, nó rất giống máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm. Theo ý kiến của các nhà phân tích, trước khi đưa máy bay tiêm kích tàng hình vào hoạt động, Su-35 sẽ giảm đáng kể áp lực đối với Trung Quốc trong lĩnh vực phòng thủ không gian. Cho rawgf trong tương lai Nga và Trung Quốc sẽ ký nhiều hơn các hợp đồng mới về hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, chẳng hạn hệ thống S-400, động cơ mạnh 117S, máy bay vận tải hạng nặng IL-476 và máy bay để tiếp nhiên liệu trên không IL-78.
    Bộ trưởng quốc phòng LB Nga Sergei Shoigu cỉ ra rằng hợp tác Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự thực tế có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo an ninh khu vực. Đại diện báo chí của Bộ quốc phòng Geng Jansheng mới đây trả lời câu hỏi của các nhà báo cũng đã nói rằng hợp tác Nga-Trung về kỹ thuật quân sự duy trì xu hướng phát triển lành mạnh, hai bên sẵn sàng và tiếp tục mở rộng hợp tác và đạt được hai bên cùng có lợi và cùng thắng. Cần thấy rằng hợp tác của hai nước trong lĩnh vực quân sự không nhằm vào bên thứ ba và có ý nghĩa tích cực để bảo vệ hòa bình và ôn định khu vực và toàn cầu.

    .....

    Trả lờiXóa
  8. Cha tôi làm việc trên Radar Song Song trong thập niên 60, đó là lý do tại sao các cơ quan mật vụ phương Tây muốn dẫn độ tôi về Việt Nam hoặc thậm chí giết tôi, điều này trái với Công ước Geneva.

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter