Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Trung Quốc cần cương lĩnh đối ngoại mới với "đặc trưng Trung Quốc"


Флаг Китая



Китаю нужна новая внешнеполитическая платформа с «китайской спецификой»

Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 25.03.2013



Kichbu: Bài viết này của Tòa sạn báo Huanqiu, Trung Quốc, lần đầu tiên được đăng vào ngày 19 tháng ba năm 2013 trên Huanqiu, và được Inosmi.ru đăng lại vào ngày 20 tháng ba năm 2013 trước khi Tập Cận Binh lên đường thăm Nga và các nước châu Phi. Tính đến nay thời điểm này đã có 70 179 người “Like”, Kichbu thấy việc dịch bài này là cần thiết để mọi người đọc tham khảo. Bản dịch chưa được biên tập.



Ngày 22 tháng Ba, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tiến hành công du và trong khuôn khổ của nó ông sẽ thăm Nga và ba nước Châu Phi, cũng như tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm BRICS được tổ chức ở Nam Phi. Sự thực rằng trong chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài sau khi được bầu vào chức vụ chủ tịch CHND Trung Hoa, Tập Cận Bình sẽ thăm chính các nước này, được đánh giá rộng rãi như một dấu hiệu cho thấy rõ ràng rằng Trung Quốc, một mặt, quyết tâm mạnh mẽ tiếp tục phát triển các quan hệ đối tác có ý nghĩa chiến lược Trung-Nga và, mặt khác, để bảo đảm tính kế thừa trong chính sách đối ngoại, tập trung vào hợp tác với các nước đang phát triển, bao gồm cả châu Phi.


Cách giải thích như vậy không phải là không có cơ sở. T
ính chất chiến lược của mối quan hệ Trung-Nga bị chi phối bởi bởi các yếu tố địa chính trị, và thực tế điều này mãi mãi là như vậy. Điều gì liên kết chúng ta nhiều hơn, thì đó là trong quan hệ của các nước phương Tây với Trung Quốc và Nga luôn luôn tồn tại sự bất định nào đó, một khoảng cách nào đó. Cả Trung Quốc và cả Nga không muốn tách biệt, đối với cả hai quốc gia, quan hệ với thế giới phương Tây rất quan trọng, tuy nhiên trong quan hệ hợp tác chiến lược song phương của chúng ta không có vô số những mắc míu và trở ngại mà chúng thường nảy sinh trong hợp tác với phương Tây. hai nước cường quốc của chúng ta có những lợi ích chung, và cả hai nước chúng ta hiểu rõ ràng và chắc chắn điều đó.



Sự phối hợp tác của Trung Quốc ngay cả với các quốc gia nhóm BRICS, cũng như các nước đang phát triển khác diễn ra nhẹ nhàng và tự nhiên: nếu xuất hiện mâu thuẫn nào đó, vấn đề này lập tức được giải quyết công khai, mà không có một cuộc đấu tranh giai cấp nào. Dĩ nhiên, trở thành bạn bè với các nước thế giới thứ ba, cũng phải nỗ lực đáng kể, nhưng ở đây, đầu tư rất nhiều sức lực, có thể, nói một cách hình ảnh, "dựng một cây sào và thấy bóng", tức là, nhận được ngay kết quả. Sự phát triển hợp tác với phương Tây đối với chúng ta cũng rất quan trọng, nhưng ở đây không thiếu những phức tạp khác nhau, và nếu những nỗ lực  chỉ  từ một phía, tức là Trung Quốc, thì hầu như không có kết quả nào.



Trong thời gian gần đây, trong xã hội Trung Quốc và đặc biệt là trong giới học thuật đang ngày càng thường xuyên nghe được những tiếng nói ủng hộ cho quan hệ của Trung Quốc với các nước đang phát triển, và số lượng người ủng hộ ý tưởng làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Trung-Nga ngày càng nhiều. Thấy các nước phương Tây liên tục dựng lên những chướng ngại mà cho dù Trung Quốc có đưa ra đề xuất gì chăng nữa, rất nhiều người Trung Quốc bình tường cảm thấy nản lòng hay thậm chí khó chịu.



Tuy nhiên, trong thực tế, Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi một chính sách đối ngoại cân bằng,  thận trọng, bởi vì cách tiếp cận này như trước đây đáp ứng những nguyện vọng cơ bản của toàn bộ xã hội Trung Quốc nói chung. Điều gì quan trọng nhất đối nhân dân Trung Quốc? Bảo về xu hướng phát triển và tăng trưởng, ổn định tình hình thế giới, hòa bình và hòa hợp giữa tất cả các nước trên thế giới.



Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng khi nói đến tình hình thế giới, ở người Trung Quốc vẫn không có một cảm giác an toàn và chắc chắn. Các nước phương Tây sai  lầm cho  rằng Trung Quốc, trở nên giàu có hơn và hùng mạnh hơn, bây giờ "quá tự tin", tuy vậy thiếu tự tin và sợ hãi  trước một sự bất định đã trở thành thành phần cơ bản thái độ của Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Một cảm giác bất định như vậy đã đẩy một số người Trung Quốc đến chỗ  Trung Quốc bằng cách khốc liệt nhất bảo vệ nền độc lập của mình. Thêm một yếu  tố củng cố họ nhiều hơn nữa vào tín niệm này  rằng một số nước phương Tây và những nước láng giềng riêng lẻ của Trung Quốc, có những kỳ vọng nào đó với CHND Trung Hoa, đã hoàn toàn buông tay.



Những quan điểm như vậy đang ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi trong xã hội Trung Quốc. Tất cả điều này đã gây nên một cuộc tranh luận sôi nổi trong các giới học thuật về việc Trung Quốc cần hay không xem xét lại các cơ sở của chính sách đối ngoại của mình.



Chính phủ mới của Trung Quốc khi đưa ra quyết định để giải quyết các cuộc xung đột đối ngoại cụ thể trong tương lai sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ công chúng. Chế độ dân chủ trong chính sách đối ngoại đã trở khái niệm quen thuộc đối với người Trung Quốc:  thậm chí thành phần chính phủ trước đây khi xác định đường lối trong chính sách đối ngoại đã buộc phải tính đến dư luận xã hội, đó là một thực tế không thể phủ nhận.



Tuy nhiên, chúng ta tin rằng chính sách đối ngoại, trước hết,  là một vấn đề quốc gia. Đây là một phần cực kỳ quan trọng của hoạt động nhà nước, mà đối với nó cần kiến ​​thức chuyên môn hóa. Và mặc dù nhiệm vụ duy nhất mà chính sách đối ngoại phải phục vụ – đó là bảo vệ các lợi ích của đất nước và nhân dân Trung Quốc, chính sách này trong bất kỳ trường nào cũng không được xác định bởi những trạng thái tâm lý nhất thời của quần chúng. Sự ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với việc xây dựng chính sách đối ngoại không phải là không giới hạn. Quần chúng nhân dân trong quan hệ với chính sách đối ngoại có thể cho phép tình cảm chi phối lý trí, tuy nhiên nghĩa vụ của nhà nước – xây dựng bộ máy đối ngoại mà trong khuôn khổ của nó các nhà ngoại giao Trung Quốc sẽ có tự do nhất định để tác nghiệp và cơ hội để hoàn thành công việc của mình, và thậm chí đạt được rằng bộ máy này trở thành một phần quen thuộc của xã hội Trung Quốc trong thời đại đa nguyên.



Về sức mạnh tổng hợp của quốc gia, Trung Quốc hiện tại đã trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới. Vì vậy, số lượng các vấn đề chiến lược mà chúng ta phải đối mặt, sẽ chỉ tăng lên. Để duy trì tốc độ phát triển, Trung Quốc cần vạch ra chiến lược đối ngoại toàn cầu, thêm vào đó chiến lược này cần phải phù hợp tình hình quốc gia hiện nay và các mục tiêu của nhà nước. Kinh nghiệm của  các cường quốc khác ở đây chẳng giúp được gì.



Chúng ta cần một chính sách đối ngoại mới, "với đặc trưng Trung Quốc", mà nó sẽ bao gồm trong mình các yếu tố điển hình đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc như  theo đuổi sự phát triển hòa bình, quan tâm các nước đang phát triển, trung thành với những nguyên tắc "láng giềng thân thiện, hòa bình và cùng có lợi” trong quan hệ với  các nước láng giềng,  trước sau mong muốn để giải quyết xung đột  bằng đàm phán, cũng như không ngừng tuân thủ nguyên tắc "không can thiệp vào chính sách đối nội” trong quan hệ với tất cả các quốc gia.



Trung Quốc cần cương lĩnh chính sách đối ngoại của mình, nhưng chính sách đối ngoại của CHND Trung Hoa sẽ  không phục vụ cho các mục đích bành trướng và bá quyền: điều này mâu thuẫn với kinh nghiệm lịch sử của chúng ta, cũng như với các sự thật của thực tiễn khách quan. Trung Quốc sẽ không nhìn thế giới bằng con mắt của một nước yếu đuối, bị chèn ép bởi tất cả các nước, nhưng nó sẽ không  nhẹ dạ chơi bằng bắp thịt tích lũy được trong những năm này. CHND Trung Hoa – cường quốc đang phát triển, tin tưởng vào sức lực của mình, nhưng thận trọng trong hành động của mình. Bảo vệ quan điểm như vậy đáp ứng những lợi ích sống còn của chúng ta.



Người Trung Quốc cần phải hiểu thấu đáo họ muốn đạt được điều gì trong thế giới này, và sau đó không ngừng vươn tới những mục đích vĩ đại được đặt ra, nhưng không phân tán  các lực lượng chiến lược và những cơ hội để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu. Chúng ta cần xác định rạch ròi cho bản thân những lĩnh vực quan trọng nhất để nổ lực, thiếu điều này sẽ không đạt được bất kỳ mục đích vĩ đại nào. Trung Quốc không phải là có sức mạnh toàn năng, tuy nhiên trong  những phương hướng quan trọng nhất và đặc biệt trong những lĩnh vực quan trọng nhất chúng ta phải bách chiến bách thắng.

------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter