Nguồn: bbc.co.uk.russian
Kichbu posted on 24/11/2010
Reposted on 11.03.2013
Nhập đề
Vào năm 1950, khi cộng đồng thế giới đang khắc phục những hậu quả của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, thì ở một nơi xa xôi của Châu Á một cuộc xung đột bùng nổ.
Vào năm 1950, khi cộng đồng thế giới đang khắc phục những hậu quả của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, thì ở một nơi xa xôi của Châu Á một cuộc xung đột bùng nổ.
Chiến
tranh lạnh bất ngờ trở nên nóng bỏng - các nước Hoa Kỳ và đồng minh của nó, rồi
cả Liên Xô, Bắc Triều Tiên và cả Trung Quốc cộng sản cũng bị lôi kéo vào cuộc
chiến. Trong quá trình diễn ra cuộc xung đột, lúc phe bên này, lúc phe bên kia
nắm thế thượng phong, còn trong tiến trình giao tranh hàng trăm nghìn người bị
giết.
Theo
các đánh giá khác nhau, chiến tranh đã cướp đi sinh mạng, ít nhất, của hai
triệu người Triều Tiên (đến 1,5 triệu người từ phía Bắc và gần 400 nghìn người
từ phía Nam), cũng như gần 30 nghìn người Mỹ và hàng nghìn người Anh.
Cần
lưu ý rằng trong suốt hai năm của cuộc chiến tranh kéo dài ba năm, các bên tham
chiến đã những mong muốn ký kết hiệp định hòa bình.
Ngày
27 tháng bảy việc ngừng bắn đã được tuyên bố. Lúc bấy giờ không một ai có thể
nghĩ rằng sau 50 năm hai phía Triều Tiên về kỹ thuật vẫn còn nằm trong tình
trạng chiến tranh với nhau.
Một
hiệp định hòa bình vẫn chưa được ký kết giữa hai nước. Biên giới cho đến tận
bây giờ đầy rẫy những mìn là mìn, các đơn vị pháo và hàng trăm binh lính.
Bắc Triều Tiên tấn công
Tháng
sáu năm 1950
Những
cội rễ của cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên bắt nguồn sau xa trong quá
khứ.
Trong
suốt một thời gian dài Trung Quốc, Nhật Bản và Liên Xô đã có ảnh hưởng trực
tiếp đến tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Thắng
lợi của Nhật trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật 1904-05 đã củng cố địa vị của Nhật
Bản. Năm 1910 Nhật Bản chính thức thực dân hóa Triều Tiên và thống trị Triều
Tiên cho đến khi Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc.
Chỉ
đúng một tuần sau khi Nhật Bản quy hàng, Liên Xô đã lợi dụng tình hình và đưa
quân tiến vào bán đảo. Sau đó, Liên Xô và Hoa Kỳ đã thỏa thuận chia đôi Triều
Tiên thành hai nửa theo vĩ tuyến 38.
Phần phía Bắc theo Moscow, phần phía Nam theo Washington.
Liên
Xô ủng hộ việc xây dựng ở Bắc Triều Tiên một chế độ cộng sản độc tài dưới sự
lãnh đạo của Kim Jong Sen, nguyên thủ lĩnh của phong trao du kích, người này về
sau đã vẻ mình bằng ánh hào quang của chủ nghĩa sùng bá cá nhân.
Hoa
Kỳ trong lúc ấy tiến hành các cuộc bầu cử ở Hàn Quốc, kết quả đã bầu được
Singman Ry làm tổng thống. Các lực lượng quân chiếm đóng đã rút khỏi bán đảo
vào năm 1949.
Liên
Xô đã để lại một đội quân vũ trang Bắc Triều Tiên được huấn luyện tốt với 135
nghìn binh lính tại ngũ, các loại xe tăng và trọng pháo.
Để
so sánh, các lực lượng vũ trang của Hàn Quốc chỉ có đến 98 nghìn người và các
đơn vị này giống như các hình thức của tổ chức cảnh sát nhiều hơn. Trong chừng
mực nào đó, Mỹ muốn tước đi của miền Nam các phương tiện để tránh nước
này tiến công miền Bắc.
Hai
đất nước bắt tay vào khôi phục bán đảo, tuy nhiên phía Bắc mong muốn xây dựng
một chế độ cộng sản trên toàn lãnh thổ Triều Tiên, trong khi đó, miền Nam muốn
xây dựng một đất nước thống nhất, dân chủ.
Cán
cân quân sự nghiêng về phía Bắc. Vào tháng năm 1950, với một tuyên bố thiếu tầm
nhìn xa của ngoại trưởng Hoa Kỳ Din Acheson,
trên thực tế đã loại Hàn Quốc ra khỏi những kế hoạch phòng thủ của Hoa
Kỳ.
Sáng
sớm ngày 25 tháng sáu 1950, khi một nửa binh sĩ của Hàn Quốc đã cần nhận được
giấy nghỉ, Bắc Triều Tiên đã bất ngờ mở cuộc tấn công được chuẩn bị rất
tốt lên toàn tuyến biên giới.
Bao vây
Tháng
sáu - Tháng bảy 1950
Binh
lính Mỹ bắt đầu chuyển quân khẩn cấp từ các căn cứ ở Nhật Bản. Tuy vậy, ngay cả
người Mỹ và quan quân phía Nam
rất lo ngại giao tranh với các lực lượng quân sự phía Bắc.
Khi
rút lui, họ chỉ có thể giữ lại được vùng đất nhỏ bao quanh cảng Pusan nằm ở phía Đông-Nam
bán đảo. Đồng thời Hoa Kỳ kêu gọi sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Hội
đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết kêu gọi tất cả các thành viên hội đồng giúp
phía Nam đánh trả cuộc tiến công của phía Bắc. Nghị quyết được thông trong điều
kiện đại diện Liên Xô chắc chắn phủ quyết
kế hoạch này đã không đến dự hội nghị vì chính sách tẩy chay mà Liên Xô
theo đuổi cho đến khi nào mà Trung Quốc còn chưa trở thành thành viên của Liên
hiệp quốc.
14
nước thành viên của Liên hiệp quốc - Áo, Bỉ, Canada, Columbia, Efiopia, Pháp,
Hà Lan, Niu Di lan, Philippin, Cộng hòa Nam Phi, Thailand, Thổ Nhĩ Kỳ và Vương
quốc Anh - đã ký điều ước giúp đỡ miền Nam sau khi hứa sẽ đưa 300 nghìn binh
lính đến miền Nam . Trong số đó có 260 nghìn quân như Mỹ đã hứa, tuy nhiên Anh, Canada và Áo
cũng đóng góp một phần đáng kể.
Trong
khi các nước này chuẩn bị cho quân tiếp viện, số quân đang có mặt tại Triều
Tiên đã cố gắng giữ vững vùng đất mà họ còn đang kiểm soát được. May mắn thay,
địa hình chật hẹp tại các vùng ven cảng Pusan
- chu vi 80 km chiều dài và 160 km chiều rộng đã giúp họ phòng thủ.
Đồng
thời các đơn vị hậu cần Bắc Triều Tiên bị tổn thất vì tiến quá nhanh.
Tư
lệnh Tập đoàn quân số 8 của Mỹ, tướng Uolton Uoker ra sức kêu gọi quan lính phòng thủ. Ông đã
thốt lên một câu sau này trở nên nổi tiếng: “ Chống lại hay là chết”, và ông
tuyên bố rằng binh lính không có quyền rút lui hơn được nữa.
Trong
suốt tháng rưỡi, quân đội Hàn Quốc và bốn sư đoàn thiếu của Mỹ đã bám trụ vùng
đất này. Trong chiến dịch phòng thủ số binh sỹ Mỹ đã bị chết nhiều đến mức mà
không có một chiến dịch nào sau đó có số thương vong nhiều đến như vậy trong
suốt cả cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Thời
gian vàng ngọc đã phải mua bằng máu.
Tình hình thay đổi
Tháng chín - Tháng mười 1950
Trong khi quân đội phía Bắc cố gắng đập tan sức kháng
thủ tại Pusan, Tư lệnh trưởng liên quân LHQ, tướng Duglas Makartur đã tính đến
chuẩn bị thay đổi tiến trình của cuộc chiến.
Ngày 15 tháng chín 1950, ông ra lệnh bắt đầu cuộc tấn
công mạnh mẽ vào thành phố Inchhon ở phía Tây.
Mục đích của cuộc đổ bộ vào Inchhon, thành phố nằm sâu
trong hậu phương của miền Bắc đơn giản thế này: người Mỹ và quân đồng minh muốn
chặn đường tiếp vận, cắt đứt liên lạc và xiết chặt quân chiếm đóng giữa các đơn
vị đổ bộ và lực lượng phòng thủ ở Pusan.
Kế hoạch của tướng Makartur thật mạo hiểm, bởi các đơn
vị đổ bộ cần phải vật lộn với những con song lừng ( chiều cao đến gần năm met).
Hơn nữa, hòn đảo trong vịnh Inchhon được bảo vệ rất tốt, còn thành phố đang bị
quân phía Bắc chiếm đóng.
Sau khi bố trí lực lượng pháo binh, hai tiểu đoàn tiến
công vào thành phố, đánh lui cuộc phản kháng. Không có một cuộc phản kích nào
trở lại của quân chiếm đóng. Đồng thời,
tập doàn quân số 8 của Mỹ đã phá vỡ sự vây hãm ở Pusan và bắt đầu tiến công ra
phía Bắc. Quan quân Triều Tiên rối loạn và bắt đầu rút lui. Trước ngày 25 tháng
chín quân liên minh đã giải phóng Seoul.
Các lực lượng đồng minh đã có thể dừng bước tại vĩ
tuyến 38 bởi toàn bộ lãnh thổ phía Nam đã được giải phóng.
Tuy nhiên, tổng thống Trooman muốn làm sao để sau
chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên chỉ tồn tại một quốc gia - thân phương Tây,
dân chủ.
Bởi thế, tướng Makartur đã ra lệnh tiếp tục tiến quân
tràn qua biên giới. Nhưng Trooman lo ngại cuộc chiến tranh sẽ mở rộng, đã cương
quyết bảo vệ ý kiến buộc Makartur để Trung Quốc được bình yên.
Trung Quốc nhìn thấy
ở Bắc Triều Tiên một quốc gia làm vùng đệm. Pekin đã cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ tham
chién nếu các lực lượng liên quân vượt qua biên giới phía Bắc. Tuy vậy, những
cảnh báo này được xem như dự báo.
“Về nhà đón
Giáng sinh”
Tháng mười 1950 - Tháng một 1951
Ngày 15 tháng mười Trooman và Makartur đã gặp nhau tại
đảo Ueik trên biển Thái Bình Dương để thảo luận về tình hình và diễn biến tương
lai của cuộc chiến tranh.
Theo các nguồn tin, Makartur thông báo cho Trooman
biết rằng ông ta tin tưởng vào một thắng lợi sớm trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên
và rằng ông không lo sợ Trung Quốc tham gia vào cuộc chiến tranh này.
Chỉ mười ngày sau, quân đội Trung Quốc, sau khi áp
quân sát biên giới, đã thực hiện những trận đánh nhỏ đầu tiên vào liên quân.
Trong suốt thời gian những ngày tiếp theo, các thông
báo về việc các lực lượng Trung Quốc ẩn nấp trong những cánh rừng ở Bắc Triều
Tiên bay về Bộ Tổng tham mưu liên quân. Tuy vậy, những thông tin đó đã không
được quan tâm thích đáng.
Các đơn vị Trung Quốc rút lui, và quan quân liên minh
cho rằng những trận đánh đầu tiên ấy chỉ là những hành động phòng thủ của Pekin. Ngày 24 tháng mười
một, tướng Makartur ra lệnh tiếp tục tiến công vào phía Tây sông Jalutsian, là
biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.
Với tinh thần lạc quan ông cho rằng trận tấn công này
sẽ đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh Triều Tiên và rằng binh sỹ “sẽ về nhà
đón Giáng sinh”. Tuy vậy, cuộc tấn công này đã mở ra một chương mới trong trong
lịch sử cuộc xung đột Triều Tiên. Đến ngày hôm sau, gần 18 nghìn quân “tình
nguyện” Trung Quốc đã chuyển sang tấn công.
Makartur dường như không chờ đợi một sự phát triển của
các sự kiện như thế, đã gửi về Washington
thông báo: “Trước mắt chúng ta hoàn toàn một cuộc chiến tranh mới”.
Ông ra lệnh cho một cuộc rút lui nhục nhã và kéo dài
diễn ra trong điều kiện nhiệt độ dưới độ không. Đến cuối tháng mười hai, binh
lính liên quân buộc phải rút lui qua vĩ tuyến 38.
Trong lúc các lực lương Trung Quốc bắt đầu đợt tấn
công mới, lực lượng liên quân buộc phải lùi về để bảo vệ Seoul trước tháng một 1951. Tại đây - trên
một vùng đất đồng bằng của Hàn Quốc, các lực lượng liên quân đã được chuẩn bị
phòng thủ tốt.
Sau một vài tháng của các trận giao tranh, mặt trận đã
kéo dài trong khu vực của vĩ tuyến 38.
Những cuộc
giao tranh vì đình chiến
Tháng một 1951 - tháng bảy 1953
Tổng thống Trooman đã thông báo LHQ sẵn sàng tuyên bố
đình chiến. Tuy nhiên, tướng Makartur đã tỏ ra không tán thành với thỏa hiệp
này.
Tướng Makartur cho rằng chiến tranh cần phải được tiếp
tục - thậm chí kể cả với Trung Quốc. Ông không che giấu các quan điểm của mình
và sau lưng tổng thống ông trực tiếp nhờ cậy đến nghị viện. Tháng tư năm 1951,
tổng thống Trooman đã cho tướng làm loạn Makartur về hưu. Trong tư cách tư lệnh
trưởng các lực lượng quân Hoa Kỳ và LHQ, Makartur bị thay thế bởi tướng Machiu
Rigvee.
Rigvee trước đó đã từng chỉ huy tập đoàn quân số 8 sau
khi tướng Uolton Uoker chết trong một tai nạn xe hơi.
Ngày 10 tháng bảy 1951 các bên tham chiến mở cuộc đàm
phán về chấm dứt chiến tranh, tuy nhiên vẫn chưa bàn đến một cuộc đình chiến
triệt để. Những người tham gia đàm phán có nghi ngờ điều gì thì đó chính là các
cuộc đàm phán sẽ kéo dài bao lâu.
Các cuộc đàm phán luôn bị đổ vỡ - lúc thì về các vấn
đề trao đổi tù binh, lúc thì về ranh giới rút quân và vân vân và vân vân...Cuối
cùng, việc ký kết hòa bình cũng phải chịu áp lực của nhiều điều kiện mà chúng
chẳng liên quan gì đến các cuộc giao tranh.
Tháng một 1953 Duiat Aizenhauer, người công khai phản
đối cuộc chiến tranh, thay thế Trooman trên cương vị tổng thống Hoa Kỳ,
Aizenhauer tuyên bố với các lực lượng cộng sản biết rằng ông sẽ sử dụng vũ khí
nguyên tử như biện pháp cuối cùng để chấm dứt chiến tranh.
Tháng ba 1953, cái chết của kẻ độc tài Iosif Stalin đã
làm rúng động các cơ sở của thế giới cộng sản.
Ngày 27 tháng bảy 1953, hiệp ước về chấm dứt chiến
tranh dù sao cũng đã được ký kết. Và
chiến tuyến được chấp nhận như đường biên giới mới giữa hai quốc gia. Sau sự
kiện này tiếp theo là các đợt trao trả tù binh.
Việc chấm dứt chiến tranh thoạt tiên chỉ đựơc nghĩ đến
như biện pháp lâm thời. Trong văn kiện cũng chỉ nói đến rằng đình chiến được
xác lập cho đến “khi mà một hiệp ước hòa bình cuối cùng còn chưa được ký kết”.
Tuy nhiên, một hiệp định như thế vẫn không được ký kết
cho đến tận ngày nay. Hiệp định Genever 1954 mà vấn đề Triều Tiên đã được đưa
ra thảo luận, như vậy, đã không mang lại kết quả. Từ đó, biên giới giữa các
Triều Tiên tiếp tục nằm trong tình trạng chiến tranh đối đầu cao nhất.
---
Bài
chưa được biên tập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét