Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Hệ thống GULAG ở Bắc Triiêù Tiên

 Карта северокорейского ГУЛАГа, составленная freekorea.us
Bản đồ hệ thống GULAG ở BắcTriềuTiên

Северокорейский ГУЛАГ



Irina Lagunina

Nguồn: svoboda.org

Kichbu posted on 24.03.2013



Đằng sau chiến dịch đe dọa từ CHDCND Triều Tiên là dòng thông tin không nhận thấy về những tội ác của Bình Nhưỡng chống loài người.

Bắc Triều Tiên tiếp tục đe dọa Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Tối ngày 20 tháng ba, các computer và các trang mạng xã hội của Hàn Quốc bị tấn công bởi virus, mà vì nó các ngân hàng và một số phương tiện truyền thông đại chúng, bao gồm cả các đài truyền hình không thể hoạt động bình thường. Tổng cộng 32 nghìn computer và các trang mạng xã hội bị tê liệt. Nghi ngờ rơi vào Bắc Triều Tiên. Tất cả viết về điều này. Điều gì còn lại ngoài tầm mắt vào ngày đó, thì đó là quyết định của Hội đồng bảo an LHQ về nhân quyền thành lập ủy ban đặc biệt điều tra hệ thống trại lao động cải tại của Bắc Triều Tiên và hàng loạt vụ vi phạm nhân quyền khác, những vi phạm, theo ý kiến của báo cáo viên đặc biệt của LHQ, có thể ngang bằng tội phạm chống lại loài người. Marzuki Darusman tại tổng hành dinh ở Geneve ước tính rằng trong hệ thống GULAG của Bắc Triều Tiên có gần 200 nghìn người.
 

Những con số này trùng với thông tin mà các tổ chức phi chính phủ có tên gọi "Đoàn kết Kito giáo toàn thế giới" thu thập được. Năm 2007 tổ chức đã công bố báo cáo với tiêu đề "Bắc Triều Tiên: câu hỏi đòi hỏi trả lời, kêu gọi đòi hỏi những hành động". Những yêu cầu của họ được các NKO khác ủng hộ, và vào năm 2011 thành lập liên minh từ 40 tổ chức đấu tranh vì sự thành lập ủy ban quốc tế đặc biệt điều tra tình hình nhân quyền ở Bắc Triều Tiên. Liên minh này gọi là "Liên minh quốc tế vì chấm dứt tội ác chống loài người ở Bắc Triều Tiên".

Cuộc sống trong trại

Chuyên gia về CHDCND Triều Tiên trong "Đoàn kết Kito giáo toàn thế giới" Benedikt Rojers nói rằng trong quá trình điều tra điều làm ông ngạc nhiên lớn nhất là hệ thống GULAG nói chung và hệ thống GULAG của Bắc Triều Tiên nói riêng không phải là nơi dành cho sự bất đồng chính kiến. Ở Bắc Triều Tiên không thể tư duy khác hơn những gì người ta gán cho chế độ, không thể nào nghĩ khác hơn, không thể nào bày tỏ những quan điểm và ý kiến, không thể có trong đầu những ý tưởng, khác biệt hoặc bị chính quyền của triều đại nhà Kim xem như đối lập với hệ thống cầm quyền, Benedikt Rojers nói. Điều này, theo ý kiến của ông, làm Bắc Triều Tiên khác một cách cơ bản với những chế độ độc tài khác. Chẳng hạn, trong những thời kỳ đen tối nhất, ở Miến Điện mà "Đoàn kết Kito toàn thế giới" nghiên cứu, vẫn còn không gian nào đó cho xã hội dân sự. Dĩ nhiên, vì điều này nhiều người bị tống tù, và nhà lãnh đạo của phong trào dân chủ trong nước bà Aun San Su Chzi đã nhiều năm bị bắt giam. Nhưng ở Miến Điện dù sao cũng có tổ chứng đối lập. Ở Bắc Triều Tiên nói chung không có chỗ cho tất cả những điều này. Và hệ thống đàn áp sự bất đồng chính kiến được thành lập hoàn toàn phi nhân tính.

 Дворец Ким Чен Ына с ипподромом близ Пхеньяна
Dinh thự của Kim Jong Il với trường đua ngựa gần Bình Nhưỡng

Một trong những câu chuyện làm rúng động dư luận quốc tế trong những năm gần đây, - cuộc sống của một người có tên Chin Jong-Uk. Rojers nhận xét rằng Bắc Triều Tiên độc nhất vô nhị bởi ở đó  tiến hành chính sách trừng phạt "theo các mối liên hệ thân thích" với những người bị trừng phạt. Nếu bạn thực hiện những gì mà chính quyền coi là tội phạm chính trị, thì con cái và cháu chắt của bạn cũng sẽ vào trại lao động cải tao. Chẳng hạn thế này, Chin Jong-Uk đơn giản chỉ đưa bé của các tù nhân chính trị, nó ra đời trong trại.

Viết về Chin Jong-Uk đã có cuốn sách "Đào thoát từ trại số 14". Có đoạn thế này: nó lớn lên không tình yêu thương. Bởi vậy con người này trong đúng nghĩa đen của từ  lớn lên không có những khái niệm như tình yêu thương, niềm tin và lòng nhân từ. Cuộc sống của nó chỉ là những roi vọt, đói khát và lao động nô lệ. Tính cách của nó hình thành tuân thủ lính canh, mật báo về những người tù chính trị khác và thậm chí ăn cắp đồ ăn khi điều này có thể. Khi Chin được 14 tuổi, người ta đã giết mẹ và anh trai của nó trước mắt nó và điều này không hề gây bất kỳ sự  thương tiếc , đớn đau nào ở nó. Trên thực tế, đó là chính nó phục tùng các quy định của nhà tù, đã thông báo cho bảo vệ rằng mẹ và anh trai của nó muốn trốn trại. Khi nó còn nhỏ, nó ăn cắp thức ăn của mẹ - bánh ngô và cháo loãng từ bắp cải chua. Vì thế mẹ nó đánh nó, đôi khi thậm chí rất tàn nhẫn. Nhưng nó không hiểu rằng mẹ nó bị đói. Và nó xem mẹ như đối thủ trong cuộc đấu tranh sinh tồn.

Nó không được nhận huân huy chương vì đã mật báo về cuộc đào tẫu đang được chuẩn bị. Ngược lại, nó bị tống vào boongker ngầm dưới mặt đất và bị tra tấn như một đứa con của kẻ phản bội. Tác giả cuốn sách "Đào thoát từ trại số 14" Blain Harden mô tả nó thế này: "Tàn tạ vì thiếu ăn, nó lớn lên dáng người bé nhỏ và rất gầy. Đôi tay của nó xệ xuống vì lao động nặng nhọc ở tuổi thơ. Vùng cặt và các bắp  bàn tọa của nó phủ đầy vết bỏng. Nơi vùng gia trên rốn là vết thẹo của cái móc mà người ta đã treo nó trên ngọn lửa. Trên mắt cá là những vết cắt vì dây xích mà họ đã treo nó đầu lộn ngược trong xà lim một đêm. Ở ngón tay giữa trên bàn tay phải thiếu một đốt - lính bảo vệ đã trừng phạt nó vì đánh rơi chiếc máy khâu xuống nền ở phân xưởng may. Cẳng chân của nó đầy vết thẹo và các đường cắt vì hàng rào điện thép gai đã không giữ được nó trong trại số 14".

Nó được dạy bảo để làm việc - đến chết, tức là, có thể , đến tuổi 40. Nó không bao giờ biết bất kỳ ai bên ngoài trại 14. Khi nó được 23 tuổi, nó bỏ trốn và, có thể, sau 4 năm đã vượt qua Bắc Triều Tiên - đất nước đói nghèo và hỗn loạn hơn trại số 14, nhưng quy mô lớn hơn - đến Trung Quốc, và sau đó đến Hoa Kỳ. Nó - người duy nhất sinh ra ở GULAG Bắc Triều Tiên, người may mắn trốn thoát được. Bây giờ dần dần nó mới có ý thức  rằng nó đã lớn lên trong những điều kiện phi nhân tính. Bây giờ nó đang học để  hiểu  thế nào là đạo đức và tình cảm.

Như trong cuốn sách về Chin đã viết, GULAG Bắc Triều Tiên tồn tại  hai lần lâu hơn so với của Stalin, và 12 lâu hơn các trại tập trung của phát xít. Các trại cải tạo lao động của Bắc Triều Tiên nhìn rõ từ vệ tinh. Một trong số chúng về diện tích rộng hơn Los-Angeles, nơi Chin hiện nay đang sống.

 
Trại cải tạo lao động số 16

Vào thánh Một năm 2004, cựu công tố viên và quân pháp Jhoshua Stenton đã mở blog "Triều Tiên tự do thống nhất". Kết hợp các bằng chứng của các nhân và các hình ảnh của Google Earth, ông đã lập được cơ sở dữ liệu về GULAG Bắc Triều Tiên.

Benedikt Rojers  từ "Đoàn kết Kito giáo toàn thế giới" nói rằng tuyệt đại đa số các tù nhân chính trị ở Bắc Triều Tiên - đó không phải là những người mà có thể gọi họ là tù chính trị theo đúng nghĩa kinh điển của từ này. Đó không phải là những người bất đồng chính kiến, không phải là những người thương xuyên và có ý thức chống đối chế độ. Họ thực hiện những việc mà chế  độ xem đó là tội phạm, rất thường ngẫu nhiên. Chẳng hạn, ngồi lên tờ báo có in hình Kim Jong Il. Họ bị bắt vì nghe đài nước ngoài nào đó.

Năm ngoái xuất hiện những khẳng định rằng hệ thống GULAG Bắc Triều Tiên đang bị loại bỏ, tuy nhiên chúng chưa được kiểm chứng. Ngược lại, đầu tháng ba, đã công bố báo cáo của tổ chức bảo vệ nhân quyền "Ân xá quốc tế" rằng một trong những trại cải tạo lao động đang mở rộng, đường phân giới giữa trại và các điểm dân cư bao quanh đang bị xóa bỏ, và nhà tù đang thu hút những người dân xung quanh.

Cần bổ sung vào hệ thống nhà tù này thêm sự bần cùng hóa của người dân. Theo các số liệu của báo cáo mới đây của Quỹ thiếu nhi LHQ - UNISEF, hiện 4 phần trăm trẻ em bị thiếu ăn gay gắt (vào năm 2009 có 5,2 phần trăm). Bây giờ 15,5 phần trăm trẻ em mắc bệnh gầy kinh niên, còn năm 2009 khoảng 19 phần trăm. Vấn đề trầm trọng, theo các chuyên gia của UNISEF cho hay, là bệnh thiếu máu trong giới nữ. Ở độ tuổi từ 15 đến 19, một phần ba số người mắc bệnh này. Một phần tư thiếu ăn, 5 phần trăm phụ nữ trong nước đang bị đói. "Nạn đói thường niên tạo dấu ấn không thể đảo ngược được lên sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em", - trong báo cáo của UNISEF viết. Cơ quan điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ cũng cảnh báo rằng hai phần ba trong số 24 triệu người dân Bắc Triều Tiên không biết rằng hôm nay họ có cái ăn hay không.

Che giấu đằng sau những vấn đề an ninh

Theo ý kiến của các tổ chức bảo vệ nhân quyền, một trong những vấn đề với Bắc Triều Tiên nằm ở chỗ rằng đất nước này đang thu hút sự quan tâm quốc tế chỉ liên quan đến các vấn đề an ninh: các vấn đề của chương trình hạt nhân, xung đột trên bán đảo. Còn về vấn đề nhân quyền rất ít nói đến, nhưng điều tra quốc tế sẽ giúp đưa ra vấn đề này lên hàng đầu. Hiện chế độ Bắc Tiều Tiên khéo léo sử dụng từ ngữ hiếu chiến, khi cộng đồng quốc tế bắt đầu nói về đất nước này từ các diễn đàn cấp cao.

Giáo sư từ đại học Kunmin ở Seoul  Andrei Lankov nhận xét rằng những tuyên bố về tấn công hạt nhân vào Washington và Hàn Quốc, tuyên bố chấm dứt hiệp định đình chiến nghe được trong thời gian gần đây, - đó là phản ứng tương đối điển hình đối với bất kỳ nghị quyết mạnh mẽ nào liên quan đến Bắc Triều Tiên của Hội đồng bảo an LHQ, mặc dù lần này đao to búa lớn bất thường. "Mới đây đã thông qua nghị quyết về các biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an LHQ, người Bắc Triều Tiên đang phản ứng đối với nghị quyết cũng đúng như họũâ phản ứng với nghị quyết tương tự vào năm 2009, - Lankov nói. - Tuyên bố rằng đây là hành vi của chiến tranh, chúnh tôi sẵn sàng tấn công, chúng tôi sẽ tấn công chính xác, chúng tôi sẽ biến Seoul và Washington thành biển lửa, chúng tôi chỉ chờ mệnh lệnh của tổng tư lệnh tối cao, chúng tôi sắp bắt đầu cuộc chiến tranh vĩ đại vì sự thống nhất đất nước, nói ngắn gọn, chiếm Hàn Quốc, và vân vân.

Giáo sư nhận xét, tuy vậy, rằng ở lối nói hiếu chiến có yếu tối chính trị đối nội: rất có ích lợi luôn nhắc cho dân chúng nhớ  rằng đất nước đang bị bao vây bởi những kẻ thù độc ác và tàn bạo. Và không điều gì có thể giúp sự thống nhất nhân dân  như việc chạy tập thể vào hầm tránh bom. "Họ đã bắt một số lượng đáng kể dân chúng Bắc Triều Tiên chạy vào hầm tránh bom", - Lankov nói. Mặc dù không có những nguyên nhân nội kinh tế cho điều này.
 KoreaAtNight20121205 NASA


Tình hình kinh tế của đất nước, theo các chuẩn mực của đa số các nước láng giềng, rất tồi tệ, nhưng theo chuẩn của riêng mình, hoàn toàn thậm chí tốt, Lankov cho hay. Theo các số liệu của ông, bất chấp những thông tin mà chúng thường xuyên xuất hiện trên báo chí thế giới, tình hình kinh tế của Bắc Triều Tiên trong những năm gần đây được cải thiện, nhưng chậm. Đồng thời một điều thú vị rằng việc cải thiện chính xác bắt đầu khi mọi người chết trên đường phố như 15 năm trước. Người dân bắt đầu mặc đẹp hơn, ở các thành phố lớn bắt đầu xuất hiện ô tô tư nhân mà về chúng trước kia nghĩ đến cũng không thể.

Có sự phát triển kinh tế, những có cả sự  căm phẫn. Tình hình, theo lời Lankov, có cái gì đó giống Liên Xô của những năm 70s. Giáo sư cho rằng yếu tố Trung Quốc ảnh hưởng trước tiên: trong thời gian mười năm gần đây buôn bán của Bắc Triều Tiên với Trung Quốc tăng lên 7-8 lần. Tuy nhiên  một phần đáng kể buôn bán này được Trung Quốc trợ cấp và thực tế không phải là buôn bán mà là hình thức giúp đỡ Bắc Triều Tiên. Yếu tố thứ hai - đây là sự phát triển thị trường tư nhân và các quan hệ tiền hàng tư nhân trong nước. "Về lý thuyết ở đó, dĩ nhiên, khắp nơi treo các biển hiệu nhà nước, và đất nước muốn thể hiện mình là đất nước xã hội chủ nghĩa mẫu mực, nhưng trên thực tế tất cả từ lâu không như vậy", - Lankov nói. Còn yếu tố thứ ba, theo ý kiến của giáo sư, đó là mọi người học cách sống và các nhà quản lý công nghiệp học cách quản lý trong những điều kiện mới. Tại các cơ sở công nghiệp nhà nước người ta không còn chờ đợi khi họ được giử đến từ cấp trên những khoản tiền hoặc trợ cấp nào đó. "Họ tự cởi bỏ bằng sức lực của mình, và, như lẽ thường, họ đang thành công", - Lankov nói.

GULAG Bắc Triều Tiên cũng đóng góp một  phần của mình vào sự phát triển của đất nước. Trong những năm tồn tại của nó, theo các số liệu của các tổ chức bảo vệ nhân quyền, trong các trại cải tạo lao động, vì lao động quá sức, bị đánh đập, ngược đãi, đói khát và hành quyết hơn 400 nghìn người đã chết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter