Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Phép lạ của kinh tế Trung Quốc đã kết thúc

Китайское экономическое чудо закончилось | Фото: AFP

Китайское экономическое чудо закончилось


Kichbu theo: mignews.com

35 năm đã qua, sau khi Trung Quốc bỏ chủ nghĩa cộng sản và chuyển sang mô hình tư bản chủ nghĩa nhà nước, động cơ của kinh tế châu Á đang  hết nhiên liệu.

Nền kinh tế Trung Quốc hiện đang lâm vào tình trạng bị chi phối bởi sự hiện diện của khu vực nhà nước to đồ sộ,  không hiệu quả và nợ công tăng lên. Nhà nước đã đạt mức xuất khẩu tối đa có thể, và bây giờ thảm họa môi trường và bất bình đẳng xã hội khủng khiếp đang đe dọa hủy hoại câu chuyện phép lạ của kinh tế.
Trong suốt ba thập kỷ qua, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hơn 10% mỗi năm. Kết quả, hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo. Đồng thời, tỷ trọng của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới đã tăng từ 2% vào năm 1980 lên 15% vào năm 2013.

Hôm nay, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm lại, và các chuyên gia nói về sự cần thiết có những cuộc cải cách mà chúng sẽ kéo dài 10 năm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần trước đã tổ chức hội nghị với giới chóp bu vận hành nền kinh tế của đất nước. Mục đích của hội nghị là "thay đổi các nguyên tắc cơ bản hoạt động của nền kinh tế Trung Quốc".

Ngày nay, kinh tế Trung Quốc cầm cự nhờ  các khoản vay từ các quỹ tiết kiệm hoạt động với lãi suất rất thấp, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của chính phủ, và thông qua sự phân phối của các khoản vay này của các công ty lớn của nhà nước - hầu như không có bất kỳ sự kiểm soát nào của nhà nước. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái cố định thấp duy trì giả tạo và trợ cấp chi phí năng lượng. Chính phủ cũng đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng, bỏ qua các chi phí môi trường của chương trình như vậy.
Vấn đề chính của Trung Quốc, theo các chuyên gia phương Tây, là sự phụ thuộc ngày càng tăng của tăng trưởng kinh tế của khoản vay. Trong tình hình như vậy, Trung Quốc có thể rơi vào tình hình như Nhật Bản trong suốt hơn một thập kỷ, Nhật Bản đã thanh toán những khoản vay bằng những khoản vay và sa lầy trong đầm lầy đầu tư đã hình thành. Vào tháng Tư, Fitch đã hạ bậc đồng tiền Trung Quốc. Tháng trước, cơ quan này cũng cảnh báo rằng mô hình kinh tế, dựa trên các nhu cầu đầu tư lớn, sẽ không kéo dài.

Ban lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra rằng mô hình kinh tế hiện nay đã lỗi thời, và cần thiết tìm kiếm những con đường để phát triển - và họ, chắc là, sẽ đánh vào lợi nhuận của các công ty nhà nước. Các quan chức của đảng đã nhận ra vấn đề này một thời gian dài trước đây, nhưng vị thế hiện hành có lợi cho giới tinh hoa của đảng hiện đang kiểm soát các công ty nhà nước, và liệu ban lãnh đạo hiện nay của đất nước có quyết định xâm phạm đến những đặc quyền, đặc lợi của họ hay không, vẫn còn là câu hỏi mở.


*
Xem thêm:
Trung Quốc công bố cải tổ kinh tế (BBC).  - Trung Quốc sẽ tiến hành ‘cải cách sâu rộng toàn diện’ (VOA).    – Phạm Chí Dũng: Vì sao Trung Quốc phải cải cách kinh tế?    -  Trung Quốc sẽ cải cách thế nào? (DV).- Trung Quốc đẩy mạnh cải cách? (RFA). - Trung Quốc : Mở cửa kinh tế, siết chặt chính trị (RFI). - Trung Quốc : Tăng cường vai trò thị trường nhưng duy trì quyền lực Đảng. - Trung Quốc thành lập Hội đồng An ninh Nhà nước. - Trung Quốc gợi ý vai trò đối nội của Ủy ban An ninh Quốc gia (VOA).
-----
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter