Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Trung Quốc đã viết một kịch bản khủng khiếp


Новость на Newsland: Китай объявил о создании

Китай написал страшный сценарий


Lyubov Lyulko

Kichbu theo: nomad.su



Hoa Kỳ đã thách thức vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc  xác lập trên vùng lãnh thổ của  quần đảo Senkaku   đã được "quốc hữu hóa" bởi Nhật Bản. Vào đêm rạng ngày  thứ Hai  các máy bay ném bom-B52 của Mỹ đã bay qua vùng đảo này,  một phi đội máy bay và một số tàu chiến của Nhật Bản cũng tiếp cận. Nhà phân tích  Nhật Bản cho rằng: người Trung Quốc đã viết một  kịch bản “khủng khiếp” nào đó.

 Новость на Newsland: Китай блефует и рискует


Trung Quốc tham vọng vùng không gian gần một triệu dặm vuông ở biển Hoa Đông, khăng khăng cho rằng các nguồn tài nguyên năng lượng và cá thuộc về họ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã cảnh báo thông qua các phương tiện truyền thông chính thống rằng tất cả các máy bay  bay vào khu vực nhận dạng phòng không của Trung Quốc trên biển Hoa Đông có nghĩa vụ cung cấp trước thông tin và dữ liệu về tuyến bay. Việc không thực hiện yêu cầu này sẽ dẫn đến “các biện pháp bảo vệ khẩn cấp" từ phía các lực lượng vũ trang của Trung Quốc, trong tuyên bố nói. Nguyên nhân của việc mở rộng khu vực phòng không là sự cần thiết "bảo vệ chống lại các mối đe dọa tiềm năng từ không trung".

Các đảo Senkaku (Điếu Ngư) tranh chấp với Nhật Bản được Nhật Bản mua lại vào năm 2012 của một tư nhân và tuyên bố là lãnh thổ của mình nằm trong khu vực nhận dạng phòng không mới này. Các biện pháp trả đũa từ phía Nhật Bản  và Hoa Kỳ là quốc gia đã có với Nhật Bản hiệp ước phòng thủ chung vào năm 1952, đã không bắt buộc mình chờ đợi. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nói rằng các lực lượng không quân của phòng vệ Nhật Bản sẽ không cung cấp cho Trung Quốc thông tin về các chuyến bay của mình  trong khu vực nhận dạng phòng không của Trung Quốc.

"Việc tuyên bố khu vực nhận diện phòng không  bởi Trung Quốc – đó là biện pháp đơn phương của CHND Trung Hoa. Chúng tôi quyết bảo vệ để nó phải được bải bỏ càng sớm càng tốt, và sẽ không công nhận nó”, - kênh truyền hình NHK trích lời của bộ trưởng. "Chúng tôi xem sự kiện này là yếu tố gây mất ổn định,  mưu toan thay đổi hiện trạng trong khu vực", bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hegel nói. "Những hành động đơn phương này làm tăng nguy cơ không hiểu lẫn nhau và những tính toán sai lầm".

Hegel đã cảnh báo rằng các hoạt động quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương sẽ được tổ chức trên các lộ trình mà không phải thực hiện yêu sách của Trung Quốc và điều này đã được thể hiện vào ngày hôm sau. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án tuyên bố của Hegel là "vô trách nhiệm". Tình hình thậm chí còn căng thẳng hơn sau thông tin rằng  một đội tàu của Hải quân Hoa Kỳ hôm thứ ba đã tới bờ biển Nhật Bản để tập trận nhằm hoàn thiện các kịch bản đề phòng một cuộc tấn công có thể vào quốc gia này.

Có thông tin rằng cựu chủ tịch tham mưu trưởng liên quân, đô đốc Mike Mullen, vào thời của mình đã đề nghị Trung Quốc thiết lập kênh liên lạc trực tiếp giữa hai quân đội để tránh những hiểu lầm. Tình hình căng thẳng quan hệ như vậy chưa xảy ra trong khoảng 20 năm qua, lần gần đây nhất vào năm 1996, vào thời điểm của cái gọi là "cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan" (vì hai nhóm đảo tranh chấp, Kim Môn), khi Hoa Kỳ đã phái đến đó hai tàu sân bay.





Новость на Newsland: Китай призвал США не оказывать поддержку Японии 

Đây là một bước đi rất ngớ ngẩn, rất nguy hiểm của Trung Quốc. Nếu Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc cố gắng can thiệp (vào việc thực hiện các cuộc tập trận Mỹ-Nhật Bản), ở đó sẽ có vấn đề thực sự", - Brad Glosserman, giám đốc điều hành Diễn đàn Thái Bình Dương của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Honolulu trả lời báo USD Today. Nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đã quyết định "trắc nghiệm" thủ tướng mới được bầu Shinzo Abe, người đang từng bước thay đổi chiến lược quân sự của Nhật Bản. Abe thúc đẩy luật về chuyển giao hoàn toàn các lực lượng quốc phòng của Nhật Bản về dưới sự chỉ huy của Pentagon. Ông đã nâng chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản, năm nay đã trở thành lớn nhất trong 22 năm qua (54 tỷ dollars).

"Hiện tại vẫn không rõ tại sao Trung Quốc đã quyết định bây giờ công bố những hạn chế không phận mới, Narushige Michishita, giám đốc chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực an ninh quốc tế tại Viện nghiên cứu chính sách ở Tokyo nói với báo USA Today". Ai đứng đằng sau việc này - Tập Cận Bình hay giới tướng lĩnh yêu cầu việc này - không rõ, nhưng nếu kịch bản đã được viết, thì đây là một kịch bản khủng khiếp".
Các chuyên gia Nga không bi quan đến thế trong đánh giá của họ. "Mỹ mong muốn ủng hộ đồng minh của mình. Obama đã tuyên bố chính sách xây dựng hướng Thái Bình Dương, nơi họ sẽ cùng hành động với các đồng minh - Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và đồng thời đây cũng sẽ là bài học cho Trung Quốc, rằng Mỹ sẽ không từ bỏ đồng minh của họ từng người một Nhưng tôi cho rằng đây đơn thuần chỉ là thể hiện của các cơ bắp, và sẽ không biến thành một cuộc xung đột vũ trang", - Viktor Kremenyuk, phó giám đốc Viện Hoa Kỳ và Canada của Viện Hàn lâm khoa học Nga bình luận với" Pravda.Ru.

"Ý định này của Hoa Kỳ cho thấy là chủ nhân của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương", Paul Kammenov, một nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Viễn Đông, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và xã hội Trung Quốc trả lời “Pravd.Ru”. Ngay cả Trung Quốc cũng tham vọng vào vai trò này.
Đây là một khu vực đầy hứa hẹn, nơi sản xuất  đến 50 phần trăm GDP của thế giới, và xu hướng tăng trưởng vẫn ổn định, và một giải pháp quân sự cho cuộc xung đột là ít xảy ra, bởi vì Trung Quốc quan tâm đến sự phát triển của mối quan hệ bình thường với Hoa Kỳ, kể cả trong lĩnh vực quân sự. Trung Quốc bất bình rằng Hoa Kỳ tái vũ trang quân đội của Đài Loan, là quốc đảo Trung Quốc coi lãnh thổ của họ.  Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực các đất nước đang hợp tác – đó là cuộc đấu tranh chống hải tặc, tiến hành các hoạt động cứu hộ. Đối với Nhật Bản, thì ở đây không nhìn thấy cơ sở nào cho cuộc xung đột, các nước về kinh tế phụ thuộc lẫn nhau mạnh mẽ, và cuộc xung đột xung quanh quần đảo Senkaku được sử dụng cho mục đích nội bộ, " - chuyên gia cho hay.

Những mục đích này như thế nào? Tâm lý chống Nhật Bản tiếp tục thể hiện tại Trung Quốc rất mạnh, vì vậy Tập Cẩm Bình mới đây lên nắm quyền cần cho thấy rằng ông đã được huy động để chống lại kẻ thù bên ngoài, điều này sẽ làm tăng uy tín của ông và hình ảnh của quân đội và hải quân. Nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản - Abe, về phần mình, theo đuổi mục đích tương tự, ông muốn nâng cao uy tín quốc tế và vị trí của mình trong nước. Tokyo đang cố gắng để chơi ván bài "mối đe dọa Trung Quốc", như người thể hiện lợi ích của các nước muốn hạn chế gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và hạn chế tham vọng địa chính trị của Pekin.

*

Xem thêm:
- Nhật Bản thách thức vùng phòng không mới của Trung Quốc (RFI).- B-52 của Mỹ tiếp tục công phá uy tín của Trung Quốc (RFI). – Bắc Kinh sẵn sàng chịu giông bão ngoại giao nhưng không dám khiêu chiến. – Báo chí Trung Quốc : Bắc Kinh phản ứng quá chậm trước B-52 của Mỹ. – Bắc Kinh làm châu Á Thái Bình Dương mất ổn định ?.- Biden sẽ nói với TQ về quan ngại của Mỹ (BBC).  – Nhật, Nam Hàn bất chấp vùng phòng không.  – Máy bay Nhật Bản, Nam Triều Tiên bay qua không phận tranh chấp (VOA).  – Hiệp định Mỹ-Nhật bao gồm các đảo bị tranh chấp.  – Hàn Quốc muốn vẽ lại ADIZ, Trung Quốc “lắc đầu” (DV).  – Nhật Bản trang bị tàu hiện đại bảo vệ bờ biển (Tin tức). – Ẩn ý điều B52 của Mỹ tới Hoa Đông (VNN).  – Trung Quốc “chỉ muốn dọa nước nhỏ” (NLĐ).  – Mỹ – Nhật tập trận cảnh báo Trung Quốc.  – Video Mỹ và Nhật Bản tập trận chung tại biển Hoa Đông (TTXVN).  – Trung Quốc sẽ hủy vùng nhận dạng phòng không mới trong vòng 44 năm (TN).  – Vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc: Các chuyến bay Việt Nam vẫn khai thác bình thường.

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter