Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Cuộc đời và cái chết của Indira Gandhi

Жизнь и смерть Индиры Ганди. Она пришла к власти демократически путем, но стала диктатором

Жизнь и смерть Индиры Ганди


Аlexander Sitnikov

Kichbu theo: svpressa.ru



Bà lên nắm quền lực bằng biện pháp dân chủ, nhưng lại trở thành nhà độc tài.

Indira Gandhi Priyadarshini, con gái của Jawaharlal Nehru  sinh ngày 19 tháng 11 năm 1917 tại Allahabad, bang Uttar Pradesh. Trên thế giới mọi người có quyền xem bà là phụ nữ-chính khánh nổi tiếng nhất. Sự nghiệp chính trị của bà được coi là kinh điển của việc biến một thủ lĩnh-nhà dân chủ thành nhà độc tài, tin vào sự bất khả xâm phạm và sự độc đáo riêng của mình. Cái chết của bà đã được tiên đoán và thậm chí  hợp quy luật đến mức mà tự mình bà đã biết về điều này, bà viết: "Nếu tôi sẽ chết bởi cái chết bạo lực, điều mà một số người sợ hãi và một số khác mưu toan, tôi biết rằng bạo lực chỉ là trong suy nghĩ và hành động giết người. Nhưng không phải trong cái chết của tôi, vì không có sự thù hận nào có khả năng vượt qua tình yêu của tôi dành cho nhân dân của mình”.

Ngày 31 tháng 10 năm 1984, Indira Gandhi đã bị bắn chết bởi những vệ sĩ riêng của bà, những người dân tộc Sikh – Beant Singh và Satvantom Singh. Trước đó, bộ phận an ninh của thủ tướng đã nhiều lần yêu cầu loại bỏ tất cả các vệ sĩ người Sikh ra khỏi lực lượng bảo vệ. Nhưng Gandhi đã để họ lại, cho rằng làm như vậy bà sẽ đánh bật con chủ bài hỏi tay những người Sikh theo chủ nghĩa dân tộc và những người dân Punjab sẽ lấy lại niềm tin đã bị mất sau cuộc tấn công man rợ "chùa ​​Vàng" tại Amritsar.

Trong khi đó, các cơ quan tình báo Ấn Độ đã biết được rằng Beant Singh trước vụ ám sát đã vài lần tại New Delhi gặp gỡ với những người của Talvinder đứng đầu các băng đảng khủng bố của người Sikh lúc bấy giờ. Tuy nhiên, người ta đã không nói gì cho Gandhi về điều này. Và họ cũng không thông tin về cuộc gặp gỡ bí mật của  Beant với một đại diện của những kẻ khủng bố người Sikh - Chauhan vào tháng Mười năm 1983 tại London, trong chuyến thăm Anh của Gandhi.  Chính vì thế nảy sinh giả thuyết rằng các cơ quan tình báo Vương quốc Anh đứng đằng sau vụ ám sát Indira Gandhi.

- Theo giả thiết cá nhân, vụ ám sát Indira Gandhi có thể được thảo luận, bởi vì nhiều chi tiết mang nét bí ẩn. Nhưng hiện không có các chứng cứ rằng người Anh điều khiển bàn tay của những kẻ giết người - tiến sĩ kinh tế, nhà khoa học hàng đầu IMEMO Viện Hàn lâm kho học Nga, bà Elena Bragin cho biết. - Không có bất kỳ sự cần thiết cấp bách nào để buộc London phải loại bỏ nhà lãnh tụ của Ấn Độ, khi việc Ấn Độ quay trở lại quá khứ thuộc địa là một điều không thể. Cuối cùng, như thủ tướng của một đất nước vĩ đại, bà không tiến hành hoạt động thù địch trong quan hệ với nước Anh. Trong các tài liệu chuẩn tôi cũng không thấy các bằng chứng giả thiết về âm mưu của các cơ quan tình báo phương Tây.

"SP": - Tuy nhiên London, sau khi tuyên bố nền độc lập của Ấn Độ, trên thực tế đã chia cắt đất nước theo kiểu “còn sống”. Nhiều chuyên gia đến nay vẫn thấy ở đây một động thái tinh quái của những người Anglo-Saxons tạo ra cơ chế của những mâu thuẫn liên quốc gia không thể hòa giải.

- Nghiêm túc mà nói, sự phân chia này quả là đau đớn cho cả Ấn Độ và cho cả phía tây và phía đông Pakistan, là Bangladesh hiện nay. Lịch sử cho thấy rằng sự sụp đổ của mỗi quốc gia là thảm kịch sâu sắc cũng như các mối quan hệ nội thân bị phá vỡ. Ấn Độ cũng không phải là ngoại lệ. Những người Pakistan Hồi giáo và Ấn Độ đã sống cùng nhau trong nhiều thế kỷ. Nhưng sau khi phân chia, cộng đồng Ấn Độ ở khu vực Đông Pakistan đã bị bức hại, dẫn đến mất mát lớn to lớn về người. Không phải một mình người Anh đã vẽ nên bản đồ của các quốc gia mới. Trong sự chia cắt này có sự tham gia của cả các nhà lãnh đạo chính trị nổi tiếng của Ấn Độ mới, và của các nhà lãnh đạo của cộng đồng Hồi giáo, mà họ sau này đã đứng đầu Pakistan và Bangladesh. Họ cho rằng không có cách thức nào khác, không ai có thể dự đoán rằng các sự kiện trong tương lai sẽ phát triển theo kịch bản đẫm máu như vậy. Liệu có thể có thể tiến hành phân chia khác? Có lẽ - có thể. Nhưng lúc bấy giờ, vào năm 1947, đất nước bị đốt cháy dưới gót chân của người Anh cũng như người Ấn Độ. Các quyết định đã được chấp thuận tức thời.

"SP": - Có một một  sự lựa chọn khác cho cuộc tấn công "chùa ​​Vàng" ở Punjab?

Với chiều dài của năm tháng dễ dàng nói rằng điều này có thể  không nên làm. Mặt khác, Indira hiểu rằng cuộc tấn công sẽ trở thành xuất phát điểm đối với việc trả thù của những người Sikh. Bà đã biết rằng sẽ xảy ra mưu sát. Những dù sao cũng đã quyết định tấn công. Những người hiểu biết bà, xem Indira Gandhi là người phụ nữ rất đa cảm. Bà đã ra nhiều quyết định một cách cảm tính.

"SP": - Indira Gandhi đến  với chính trị lớn như là một nhà dân chủ. Nhưng đã trở thành một nhà độc tài. Tại sao vậy?

- Tôi bắt đầu từ việc lúc bấy giờ Ấn Độ lâm vào tình trạng kinh tế trầm trọng nhất. Ấn Độ của những năm 70s - hoàn toàn không phải là Ấn Độ mà chúng ta biết hôm nay, sau khi tiến hành những cải cách tuyệt vời. Mặc dù bây giờ ở đó còn rất nhiều người nghèo đói. Trong những điều kiện thời đó rất khó để tìm ra giải pháp đúng, bởi vì các vấn đề nội bộ khó khăn nhất đã tích tụ. Để tìm một lối thoát khỏi bế tắc cần ý chí và quyết tâm. Mặt khác, trong thực tế, Gandhi đã có ít bạn chiến đấu trung thành. Vì vậy, bà phải thường xuyên đưa ra quyết định một mình. Kết quả , bà bị người ta gán cho tội tham quyền.

Ngoài ra, Indira Gandhi là con gái của người sáng lập của đất nước Ấn Độ tự do, người đã để lại dấu ấn nhất định trong cách ứng xử của bà. Đôi khi bà thiếu sự kiên nhẫn tối thiểu. Chẳng hạn, muốn loại bỏ các khu ổ chuột ra khỏi Dehli càng nhanh càng tốt. Các khu vực nghèo đói mênh mong đã gây cho bà ấn tượng nặng nề. Có nhớ bộ phim "Tỷ phú từ các khu ổ chuột” không?  Lúc bấy giờ thực sự khắp mọi nơi là như vậy.

"SP": - Người ta nói, chính bởi thế Indira Gandhi trên thực tế đã bị thất cử trong các các cuộc bầu cử vào năm 1971. Và để duy trì quyền lực, bà đã gian lận bầu cử. Phải vậy  không?

Những người từ các khu ổ chuột không hiểu Indira Gandhi. Và họ cũng không thể chấp nhận xóa bỏ những túp lều của họ, mà thậm chí chúng không thể gọi là những túp lều. Họ đã bỏ phiếu chống lại bà. Chiến dịch tranh cử năm 1971 gây nhiều tranh cãi. Từ phía Quốc hội quốc gia cầm quyền, tất nhiên, có những gian lận. Nếu ngạc nhiên và nói: "Ồ, như thế thật tồi tệ!" – thật là vô nghĩa.

"SP": - Tại sao?

- Vì rằng các đảng cầm quyền ở tất cả các nước là nguồn lực hành chính. Ở đây có gì phải ngạc nhiên? Quốc hội quốc gia Ấn Độ do Indira Gandhi đứng đầu, cũng không ngoại lệ. Họ muốn duy trì quyền lực bằng mọi giá, vì họ tin tưởng  vào sự đúng đắn chính sách của họ và không tin rằng phe đối lập có thể điều hành một quốc gia phức tạp như Ấn Độ. Nền dân chủ trong quốc gia nghèo nhất luôn luôn có đặc thù của riêng mình. Và dù sao những người Ấn Độ, mặc dù tình trạng nghèo đói tràn lan, lúc bấy giờ đã có truyền thống dân chủ mạnh mẽ. Tiếp tục chủ đề tôi nói rằng vào năm 2014, rất có thể, Quốc hội quốc gia Ấn Độ sẽ mất vị trí của họ.

"SP": - Những thành tựu quan trọng nhất của Indira Gandhi là gì?

Điều quan trọng nhất – bà lèo lái được đất nước trong cơn sóng cả, không để xảy ra tình trạng hỗn loạn và nội chiến trong bối cảnh nghèo đói hàng loạt. Dưới thời của bà, tăng trưởng GDP bắt đầu,  viện trợ nhà nước cho các tầng lớp thiệt thòi nhất của xã hội bất đầu, "cuộc cách mạng xanh" được thực hiện và nó đảm bảo ngũ cốc cho đất nước.  "Các cửa hàng giá cả hợp lý" bắt đầu hoạt động. Đó là bí ẩn  Ấn Độ. Trong các cửa hàng này có thể mua tất cả mọi thứ cần thiết với giá cả phải chăng đối với người nghèo. Một phần hàng hoá nói chung được phân phát miễn phí. Nói chung, "cuộc cách mạng xanh" đã có tác động rất lớn đến sự phát triển của Ấn Độ.

"SP": - Còn sai lầm lớn nhất của Indira Gandhi là gì? Ở phương Tây, người ta xem việc thủ tiêu hai triệu người Ấn Độ là hành động phát xít.

Có thể gọi đó là sai lầm chính. Tất nhiên, không nên thực hiện điều đó. Nhiều khả năng, đã bị mất kiểm soát tình hình, bởi vì lúc bấy giờ rất nhiều áp lực từ các thủ lĩnh chính trị. Trong đó - bởi con trai của Indira Gandhi, người tin rằng việc thủ tiêu những người nghèo nhất sẽ ngăn chặn  tình trạng gia tăng nạn đói nghèo. Các quan chức nhìn thấy trước mặt họ hàng triệu và hàng triệu người nghèo đói mà con cái của họ đang sống dỡ chết dỡ. Điều kinh hoàng này cần phải ngăn chặn thế nào đó. Dĩ nhiên, phán xét thì dễ khi chúng ta không có những vấn đề như vậy.

"SP": - Các mối quan hệ như thế nào giữa Liên Xô và Ấn Độ trong những năm cầm quyền của bà?

- Rất thân thiện. Indira Gandhi tiến hành chính sách đối ngoại hợp lý. Nói riêng - chính sách không liên kết. Bà hiểu rằng gia nhập vào khối này hoặc khối khác sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp cho Ấn Độ. Thực chất, bà là chính trị gia có ảnh hưởng nhất trong số các nhà lãnh đạo ở các nước đang phát triển. - Đặc biệt là ở Đông Nam Á. Hiện nay Ấn Độ  nhờ Indira Gandhi đã trở thành siêu cường ở châu Á. Tiện thể nói thêm, bà có quan hệ tốt với Brezhnev, nhưng bà có một mối quan hệ lạnh nhạt với Mao. Trước hết, bởi vì những truyền thống dân chủ - hoàn toàn mâu thuẫn với những gì đã xảy ra ở Trung Quốc của chủ nghĩa cộng sản thời chiến. Ngoài ra, rất nhiều người tị nạn đến Ấn Độ từ Tây Tạng sau khi vùng đất đó bị Trung Quốc xâm lược. Trong đó có Dalai Lama.

"SP": - Ấn Độ có bom nguyên tử - đó là một công lao của Indira Gandhi?

- Vâng! Bom nguyên tử - đó là ý tưởng của bà, bởi vì các mối quan hệ với Pakistan rất căng thẳng. Và bà đã làm bom nguyên tử. Nói thêm, bà đã không chi những khoản ngân sách lớn như vậy vào quốc phòng.
-----


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter