Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Nga và Việt Nam, cùng nhau đi tới những chân trời hợp tác mới

Новость на Newsland: Россия - Вьетнам: вместе к новым рубежам сотрудничества

Россия - Вьетнам: вместе к новым рубежам сотрудничества


Kichbu theo nhandan.com.vn



Nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam ngày 12-11, Tổng thống LB Nga V.Pu-tin có bài viết đánh giá thực trạng và triển vọng quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - LB Nga. Chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung bài viết này.

Ngay trước chuyến thăm lần thứ ba tới nước CHXHCN Việt Nam, tôi muốn sử dụng cơ hội có thể trực tiếp giao tiếp với công luận Việt Nam để chia sẻ một số ý kiến về sự phát triển mối quan hệ giữa hai nước chúng ta trong tương lai.

Tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam đã vững vàng vượt qua thử thách nảy sinh từ nhiều sự kiện trong thế kỷ 20 cũng như những biến đổi lớn trên thế giới và ở hai đất nước chúng ta. Song có một điều còn mãi không bao giờ thay đổi - đó là sự tôn trọng lẫn nhau, là quan hệ truyền thống tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau, biết trân trọng sự giúp đỡ vô tư không hề vụ lợi của các đối tác thủy chung. Về điều này tôi muốn dẫn ra đây câu tục ngữ Việt Nam từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc tới: "Uống nước nhớ nguồn". Tôi coi những lời này là sự ủy thác tinh thần cho các thế hệ công dân hôm nay và mai sau của hai đất nước chúng ta nhất định phải ghi nhớ về những trang sử chung, về những gì gắn bó chúng ta. Ðó chính là sự bảo đảm tính kế thừa và sự bền vững cho mối quan hệ hướng đến tương lai.

Chúng tôi thực lòng vui mừng trước những thành tựu to lớn mà CHXHCN Việt Nam đã đạt được trên con đường tiến hành công cuộc đổi mới quan trọng về kinh tế và xã hội. Nước Nga chúng tôi cũng đang thực hiện những nhiệm vụ quốc gia quy mô lớn. Chúng tôi coi việc tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập ở quy mô toàn cầu cũng như cấp độ khu vực, là nguồn lực phát triển hùng hậu. Chúng tôi coi trọng sự hợp tác với các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực mà Việt Nam đang nổi lên là một trong những trung tâm dẫn đầu về tăng trưởng. Hai nước chúng ta được kết nối bởi những quan điểm phần nhiều tương đồng về những vấn đề thuộc chương trình nghị sự thế giới. Chúng ta đang cùng tìm kiếm phương thức đối phó những nguy cơ và thách thức mới. Chúng ta bảo vệ tinh thần thượng tôn pháp luật trong công việc quốc tế, bảo vệ tính chất duy nhất không gì thay thế của những công cụ chính trị - ngoại giao trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền của bất kỳ quốc gia nào được tự mình lựa chọn con đường phát triển.

Tất cả những điều đó đang bảo đảm cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt Nam phát triển lên tầm cao mới. Trong năm vừa qua, kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương đã tăng 20% và đạt 3,66 tỷ USD. Kế hoạch chung là đưa con số này đạt 7 tỷ USD vào năm 2015. Và tiếp đó, tới năm 2020 - sẽ là 10 tỷ USD. Việc ký kết hiệp định Khu vực thương mại tự do (FTA) giữa các quốc gia thành viên Liên minh hải quan và Việt Nam có thể sẽ trực tiếp thúc đẩy việc giải quyết nhiệm vụ này, điều đó phù hợp với lô-gíc liên kết kinh tế chính trị ở khu vực Âu - Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Quá trình đàm phán về việc thành lập khu vực thương mại tự do đang diễn ra, và chúng tôi tin tưởng sẽ hoàn tất thành công quá trình đó.

Vai trò then chốt trong sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Nga và Việt Nam về công nghiệp và đầu tư từ trước đến nay vẫn thuộc về lĩnh vực năng lượng và dầu khí. Ở đây, ngọn cờ đầu Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã tích lũy được kinh nghiệm độc đáo về công nghệ trong hoạt động khai thác ở khu vực thềm lục địa. Khối lượng khai thác của Liên doanh những năm qua đã đạt 206 triệu tấn dầu, tổng lợi nhuận đạt hàng chục tỷ USD. Gazprom và Rosneft đang gia tăng sự hiện diện của mình ở Việt Nam. Những dự án hai tập đoàn này đang triển khai liên quan khai thác dầu khí, hiện đại hóa những cơ sở lọc, hóa dầu, cung cấp khí đốt hóa lỏng từ vùng Viễn Ðông của Nga sang Việt Nam. Tôi đặc biệt nhấn mạnh rằng, sự hợp tác trong lĩnh vực dầu khí mang tính chất tương hỗ, có đi có lại. Hiện Công ty liên doanh Rusvietpetro đang hoạt động tốt tại khu tự trị Y-a-ma-lô Ne-nét-xki của LB Nga. Hoạt động của một xí nghiệp liên doanh khác là Gazpromviet cũng có nhiều hứa hẹn, công ty này đã triển khai việc khai thác dầu mỏ và khí đốt ở tỉnh Ô-ren-buốc và những địa phương khác của Nga. Sự hợp tác của chúng ta trong lĩnh vực năng lượng không chỉ hạn chế ở khai thác dầu khí. Nga đang giúp đỡ xây dựng một ngành công nghiệp hoàn toàn mới mẻ đối với CHXHCN Việt Nam - đó là ngành công nghiệp năng lượng nguyên tử. Tập đoàn Rosatom sẽ xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận. Theo tiến độ, hai tổ máy năng lượng của nhà máy này dự kiến sẽ được khởi động lần lượt vào năm 2023 và 2024. Hai bên cũng đang thảo luận kế hoạch hợp tác xây dựng Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân.

Còn có một lĩnh vực tiềm năng nữa là hợp tác khai thác vũ trụ vì mục đích hòa bình và sử dụng hệ thống vệ tinh GLONASS của Nga, hợp tác trong việc phát triển giao thông vận tải đường sắt và hàng không, chế tạo máy, công nghiệp khai khoáng, tài chính ngân hàng, y tế. Tất cả những sáng kiến và kế hoạch này đều nhằm mục đích mở rộng hợp tác về công nghiệp, công nghệ và đầu tư. Lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự cũng có những kết quả mới về chất. Hiện nay, Việt Nam đang triển khai tổ chức sản xuất theo giấy phép đăng ký những mẫu mã trang thiết bị kỹ thuật quân sự tiên tiến với sự tham gia của các công ty Nga.

Chúng ta luôn luôn tự hào về truyền thống hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, khoa học và giáo dục. Trên phương diện này, tiêu biểu là trong năm nay, Việt Nam là nước được cấp số học bổng lớn nhất (không kể các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập - SNG) về đào tạo cán bộ tại các trường đại học của Nga. Hiện nay, có gần 5.000 công dân Việt Nam đang theo học ở Nga, trong số đó gần 2.000 sinh viên đi học theo kênh Nhà nước. Ngoài ra, không thể không nói đến hoạt động hợp tác của các nhà khoa học hai nước chúng ta, trong đó có hoạt động nhiều năm nay của Trung tâm công nghệ và nghiên cứu khoa học nhiệt đới Việt - Nga. Kết quả những công trình nghiên cứu khảo sát trong lĩnh vực khoa học cơ bản và ứng dụng của Trung tâm được các chuyên gia trên toàn thế giới đánh giá cao.

Chuyến thăm của tôi đúng vào thời điểm "Những ngày văn hóa Nga" đang diễn ra ở Việt Nam. Tôi rất phấn khởi khi thấy các bạn Việt Nam có sự quan tâm chân thành tới nền nghệ thuật của đất nước chúng tôi. Về phần mình, người dân Nga cũng mong đợi được đón những vị khách hoạt động trong lĩnh vực văn hóa của Việt Nam sang thăm. Tôi tin tưởng "Những ngày Hà Nội ở Mát-xcơ-va" sắp được khai mạc vào cuối tháng 11 năm nay sẽ thành công rực rỡ. Những hoạt động trao đổi văn hóa như vậy rất cần thiết và cần tiếp tục tiến hành. Mong muốn của người dân Nga được tìm hiểu trực tiếp lịch sử và nền văn hóa đa dạng, phong phú của dân tộc Việt Nam đã được chứng tỏ thông qua số lượng du khách Nga tới Việt Nam. Năm vừa qua con số này đã tăng gấp đôi, trong chín tháng đầu năm nay còn tăng thêm 66% nữa khi vượt mốc 200 nghìn người. Căn cứ vào tình hình cơ sở hạ tầng du lịch Việt Nam đang được hoàn thiện rất tốt, tôi tin tưởng rằng, xu thế này sau đó vẫn sẽ được giữ vững.

Nói chung, khó có thể tìm được hướng hoạt động nào mà Nga và Việt Nam không phát triển sự hợp tác hiệu quả. Tôi tin tưởng những cuộc hội đàm cấp cao nhất sắp diễn ra tại Hà Nội sẽ có kết quả tốt đẹp như truyền thống từ trước tới nay, tạo ra động lực mới mạnh mẽ cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai Nhà nước và hai dân tộc chúng ta.


*
Xem thêm:




-----
 Фото: РИА Новости

Россия – Вьетнам: вместе к новым рубежам сотрудничества


Nguồn: er.ru


В преддверии официального визита Президента России в Социалистическую Республику Вьетнам в ведущих печатных изданиях Вьетнама опубликована статья Владимира Путина «Россия – Вьетнам: вместе к новым рубежам сотрудничества». 

Накануне своего уже третьего визита в Социалистическую Республику Вьетнам хотел бы воспользоваться возможностью напрямую обратиться к общественности СРВ и поделиться некоторыми соображениями о дальнейшем развитии двусторонних отношений.

Российско-вьетнамская дружба выдержала испытания многими драматическими событиями ХХ века, грандиозными переменами в мире и в наших государствах. Но неизменным оставалось главное – уважительное отношение друг к другу, традиции доверия и взаимопомощи. Умение ценить бескорыстную помощь партнёров, которые никогда не предадут.

В этой связи хочу привести известные слова Президента Хо Ши Мина: «Когда пьёшь воду, помни об источнике». Считаю их духовным наказом нынешнему и будущим поколениям граждан наших стран. Нужно обязательно помнить о совместной истории, о том, что нас объединяет. В этом – залог преемственности и устойчивости нацеленных в будущее отношений.

Искренне рады большим достижениям СРВ на пути важных экономических и социальных преобразований. Россия также решает масштабные национальные задачи. Мощный ресурс развития видим в активном участии в интеграционных процессах – как на глобальном, так и на региональном уровнях. Особое значение придаём сотрудничеству с государствами Азиатско-Тихоокеанского региона, где Вьетнам выступает одним из ведущих центров роста.

Наши страны объединяют во многом сходные позиции по вопросам мировой повестки дня. Вместе мы ищем ответы на новые вызовы и угрозы. Отстаиваем верховенство права в международных делах, безальтернативность политико-дипломатических инструментов решения споров, право любого государства самостоятельно выбирать путь развития.

Всё это предопределяет высокую динамику российско-вьетнамского стратегического партнёрства, которое мы с полным основанием называем всеобъемлющим. В прошлом году двусторонний товарооборот увеличился на 20 процентов и составил 3,66 миллиарда долларов. В совместных планах – уже к 2015 году выйти на отметку в 7 миллиардов долларов. А затем, к 2020 году, – в 10 миллиардов долларов.

Решению этой задачи прямо способствовало бы заключение соглашения о зоне свободной торговли (ЗСТ) между государствами – членами Таможенного союза и Вьетнамом, что отвечает логике политико-экономической интеграции в Евразии и в Азиатско-Тихоокеанском регионе. Переговоры о создании ЗСТ уже ведутся, и мы рассчитываем их успешно завершить.

Ключевую роль в развитии российско-вьетнамской промышленной и инвестиционной кооперации традиционно играет энергетика, нефтегазовая сфера. Так, наш флагман – совместное предприятие «Вьетсовпетро», накопило уникальный технологический опыт работы на континентальном шельфе. Объём добычи компании за прошедшие годы составил 206 миллионов тонн нефти, а её совокупная прибыль исчисляется десятками миллиардов долларов.

Наращивают своё присутствие в СРВ «Роснефть» и «Газпром». Проекты, которые они реализуют, связаны с разработкой углеводородов, модернизацией нефтеперерабатывающих мощностей, поставкой во Вьетнам сжиженного природного газа с российского Дальнего Востока.

Особо отмечу, что сотрудничество в нефтегазовой сфере носит взаимный, встречный характер. В Ямало-Ненецком автономном округе Российской Федерации успешно функционирует совместное предприятие «Русвьетпетро». Большие ожидания связываем с деятельностью другого СП – «Газпромвьет», которое приступило к освоению месторождений нефти и газа в Оренбургской области и других российских регионах.

Наше взаимодействие в энергетике не ограничивается только добычей углеводородов. Россия помогает в создании совершенно новой для СРВ отрасли – атомной промышленности. «Росатом» будет строить первую вьетнамскую АЭС в провинции Ниньтхуан. Пуск двух её энергоблоков должен состояться, соответственно, в 2023 и 2024 годах. Обсуждаются планы совместного сооружения центра ядерной науки и технологий.

Весьма перспективным представляется сотрудничество в области мирного освоения космоса и использования российской спутниковой системы ГЛОНАСС, в развитии авиационного и железнодорожного транспорта, машиностроения, горнорудной промышленности, банковского дела, здравоохранения. Все эти планы и инициативы призваны расширить инвестиционное, технологическое, индустриальное взаимодействие.

Качественно новые параметры приобретает кооперация в военно-технической сфере. Речь идёт не только об экспортных поставках – во Вьетнаме при участии российских компаний налаживается лицензионное производство передовых образцов военной техники.

Мы всегда по праву гордились традициями сотрудничества в гуманитарной области – в образовании, науке и культуре. В этом плане показательно, что именно Вьетнаму (не считая страны СНГ) в текущем году выделена самая крупная квота для подготовки кадров в российских учебных заведениях. Всего же в настоящее время у нас обучается около пяти тысяч граждан СРВ, из них около двух тысяч – по государственной линии.

Не могу не отметить и совместную работу наших учёных. В том числе – многолетнюю деятельность Российско-Вьетнамского Тропического научно-исследовательского и технологического центра. Результаты его прикладных и фундаментальных изысканий высоко оцениваются специалистами во всём мире.

Мой визит совпадает по времени с проходящими в СРВ Днями российской культуры. Радует, что вьетнамские друзья испытывают неподдельный интерес к нашему искусству. В свою очередь, граждане России также ждут вьетнамских деятелей культуры у себя в гостях. Уверен, большой успех ожидают Дни Ханоя в Москве, которые откроются в конце ноября этого года. Такие обмены уже доказали свою востребованность. Намерены продолжать практику их проведения.

О желании ближе познакомиться с богатейшей историей, культурой вьетнамского народа свидетельствует и число россиян, посещающих СРВ. В прошлом году оно увеличилось вдвое, а за 9 месяцев этого года выросло ещё на 66 процентов, превысив отметку в 200 тысяч человек. Полагаю, что эта тенденция сохранится и впредь, учитывая то, насколько успешно совершенствуется туристическая инфраструктура в СРВ.

В целом трудно назвать направления, на которых Россия и Вьетнам не развивали бы плодотворное взаимодействие. Рассчитываю, что предстоящие в Ханое переговоры на высшем уровне будут, как всегда, конструктивными, придадут новый мощный импульс стратегическому партнёрству между нашими государствами и народами.

------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter