Lê Trí
Kichbu theo infonet.vn
Để thể
hiện một hình ảnh “gần dân” hơn nữa của các nhà lãnh đạo quốc gia, mới đây
trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã quyết định cho công bố danh sách những
cuốn sách mà những người đứng đầu bộ máy chính quyền nước này quan tâm nhất và
tìm đọc nhiều nhất.
“Thế giới phẳng” của Thomas Friendman là
cuốn sách duy nhất có tác giả là người nước ngoài lọt vào top 10 cuốn sách được
giới lãnh đạo Trung Quốc ưa thích.
Nhìn vào bản danh
sách những cuốn sách “phổ biến nhất”, người ta có thể phát hiện ra một số điểm
thú vị. Trước hết, đó là thói quen đọc các cuốn sách về thành tựu trong quá khứ
của Trung Quốc và các đảng Cộng sản khác trên thế giới. Đặc biệt, cuốn sách mà
cả Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường và nhiều nhà lãnh đạo Đảng,
chính phủ Trung Quốc khác đều đọc rất kỹ và được coi là cuốn sách “đối đầu
giường” có tên: Sự trỗi dậy và diệt vong của một siêu cường. Đây là cuốn sách
trình bày khá chi tiết về lịch sử phát triển, thời kỳ thịnh vượng kèm theo
những nguyên nhân, quá trình sụp đổ của Liên bang Xô viết.
Đối chiếu với
những sự bất ổn của xã hội và kinh tế Trung Quốc trong thời gian qua, và sự
quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với cuốn sách này, có thể
thấy Trung Quốc đặc biệt cảnh giác trước nguy cơ suy thoái, mất ổn định hay cải
cách “chệch hướng” dẫn đến sự sụp đổ như Liên Xô trước kia.
Cũng được cho là
nằm trong mối quan tâm này, và là một trong 2 cuốn sách không liên quan đến các
chủ đề kinh tế, chính trị, lịch sử được các lãnh đạo Trung Quốc tìm đọc nhiều
nhất là cuốn “Thế giới phẳng” của nhà báo Thomas Friendman – tác giả nổi tiếng
với những bài viết và cuốn sách về đề tài toàn cầu hóa của tờ The New York
Times. Đây cũng chính là cuốn sách duy nhất có tác giả là người nước ngoài lọt
vào top 10 cuốn sách được giới lãnh đạo Trung Quốc ưa thích.
Cuốn "Sự trỗi dậy và diệt vong của
một siêu cường" được giới lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt quan tâm.
Có thể thấy, mặc
dù Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nhưng giới lãnh đạo
nước này vẫn đặc biệt quan tâm đến các tác động của quá trình toàn cầu hóa vào
sự phát triển của kinh tế Trung Quốc. Cũng theo tác giả của bản báo cáo, Thủ
tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường còn đặc biệt quan tâm đến cuốn sách viết về quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tiêu đề “Cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 3” do nhà kinh tế học người Mỹ Jeremy Rifkin viết. Tài liệu được công
bố còn cho biết, ông Lý quan tâm đến cuốn sách này đến nỗi quyết không đọc bản dịch
tiếng Trung mà yêu cầu các trợ lý phải tìm cho ông cuốn sách bằng tiếng Anh
nguyên gốc để ông đọc và nghiên cứu.
Tuy nhiên, “Thế
giới phẳng” và “Sự trỗi dậy và diệt vong của một siêu cường” chỉ là những cuốn
đứng ở vị trí thứ 4 và thứ 5 trong số 10 cuốn sách được những người đứng đầu
chính phru Trung Quốc đọc nhiều nhất. Đứng đầu danh sách là cuốn “Nỗi đau và
vinh quang” của tác giả Kim Nhất Nam, Thiếu tướng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu
chiến lược Đại học Quốc phòng Trung Quốc biên soạn, viết về lịch sử đấu tranh
và nắm chính quyền của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đứng thứ 2 là cuốn “Lịch sử 30
năm” của tác giả Wu Xiaobo, viết về các chương trình cải cách kinh tế do cố Chủ
tịch Đặng Tiểu Bình khởi xướng và thứ ba là cuốn sách lịch sử có tên “Tăng Quốc
Phiên” của tác giả Tang Haoming, nói về cuộc đời của một viên quan nổi tiếng
triều Mãn Thanh...
Kể từ sau Đại hội Đảng cộng sản lần thứ
18 đến nay, giới lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ ra đặc biệt quan tâm đến vấn đề cải
cách đất nước trong tình hình mới.
Văn hóa đọc được
xem là một phần rất quan trọng trong lịch sử ĐCS Trung Quốc. Trong những năm
đầu cầm quyền, Mao Trạch Đông từng cho công bố một danh sách những tác phẩm hữu
ích với người cách mạng. Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo được cho là đã đọc cuốn “Sự suy
ngẫm” viết vế đề chế La Mã thời Marcus Aurelius tới hơn 100 lần và cũng nhờ sự
gợi ý của ông này mà cuốn sách sau đó đã trở thành hiện tượng bán chạy nhất
(best-seller) ở Trung Quốc.
Các cuốn sách còn
lại trong danh sách này còn có "Cuộc đời đọc sách của Mao Trạch
Đông", "Những bình luận về kinh tế Trung Quốc", "Lịch sử đảng
Cộng sản Trung Quốc 1949 - 1978" tập 2, "Cú sốc Trung Quốc: Sự trỗi dậy
của một đất nước văn minh", "Lối mòn của lịch sử: Tại sao đảng Cộng sản
Trung Quốc có thể thành công".
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét